Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Tìm hiểu chi tiết thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Tìm hiểu chi tiết thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh bao gồm những gì? Đây là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Để có thông tin chi tiết, mời bạn xem thêm bài viết dưới đây mà Luật Thiên Mã chia sẻ.

Tại sao các doanh nghiệp cần đăng ký thành lập chi nhánh?

Nắm rõ thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh là cần thiết đối với các doanh nghiệp có nhu cầu mở thêm chi nhánh. Về cơ bản thì nó là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp đó.

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh có phức tạp không?

Dù được phép hoạt động kinh doanh nhưng hình thức chi nhánh không có tư cách pháp nhân độc lập bởi nó chỉ là đơn vị trực thuộc công ty. Việc thành lập chi nhánh đem lại một số ưu điểm nhất định. Thứ nhất, chi nhánh hoạt động kinh doanh tương tự như công ty mẹ, thực hiện các hợp đồng kinh tế thay công ty mẹ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng được quyền đăng ký con dấu riêng, kê khai nộp thuế, hoạt động độc lập. Điều này giúp cho khách hàng có thể giao dịch thuận tiện, tiết kiệm thời gian hơn.

Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh cũng có một số điểm hạn chế. Đó chính là phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập.

Hồ sơ thành lập chi nhánh gồm có những giấy tờ gì?

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh cần trải qua trình tự nhất định. Trong đó, chuẩn bị hồ sơ chính là bước đầu tiên. Để thành lập chi nhánh thì các công ty cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

– Thông báo lập chi nhánh của công ty

– Quyết định của HĐQT hoặc Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh (tùy theo từng loại hình doanh nghiệp)

– Biên bản cuộc họp của doanh nghiệp về việc thành lập chi nhánh

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của chi nhánh

– CMND hoặc hộ chiếu của người được bổ nhiệm đứng đầu chi nhánh

– Đối với ngành nghề kinh doanh cần có chứng chỉ thì trong hồ sơ cần chuẩn bị thêm chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh.

– Điều lệ công ty

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Chuẩn bị kỹ hồ sơ để hoàn thiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Trình tự và các thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Theo thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh , để đăng ký thì bạn cần tới Sở KH&ĐT hoặc có thể đăng ký trực tuyến qua cổng thông tin đăng ký quốc gia. Theo đó, trình tự đăng ký gồm những bước sau:

– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

– Tới phòng đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT nộp hồ sơ đăng ký

– Nơi nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận sẽ là bộ phận một cửa

– Phòng đăng ký kinh doanh (ĐKKD) kiểm tra hồ sơ xem đã hợp lệ hay chưa. Nếu cần bổ sung thì doanh nghiệp sẽ được nhận thông báo, sau đó điều chỉnh nội dung như hướng dẫn và nộp lại. Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng ĐKKD sẽ giải quyết hồ sơ, nhập thông tin vào hệ thống để yêu cầu mã số. Sau đó sẽ Phòng sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh.

– Trả kết quả: Nếu bạn nộp hồ sơ bản giấy tại bộ phận một cửa thì sẽ tới nhận giấy theo lịch hẹn. Trường hợp nộp trực tuyến mà không dùng chữ kỹ số công cộng thì bạn cần mang hồ sơ đăng ký, giấy biên nhận tới phòng ĐKKD theo thời gian hẹn để nhận giấy chứng nhận.

Một số điều lưu khí khi đăng ký thành lập chi nhánh

Khi làm thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, nếu doanh nghiệp lập chi nhánh trên địa bàn khác với nơi mà công ty mẹ đặt trụ sở chính thì trong vòng 7 ngày (kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký HĐKD, doanh nghiệp cần thông báo cho Phòng ĐKKD cấp tỉnh bằng văn bản nơi đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ.

Nếu thành lập chi nhánh ở nước ngoài thì doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục theo quy định của nước sở tại.

Các khoản thuế bắt buộc chi nhánh công ty cần phải nộp

Sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, nhận được giấy chứng nhận, các chi nhánh sẽ đi vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động, có một số loại thuế mà chi nhánh cần phải nộp. Cụ thể như sau:

Chi nhánh công ty cần nộp một số loại thuế

Thuế môn bài

– Với chi nhánh hạch toán độc lập: Tới cơ quan quản lý chi nhánh để kê khai và nộp thuế.

– Với chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Tới cơ quan thuế của trụ sở chính. Nếu chi nhánh và cơ quan mẹ ở khác tỉnh thì nộp tại chi nhánh.

Thuế VAT

– Kê khai và nộp tại chi nhánh nếu đáp ứng được các điều kiện như: Hạch toán độc lập, chi nhánh nằm ở địa phương khác với trụ sở chính.

– Kê khai và nộp tại trụ sở chính khi là chi nhánh hạch toán phụ thuộc, không cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc không phát sinh doanh thu.

– Với chi nhánh có con dấu, kê khai thuế VAT đầu vào/ra, bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp hoặc muốn nộp thuế riêng thì cần đăng ký nộp thuế, dùng hóa đơn riêng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai, nộp thuế tại nơi trực thuộc cho cơ quan quản lý trục thuế trực tiếp.

– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Trụ sở chính sẽ là người phải nộp.

Trên đây là thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh mà Luật Thiên Mã chia sẻ với bạn đọc. Để được tư vấn chi tiết, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline 0977 523 155 / 0967 142 988.

The post Tìm hiểu chi tiết thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/37S3j4d

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét