Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Hướng dẫn giải thể công ty

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu công ty thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại Điều 201 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty sẽ phải tiến hành giải thể công ty. Giải thể công ty là một thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian trong các thủ tục pháp lý của công ty từ thành lập cho đến khi chấm dứt sự tồn tại của công ty. Bài viết sau của Luật Thiên Mã sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về thủ tục giải thể công ty!

Điều kiện giải thể công ty?

Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về điều kiện giải thể công ty như sau:

– Một là công ty bảo đảm sẽ tiến hành thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản của công ty mình

– Hai là  công ty không tham gia vào quá trình tranh chấp hoặc đang có tranh chấp tại cơ quan trọng tài thương mại cũng như tòa án nhân dân.

Thủ tục tiến hành để giải thể công ty?

Bước 1: Công ty tiến hành thủ tục xác nhận hoàn thuế với Tổng Cục hải quan

Công ty phải tiến hành thủ tục xin xác nhận hoàn thuế (không nợ thuế) với Tổng Cục hải quan trong trường hợp công ty có tiến hành hoạt đọng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT –BTC. Hồ sơ tiến hành xin xác nhận không nợ thuế bao gồm:

– Công văn xin xác nhận không nợ thuế

– Quyết định về giải thể công ty phù hợp với từng loại hình công ty

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);

Bước 2: Công ty tiến hành thủ tục xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế

Khi tiến hành thủ tục giải thể công ty phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế theo quy định của Thông tư 95/2016/TT – BTC. Hồ sơ bao gồm:

– Văn bản đề nghị chấm dứt mã số thuế của công ty theo mẫu pháp luật quy định

– Biên bản họp của công ty về việc giải thể công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên; công ty cổ phần; công ty hợp danh)

– Quyết định giải thể của công ty phù hợp với từng loại hình công ty (doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH một thành viên là quyết định của chủ sở hữu; còn công ty TNHH hai thành viên là quyết định của Hội đồng thành viên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần)

– Đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định của Bộ Tài chính;

– Văn bản xác nhận không nợ thuế của Tổng Cục hải quan

Bước 3: Tiến hành thủ tục giải thể công ty tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ giải thể là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 204 Luật doanh nghiệp như sau:

– Thông báo giải thể công ty phù hợp với từng loại công ty theo quy định tại Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Báo cáo về việc tiến hành thanh lý tài sản của công ty và phương án thực hiện;

– Danh sách chủ nợ của công ty và số nợ công ty đã tiến hành thanh toán (gồm có nợ thanh toán hết và chưa thanh toán hết)

– Danh sách người lao động của công ty và phương án giải quyết quyền lợi;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty tiến hành giải thể;

– Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (trong trường hợp công ty được Bộ Công An cấp mẫu dấu)

Đối với các thành phần hồ sơ trên: chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên; thành viên của Hội đồng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên; thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cũng như Giám đốc, Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và chính xác của hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Trong trường hợp hồ sơ bị giả mạo thì những người trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp cũng như quyền lợi của người lao động chư được công ty giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật trong thời hạn 05 năm.

Những hoạt động bị cấm khi có quyết định giải thể công ty?

Theo quy định tại Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì kể từ khi có quyết định giải thể công ty thì công ty không được thực hiện các hoạt động sau:

– Cất giấu hoặc tiến hành tẩu tán tài sản công ty;

– Từ bỏ hoặc giảm quyền đòi nợ hoặc tiến hành chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có tài sản bảo đảm;

– Tiến hành ký kết hợp đồng mới với các bên khác hoặc huy động vốn

– Tiến hành cấm cố, tặng cho, thế chấp hoặc cho thuê tài sản công ty hoặc chấm dứt việc thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực

Các vấn đề cần lưu ý khi tiến hành giải thể công ty?

Khi tiến hành giải thể công ty cần lưu ý các vấn đề sau:

– Nếu công ty tiến hành giải thể có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì cần tiến hành thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

– Khi công ty thông qua quyết định giải thể thì trong thời hạn 07 ngày công ty phải thông áo đến Phòng Đăng ký kinh doanh;

– Nếu công ty sử dụng dấu do cơ quan công an cấp thì công ty tiến hành trả con giấy cũng như Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu để cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận thu hồi dấu khi thực hiện thủ tục giải thể

Trên đây là những hướng dẫn và lưu ý của Luật Thiên Mã về các bước tiến hành giải thể công ty trên thực tế.

The post Hướng dẫn giải thể công ty appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/388of6V

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét