Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói

Thực phẩm là vấn đề đang được quan tâm lớn nhất hiện nay, những sản phẩm thực phẩm ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy khi muốn sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện gì trước khi đem ra thị trường tiêu thụ? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói và khi công bố thì chi phí công bố thực phẩm hết bao nhiêu?

Dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói

Công bố thực phẩm là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với mỗi tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần thực hiện trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Khi sử dụng công bố thực phẩm của chúng tôi quý khách sẽ được sử dụng các dịch vụ sau:

– Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến công bố chất lượng thực phẩm;

– Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, sau đó mang đi kiểm nghiệm cho khách hàng;

– Soạn thảo hồ sơ công bố hoàn chỉnh;

– Đại diện nộp hồ sơ cho khách hàng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

– Lấy kết quả công bố thực phẩm và giao cho khách hàng.

– Ngoài ra, trong quá trình hoạt động gặp vướng mắc về mặt pháp lý chúng tôi cam kết sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách.

Quy định pháp luật khi công bố thực phẩm sản xuất trong nước

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, chất phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm hay dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm:

+ Bản tự công bố sản phẩm theo quy định Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm công bố trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

(có nhiều khách hàng gọi điện đến Luật Thiên Mã và đặt ra câu hỏi kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu? Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này cho các bạn cùng câu hỏi như sau: theo quy định tại khoản 1 – Điều 46 Luật an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân kiểm nghiệm thực phẩm tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm)

+ Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (bản sao) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản sao đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có những công dụng, chức năng mới và phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được cho phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do quy định của Bộ Y tế .

Hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước bao gồm:

+ Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 – Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Đối với trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, còn đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 thì phải có Giấy GMP (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt).

Chi phí công bố thực phẩm trọn gói

Chi phí công bố thực phẩm và lệ phí công bố thực phẩm là vấn đề mà các cá nhân, tổ chức khi thực hiện công bố sản phẩm đang rất quan tâm. Sản phẩm vừa được đưa ra thị trường sớm nhất và tiết kiệm được chi phí ban đầu chắc chắn là sự mong muốn của tất cả doanh nghiệp.

Sản phẩm này được mang đi kiểm nghiệm tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm.

  • Chi phí lấy mẫu, chi phí kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.
  • Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và chi phí kiểm nghiệm.

Về mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp, chỉ cần sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện thì kết quả sẽ được công nhận. Đối với mỗi sản phẩm mang đi kiểm nghiệm thì sẽ có một mức giá khác nhau. Nếu Quý khách đang quan tâm bảng giá xét nghiệm thực phẩm có thể liên hệ Luật Thiên Mã để được cung cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói mà Luật Thiên Mã muốn cung cấp cho bạn đọc. Khi doanh nghiệp thực hiện công bố cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về công bố thực phẩm. Nhìn chung khi mới bắt đầu thực hiện, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều vướng mắc về thủ tục và hồ sơ khi làm việc với cơ quan nhà nước. Vậy để tiết kiệm tối đa về thời gian và chi phí, quý khách hãy sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói của chúng tôi đảm bảo nhanh và chính xác nhất.

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)

The post Dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2vPLGDN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét