Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Thủ tục giải thể chi nhánh

Hướng dẫn và tư vấn trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH MTV và công ty cổ phần đầy đủ nhất. Hỗ trợ đóng mã số thuế chi nhánh, giải thể doanh nghiệp từ A-Z với chi phí rẻ nhất.

Vấn đề pháp lý khi giải thể chi nhánh công ty tnhh, công ty cổ Phần

thủ tục thủ tục giải thể chi nhánh

Sau một thời gian tiến hành hoạt động kinh doanh, vì những lý do khách quan và chủ quan, chi nhánh công ty của bạn hoạt động không hiệu quả, bạn muốn giải thể để giảm bớt các chi phí.

Bạn muốn giải thể chi nhánh công ty? Tuy nhiên, thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH (MTV, 2 thành viên) vô cùng phức tạp, phải làm việc với rất nhiều cơ quan. Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Thủ tục như thế nào? Bạn lo ngại với đống hóa đơn chứng từ khi quyết toán thuế?…..

Luật Thiên Mã hiểu rõ những vấn đề của bạn, do đó chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn dịch vụ giải thể chi nhánh công ty nhanh chóng, chất lượng và uy tín nhất.

Muốn biết thêm Trình tự, thủ thục, hồ sơ giải thể công ty/ doanh nghiệp đầy đủ nhất 2020 thì VÀO ĐÂY

Thủ tục giải thể chi nhánh công ty tnhh 1 thành viên

Theo Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về trình tự thủ tục giải thể chi nhánh công ty, theo đó các bước thực hiện đóng cửa chi nhánh như sau:

Quy trình thực hiện giải thể chi nhánh

Người đại diện theo pháp luật trực tiếp tiến hành các thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên (MTV) hoặc ủy quyền cho Luật Thiên Mã trực tiếp làm việc với các cơ quan liên quan. Dưới đây là các thủ tục giải thể công ty TNHH MTV:

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Tổng Cục Hải Quan

Bạn cần nộp hồ sơ giải thể đến Tổng cục hải quan xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu. Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc tùy tình trạng thuế xuất nhập khẩu của công ty.

Bước 2: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế

Bạn cần làm thủ tục giải thể chi nhánh công ty với quan thuế. Sau khi nhận được hồ sơ giải thể chi nhánh, tùy thuộc vào tình trạng hóa đơn, chứng từ, doanh thu doanh nghiệp.

Cơ quan thuế sẽ lập đoàn quyết toán thuế xuống trụ sở kiểm tra hoặc liên hệ với người đứng đầu chi nhánh mang hóa đơn chứng từ lên trực tiếp làm việc với cơ quan thuế. Việc quyết toán thuế là bước khó khăn nhất trong thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên (MTV).

Nếu không nộp đủ tờ khai và thuế bạn sẽ bị phạt thuế rất lớn, và phải nộp phạt mới có thể giải thể công ty. Trường hợp chi nhánh không phát sinh hoạt động doanh thu thì thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên (MTV) sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Bước 3: Nộp hồ sơ hủy dấu chi nhánh cho bên công an

Sau khi đã quyết toán thuế, nếu chi nhánh đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an, thì cần nộp công ty cần nộp hồ sơ hủy dấu tại cơ quan công an (phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội). Thời hạn giải quyết ngày làm việc.

Bước 4: Làm thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh

Sau khi hoàn thành các bước trên cần nộp hồ sơ giải thể chi nhánh tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc.

Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty TNHH MTV

  1. Hồ sơ gửi Tổng cục Hải Quan: Công văn xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu.
  2. Gửi hồ sơ thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế quản lý: Quyết định của chủ sở hữu về giải thể chi nhánh; Cam kết không nợ thuế; Thông báo giải thể gửi thuế; Văn bản chấm dứt mã số thuế của chi nhánh; cam kết chưa đặt in hóa đơn (nếu chi nhánh chưa đặt in hóa đơn).
  3. Hồ sơ gửi công an: Quyết định của chủ sở hữu về giải thể chi nhánh; Công văn gửi công an;
  4. Hồ sơ gửi thuế: Quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh; Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh; Báo cáo thanh lý tài sản và các khoản nợ; Cam kết không mở tài khoản ngân hàng; Danh sách chủ nợ; Danh sách người lao động, thông báo hủy dấu (trường hợp thông báo dấu trên sở).
thủ tục giải thể chi nhánh nhanh

Thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên & Công ty Cổ Phần

Cũng tương tự như thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên mà chúng tôi trình bày ở trên. Chỉ khác việc giải thể chi nhánh công ty cổ phần cần được thông qua biên bản họp giải thể của Hội đồng thành viên sau đó Hội đồng thành viên cần ra quyết định giải thể chi nhánh. Tiếp đó, chi nhánh tiến hành các thủ tục đóng cửa chi nhánh như công ty TNHH 1 thành viên.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về các bước trình tự thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan tới thủ tục giải thể chi nhánh công ty. Bạn vui lòng liên hệ ngay đến Luật Thiên Mã theo số hotline 0977 523 155 hoặc số máy nội bộ 024 3200 1525 để được tư vấn miễn phí.

Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn để tiến hành các thủ tục với các cơ quan nhà nước để giải thể công ty một cách nhanh nhất và tiết kiệm tối đa chi phí cho bạn.

Hãy để Luật Thiên Mã hoàn thành sứ mệnh của mình: Là người bạn, là đối tác tin cậy sát cánh cùng doanh nghiệp.

Bạn đang xem bài viết “Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc theo quy địnhtại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp

The post Thủ tục giải thể chi nhánh appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2BtKsRM

17 tuổi làm thẻ atm được không? vietcombank? bidv? agribank?

Thẻ atm là một trong những loại thẻ khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người thường đặt ra câu hỏi theo quy định thì 17 tuổi làm thẻ atm được được không? Để giải đáp thắc mắc của các bạn. bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi 17 tuổi có làm được thẻ atm không?

Thẻ atm là thẻ gì?

Để trả lời cho câu hỏi 17 tuổi có làm thẻ atm được không, trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu thẻ atm là loại thẻ như thế nào?

bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động

 ATM là viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine trong tiếng Anh. ATM dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là máy rút tiền tự động

17 tuổi thì có làm được thẻ atm không?

Nếu như trước đây, pháp luật quy định những người trên 18 tuổi mới được làm thẻ atm thì theo luật mới sửa đổi những người trên 15 tuổi, tức là 17 tuổi có thể làm được thẻ atm.

Tại thông tư 28/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng cũng đã nêu rõ như sau:

Đối với chủ thẻ ngân hàng (hay còn gọi là atm) là người chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước (không còn yêu cầu phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật)

Những thủ tục cần chuẩn bị khi làm thẻ atm

Để có thể nhanh chóng trong việc làm thẻ atm, các bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đến ngân hàng. Thông thường, mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện cũng như yêu cầu khác nhau. Nhưng nhìn chung, để làm thẻ atm thì cần một số loại giấy tờ sau:

  • Chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
  • Xác định đúng độ tuổi của mình trước khi làm thẻ. Với những người dưới 15 tuổi nếu muốn làm thẻ atm thì phải có người bảo lãnh.

Trong trường hợp bạn quên một số giấy tờ thì chắc chắn ngân hàng sẽ không có đầy đủ thông tin để mở thẻ cho bạn. Vì vậy cần chuẩn bị thật kỹ càng trước khi đến ngân hàng.

Làm thẻ atm có mất phí hay không

Làm thẻ atm có mất phí

Khi làm thẻ atm nhiều người cũng đặt ra câu hỏi, làm thẻ atm có mất phí hay không? Tùy theo từng ngân hàng sẽ có những mức thu phí khác nhau. Tuy nhiên, khoản phí của việc mở thẻ atm sẽ giao động từ 50.000 đến 150.000 nghìn đồng. 

Đồng thời, khi hoạt động thực hiện các giao dịch trên thẻ, bạn cũng sẽ bị tính phí bởi các giao dịch khác nhau rút tiền, chuyển khoản… 

Với mỗi ngân hàng sẽ có những mức phí khác nhau. Một mẹo nho nhỏ cho bạn là nên lựa chọn những ngân hàng có phí giao dịch thấp, thậm chí, có một số ngân hàng còn không mất phí trong việc rút tiền. 

Làm thẻ atm qua internet

Trong thời buổi công nghệ ngày nay, bạn có thể làm thẻ atm tại nhà bằng cách truy cập trên internet. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng tại một số ngân hàng. Để bảo mật tính thông tin đối với tài khoản của mình, bạn nên đến trực tiếp ngân hàng để mở thẻ. 

 Sau khi đã chuẩn bị xong các thủ tục, bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng muốn đăng ký thẻ atm để mở thẻ. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều ngân hàng cho người tiêu dùng lựa chọn. 

Vì vậy, chúng ta không quá khó để chọn một ngân hàng với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và nhanh chóng thực hiện các giao dịch.

Lựa chọn đúng ngân hàng làm thẻ ATM

Sau khi đã mở thẻ atm thì khoảng 10 ngày sau bạn sẽ nhận được thẻ và có thể kích hoạt tài khoản. Tuy nhiên đối với một số ngân hàng, thời gian mở thẻ là khoảng một tháng. Vì vậy trước khi làm thẻ bạn nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ để lựa chọn ngân hàng phù hợp với nhu cầu của mình.

Những lưu ý khi sử dụng thẻ atm

Để sử dụng thẻ atm một cách hiệu quả, các bạn hãy lưu ý những trường hợp sau:

  • Sau khi nhận được thẻ atm, bạn nên nhanh chóng đổi mã pin để thực hiện các giao dịch. Lưu ý khi sử dụng mã pin, bạn không nên sử dụng mã pin bằng những con số quen thuộc để tránh kẻ gian lợi dụng.
  • Tuyệt đối không nhờ người lạ rút tiền. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể nhờ người quen nhưng để đảm bảo tính thông tin và bảo mật hãy đổi mật khẩu ngay sau đó. 
  • Sử dụng dịch vụ internet banking, để có thể kiểm soát và tiện lợi trong quá trình sử dụng thẻ atm, các bạn nên sử dụng dịch vụ này. Với dịch vụ này, khách hàng có thể kiểm soát tài khoản và các giao dịch. Đồng thời có thể thực hiện các giao dịch trên nền tảng này. Điều này vô cùng thuận lợi.

Bao nhiêu tuổi được làm thẻ atm

Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng dịch vụ internet banking. Tuy nhiên, để bảo mật tài khoản của mình, khi sử dụng các dịch vụ trên internet banking, bạn cũng nên lưu ý không thể người khác thấy được các thao tác của mình. Điều này sẽ tránh kẻ xấu lợi dụng khi bạn sơ hở.

Đối với những chủ tài khoản nhỏ tuổi, ví dụ những người dưới 18 tuổi, để có thể thực hiện các giao dịch một cách hiệu quả thì nên hỏi ý kiến cha mẹ hoặc người thân. Bên cạnh đó, nếu có sự cố trong thực hiện các giao dịch nên báo với những người thân cận để có thể xử ý kịp thời.

Theo luật định thì vậy, 17 tuổi làm thẻ atm được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên với độ tuổi này, khi mở tài khoản nên hỏi ý kiến người thân. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hiệu quả và hữu ích. 

Bạn đang xem bài viết17 tuổi làm thẻ atm được không? vietcombank? bidv? agribank?tại chuyên mụcLuật tài chính

The post 17 tuổi làm thẻ atm được không? vietcombank? bidv? agribank? appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/31w4fuO

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp trọn gói 2020

Như các bạn đã biết, doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Thành lập công ty/ doanh nghiệp là bước đi đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp, nó giúp chúng ta tiến hành việc kinh doanh một cách hợp pháp, đầy đủ tư cách pháp nhân khi làm việc với đối tác. Hiện nay, trên thị trường các bạn dễ dàng tìm thấy các công ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ, siêu rẻ. Tuy nhiên chúng tôi khuyến khích khách hàng nên tìm những công ty có năng lực, trách nhiệm trong lĩnh vực tư vấn và đại diện pháp lí để để việc kinh doanh của bạn không bị gián đoạn.

Điều cần biết trước khi thành lập công ty/ doanh nghiệp

Xác định đúng loại hình doanh nghiệp.

Theo như luật doanh nghiệp 2014 thì có 5 loại hình doanh nghiệp được áp dụng, tuy nhiên loại hình được áp dụng nhiều nhất gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.

các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Khái niệm, đặc điểm, ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty tnhh bao gồm công ty tnhh 1 thành viên vào công ty tnhh 2 thành viên trở lên

Công ty tnhh một thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
  1. Là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hay 1 cá nhân làm chủ
  2. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Loại hình này không được quyền phát hành cổ phần.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Công ty tnhh một thành viên là gì? Đặc điểm? Cơ cấu tổ chức

Công ty tnhh hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì ? Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên
  1. Đây là loại hình doanh nghiệp mà trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân
  2. Số lượng thành viên không vượt quá 50 người.
  3. Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn cam kết góp vào.
  4. Cũng giống như loại hình công ty tnhh một thành viên, công ty tnhh hai thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được quyền phát hành cổ phiếu.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Khái niệm & đặc điểm Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần.

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó.

Công ty cổ phần
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Cổ đông có thể là cá nhân và tổ chức
  • Số lượng thành viên tối thiểu là 3 và không có dưới hạn thành viên
  • Các thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn cam kết góp vào
  • Thành viên có quyền tư do chuyển cổ phần của mình cho người khác
  • Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Doanh nghiệp tư nhân

Là một doanh nghiệp/ công ty thuộc sở hữu của 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp
  • Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào
  • Loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật.

Công ty hợp danh

Đây là loại hình doanh nghiệp mà trong đó:

Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay
  • Có ít nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên của công ty.
  • Thành viên phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đăt tên cho công ty/ doanh nghiệp.

Làm thế nào để đặt được 1 cái tên vừa ấn tượng, vừa dễ nhớ??? Có một số người lại muốn đặt tên công hợp với phong thủy…chung quy lại đây là vấn đề không hề dễ dàng. Chúng tôi có thể gợi ý cho bạn 1 số quy tắc đặt tên công ty như sau:

Đăt tên công ty
Làm sao đặt tên công ty cho doanh nghiệp thật hay và ý nghĩa và nhất là hợp phong thủy
  • Đặt theo tên chủ sở hữu công ty
  • Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số
  • Đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh
  • Đặt tên công ty thể hiện sự quyết tâm
  • Đặt tên công ty để truyền cảm hứng

Xác định rõ địa chỉ, trụ sở công ty

Căn cứ vào điều 43 luật doanh nghiệp 2014 khi chọn hoặc đặt địa chỉ công ty các bạn phải tuân theo các quy tắc sau:

  • Địa chỉ rõ ràng và có đủ giấy tờ liên quan
  • Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể
  • Nên lựa chọn trụ sở chính công ty ổn định lâu dài
  • Không cần thông báo thời gian mở cửa địa chỉ công ty với Sở kế hoạch đầu tư

Vốn điều lệ thành lập công ty

Vốn điều lệ doanh nghiệp là số vốn mà các thành viên, và cổ đông đóng góp hay cam kết góp vào doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Đối với doanh nghiệp vốn điều lệ khẳng định:

Vốn điều lệ
Tại sao góp vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1TV, 2TV, Cổ phần không đủ mà công ty vẫn hoạt động
  • Là mức cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên
  • Là số vốn đầu tư cho doanh nghiệp
  • Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro.

Điều kiện thành lập công ty

Theo như luật doanh nghiệp năm 2014 không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thành lập công ty/ doanh nghiệp. Một ố cá nhân, tổ chức không được phép thành lập công ty, cụ thể:

Điều kiện thành lập công ty
Tìm hiểu kĩ về điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước.
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh

Hồ sơ thành lập công ty

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có bộ hồ sơ riêng, tuy nhiên ở đây chúng tôi sẽ nói đến bộ hồ sơ thành lập công ty chung, hồ sơ bao gồm:

hồ sơ thành lập công ty
Nếu như bạn đang có ý định thành lập công ty, doanh nghiệp trong năm 2020 và đang hoàn toàn bế tắt về hồ sơ, thủ tục
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty
  • Bản dự thảo điều lệ của công ty.
  • Danh sách các thành viên hay cổ đông sáng lập.
  • Văn bản xác nhận vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • Chúng chỉ hành nghề của Giám đốc, Tổng giám đốc hay các thành viên.

Quy trình, thủ tục (các bước) thành lập công ty.

  • Bước 1: soạn thảo hồ sơ (hồ sơ bao gồm các giấy tờ mà chúng tôi đã nêu ở mục trên).
  • Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại phòng đăng ký kinh doanh.
  • Bước 3: nộp giấy ủy quyền đối với những trường hợp ủy quyền đi nộp.
  • Bước 4: nếu bạn quá bận rộn, bạn có thể đăng ký doanh nghiệp của bạn tại Website của sở kế hoạch đầu tư: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
  • Bước 5: bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh sau 5 ngày làm việc.

Đăng ký thành lập công ty ở đâu.

Căn cứ theo nghị định 43/2010/NĐ-CP về việc thành lập doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tới cơ quan như sau:

luật thiên mã
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại luật thiên mã rẻ – nhanh – uy tín
  • Ở tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Ở huyện: Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Dự toán chi phí thành lập công ty

Khi mở công ty hay doanh nghiệp các bạn sẽ dống những khoản chi phí do nhà nước quy định, cụ thể như sau:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mức phí thường là 200.000 đồng
  • Lệ phí khắc con dấu và công khai mẫu dấu thường là 450.000 đồng.
  • Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia là 300.000 đồng (một số công ty dịch vụ sẽ có mức giá thấp hơn)

Hiện nay rất nhiều công ty làm dịch vụ thành lập công ty/ doanh nghiệp trọn gói với mức giá rất rẻ, tuy nhiên bạn nên cẩn trọng và tìm hiểu kỹ, vì đây là tất cả những gì mà bạn khởi nghiệp.

Điều cần biết sau khi thành lập công ty

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục về giấy tờ thì coi như bạn đã hoàn được 3/4 chặng được trong việc tạo dựng doanh nghiệp của bạn. Vậy, việc tiếp theo bạn cần phải làm là gì?

Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Nội dung của bố cáo bao gồm:

  • Nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Bạn có quyền quyết định về số lượng, hình thức và nội dung con dấu mà không cần báo với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, sau khi tiến hành khắc dấu, bạn phải tiến hành thông báo mẫu con dấu vói cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia.

Đăng ký thuế (ở đây là thuế môn bài)

  • Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế, việc này chậm trễ có thể bạn sẽ bị phạt ừ 500. 000 đến 2.000.000 đồng.
  • Sau khi có đăng ký thuế, bạn phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Những câu hỏi gặp phải trong quá trình thành lập công ty.

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Việc muốn thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể còn phụ thuộc vào hình thức và cơ cấu mà bạn muốn kinh doanh. Cả 2 loại hình đều có những ưu, nhược điểm riêng, cụ thể:

Về doanh nghiệp tư nhân:

Ưu điểm:
  1. Giúp hoạt động và quản lý việc kinh doanh đơn giản.
  2. Bạn có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau.
  3. Có thể sử dụng trên 10 lao động.
  4. Bạn ko phải nộp thuế Thu nhập cá nhân cho các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Nhược điểm:
  1. Phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp (thường thì nộp ở mức 25% thu nhập);
  2. Bạn chỉ được phép thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp.
  3. Bạn phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của Doanh nghiệp.

Về hộ kinh doanh cá thể:

Ưu điểm:
  1. Việc quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản.
  2. Không phải thực hiện nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp mà chỉ phải tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân.
  3. Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán.
Nhược điểm:
  1. Bạn chỉ có thể mở 1 cửa hàng duy nhất tại địa chỉ của địa điểm kinh doanh.
  2. Chỉ được phép sử dụng dưới 10 lao động.
  3. Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ.

Thành lập công ty mất bao lâu

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 về trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì thời gian là 3 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thành lập công ty có cần bằng cấp không

Việc thành lập công ty không cần bằng cấp, trừ những nghành nghề kinh doanh có yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

Trên đây là kiến thức từ A – Z trong quá trình thành lập công ty/ doanh nghiệp đúng luật để các bạn tham khảo. Hoặc dành cho những trường hợp hạn chế về kinh phí thì các bạn có thể tự tiến hành xây dựng “đế chế” cho riêng mình được. Chúng tôi không đảm bảo cho các bạn những gói giá dịch vụ rẻ, siêu rẻ nhưng sẽ cung cấp cho các bạn gói dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và sẽ luôn bên bạn suốt chặng đường.

Bạn đang xem bài viết “dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại hà nội & HCMtại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp

The post Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp trọn gói 2020 appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3fuTpd2

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục thông báo. Chúng tôi xin chia sẻ thêm thông tin, liên quan đến thủ tục tiếp tục hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp trong bài viết này.

Quy định về thủ tục hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng kinh doanh

  • Cơ sở pháp lý để doanh nghiệp tiến hành hoạt động trở lại: Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Điều 200), Nghị định 78/2015/NĐ-CP (Điều 57) và Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng.
  • Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh, phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Do đó, doanh nghiệp sau khi hết thời hạn tạm ngừng có thể hoạt động trở lại, nhưng phải làm thủ tục thông báo hoạt động kinh doanh trở lại.

Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh

  • Thông báo về việc tiếp tục hoạt động kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-21 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Quyết định và biên họp của chủ sở hữu/ hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị (bản sao hợp lệ);
  • Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ pháp lý có trị thay thế;
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ và không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;
  • Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu giấy tờ khác của người được ủy quyền.

Trước khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần hoàn thiện đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ, tránh hồ sơ không hợp lệ, phải sửa đổi bổ sung hoặc bị trả về.

Trình tự thực hiện thông báo hoạt động trở lại

Doanh nghiệp gửi Thông báo đến cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đã đăng ký, chậm nhất là 15 ngày trước khi tiếp tục kinh doanh sau khi tạm ngừng kinh doanh.

Người được ủy quyền hoặc người đại diện theo ủy quyền, nộp đầy đủ hồ sơ thông báo hoạt động kinh doanh trở lại trực tiếp hoặc nộp qua mạng điện tử theo quy định.

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết thông báo hoạt động kinh doanh trở lại là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký (cơ quan trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố).

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ chấp thuận hồ sơ trên hệ thống và cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp, trong thời hạn 03 ngày làm việc. Đồng thời cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động sau khi tạm ngừng.

Lưu ý khi doanh nghiệp hoạt động trở lại

  • Sau khi thông báo hoạt hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng kinh doanh thành công, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin thông báo doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh, đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp để phối hợp quản lý nhà nước.
  • Trong thời gian mà doanh nghiệp được tạm ngừng và không phát sinh nghĩa vụ tài chính về thuế, thì không cần thực hiện hồ sơ kê khai thuế. Nếu doanh nghiệp đó, tạm ngừng kinh doanh không trọn năm tài chính hoặc theo năm dương lịch, thì vẫn phải kê khai thuế theo quy định hiện hành.
  • Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh và quay trở lại hoạt động, người nộp thuế phải thực hiện hồ sơ khai thuế như bình thường.
  • Trường hợp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các nghĩa vụ tài chính đầy đủ với những chủ thể liên quan.

Chi phí dịch vụ thông báo hoạt động kinh doanh trở lại

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị pháp luật có cung cấp dịch vụ doanh nghiệp, nhất là các thủ tục về tạm ngừng, hoạt động trở lại. Quý khách hàng có thể tham khảo chất lượng, uy tín hay giá cả tại các đơn vị khác nhau.

Điển hình là Công ty Luật Thiên mã với mức chi phí dịch vụ cạnh tranh, trong đó đã bao gồm các khoản lệ phí nhà nước. Chúng tôi rất hy vọng được hợp tác, đồng hành cùng Quý khách trên con đường pháp lý, để đảm bảo tốt nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch vụ thông báo hoạt động trở lại tại Luật Thiên Mã

Tiếp nhận thông tin của khách hàng và tư vấn sơ bộ về thủ tục đăng ký hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng kinh doanh và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý sau khi thống nhất các nội dung liên quan; Nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, điều chỉnh hồ sơ nếu có; Nhận kết quả và chuyển lại cho khách hàng và những công việc chuyên môn khác.

THÔNG TIN LIÊN HỆ LUẬT THIÊN MÃ

– Địa chỉ hòm thư điện tử: lienhe.luatthienma@gmail.com

– Số điện thoại hotline: 0977.523.155 / 0948.855.355

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng:

+ Tại Hà Nội: Tầng 6 An Phát Building B14/D2, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0247 300 6563 

+ Tại Hồ Chí Minh: Nhà C17 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0287 632 5582

Bạn đang xem bài viếthướng dẫn đăng ký hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng kinh doanhtại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp

The post Hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng kinh doanh appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/31pFK29

Đăng ký mã vạch 9 số

Đăng ký mã vạch 9 số cho hàng hóa, giúp doanh nghiệp kiểm soát số lượng hiệu quả hơn. Mặc dù đây không phải thủ tục phức tạp, nhưng doanh nghiệp rất dễ thiếu sót về hồ sơ giấy tờ,  xác định cơ quan có thẩm quyền hay sai thủ tục khi xin giấy phép sử dụng mã vạch. Nếu có nhu cầu tìm hiểu Quý khách hàng có thể tham khảo trong bài viết, để hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký.

Mã vạch 9 số là gì?

Khi doanh nghiệp dự định đăng ký từ trên 100 đến dưới 1000 hàng hóa, dịch vụ thường sẽ chọn loại mã vạch 9 chữ số.

Mã vạch 9 số là dãy các vạch song song được sắp xếp xen kẽ theo một dãy mã hóa nhất định, thể hiện bằng chữ hoặc số để máy quét có thể nhận diện và đọc được thông tin sản phẩm, hàng hóa.

Mục đích khi đăng ký mã vạch là để nhận dạng và thu thập thông tin dữ liệu tự động của hàng hóa, đặc biệt là khi đưa hàng hóa của doanh nghiệp vào các đại lý, siêu thị, cửa hàng.

Cơ sở pháp lý về đăng ký mã vạch 9 số

  • Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12
  • Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
  • Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính Phủ sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Xử phạt vi phạm quy định về sử dụng mã vạch

Doanh nghiệp khi gắn mã vạch lên sản phẩm, hàng hóa cần lưu ý thủ tục đăng ký mã vạch, nếu không đăng ký mà tự ý sử dụng có thể bị xử lý hành chính, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch.
  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.

Quy trình, thủ tục đăng ký mã vạch 9 số

Để đăng ký mã vạch thành công, doanh nghiệp nên tiến hành theo các bước cần sau đây:

  • Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ pháp lý để đăng ký sử dụng mã vạch;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ;
  • Bước 4: Sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu có), hồ sơ hợp lệ nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, đây là thủ tục pháp lý chuyên môn nên để thành công cần có những kỹ năng, kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc cơ quan nhà nước, để hạn chế hồ sơ bị từ chối.

Hồ sơ đăng ký mã vạch 9 số

  • Đơn đăng ký sử dụng mã vạch 9 số đã điền đầy đủ thông tin và được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ký, đóng dấu (theo Mẫu 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (Bản sao hợp lệ).

Mức thu phí cấp mã vạch 9 số

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký mã vạch sử dụng mã doanh nghiệp toàn cầu GS1 là 1 triệu đồng/mã; Sử dụng mã địa điểm toàn cầu- GLN là 300 nghìn đồng/mã.

Doanh nghiệp khi đăng ký mã vạch, có thể nộp phí nhà nước bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận thu.

Tham khảo thêm chi phí đăng ký mã vạch TẠI ĐÂY

Ai đăng ký “Nhãn hiệu hàng hóa” thì VÀO ĐÂY

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mã vạch 9 số

Để được cấp giấy phép sử dụng mã vạch 9 số, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường và chất lượng Việt Nam (Tổng cục). Chủ thể nộp hồ sơ có thể nộp đơn trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Hiện nay, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính đã triển khai đăng ký mã vạch online qua hệ thống cổng thông tin trực tuyến của Trung tâm mã số mã vạch Quốc gia thuộc Tổng cục.

Kết quả nhận được

Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, doanh nghiệp đóng các khoản nghĩa vụ tài chính, trong thời gian 20 ngày kể từ ngày được hồ sơ, Tổng cục sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận sử dụng mã vạch.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, chuyên viên của Tổng cục sẽ ra Thông báo để điều chỉnh lại hồ sơ.

Đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch 9 số

Thiên Mã Lawfirm hiện là đơn vị pháp lý hàng đầu hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ lĩnh vực doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, tư vấn đầu tư, tranh tụng, mà còn cung cấp dịch vụ giấy phép, đặc biệt là giấy phép về mã số mã vạch.

Chúng tôi nhận tư vấn và trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch 9 số, đảm bảo kết quả được cấp giấy phép trong thời gian nhanh chóng.

Quý khách hàng cần tư vấn thêm về đăng ký mã vạch hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với Thiên Mã Lawfirm qua:

Bạn đang xem bài viết “đăng ký mã vạch 9 số ở đâu? Quy trình thực hiện như thế nào?tại chuyên mụckiến thức chung

The post Đăng ký mã vạch 9 số appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3dJe2zO

Cách chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài là vấn đề phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp FDI. Để làm rõ hơn các bước thực hiện, cũng như các vấn đề nảy sinh mời bạn theo dõi bài viết bên dưới!

Quy định chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài 

Việc chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài được quy định trong các văn bản sau:

Hạch toán chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Việc chuyển nhượng quy định ở điều khoản nào?

  • Thứ nhất: là theo điều lệ trong “Pháp lệnh ngoại hối 2005”
  • Thứ hai: điều khoản được dẫn dắt trong Nghị định 70/2014/NĐ-CP 
  • Thứ ba: việc chuyển lợi nhuận được quy định rõ trong “Thông tư 186/2010/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư do Bộ Tài chính ban hành”.
  • Thứ tư: “Thông tư 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành” có đề cập rõ đến nguyên tắc chuyển lợi nhuận dành cho các doanh nghiệp FDI.
  • Cuối cùng: Là dựa vào “Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”  

Như vậy việc chuyển lợi nhuận từ chi nhánh đến công ty mẹ bên nước ngoài đã được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Và đây là một hành vi hợp pháp.

Muốn biết thêm Những điều cần biết về chứng nhận đầu tư doanh nghiệp nước ngoài thì VÀO ĐÂY

Lưu ý khi chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài 

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ liên quan đến rất nhiều vấn đề. Vì thế trong quá trình thực hiện bạn nên chú ý những điều dưới đây:

Vấn đề liên quan đến quyền chuyển lợi nhuận

Theo quy định tại điều 19 trong luật thương mại 2005 có đề cập rõ là “chi nhánh chỉ có thể chuyển lợi nhuận hàng năm về công ty mẹ”. Tuy nhiên việc chuyển này phải được tiến hành đúng quy trình mà pháp luật đề ra.

Công ty mẹ cho công ty con thuê tài sản

Các nghĩa vụ tài chính là gì?

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ bao gồm các khoản lợi nhuận hàng năm và khoản đầu tư đã sinh lời. Tất cả số tiền này phải được đảm bảo đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam.

Hơn nữa, việc chuyển lợi nhuận phải thực hiện qua tài khoản ngoại tệ đã mở tại một tổ chức tín dụng, ngân hàng được cấp phép. Điều khoản này được quy định trong “Điều 11 Pháp lệnh ngoại hối 2005”.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ được đề cập tại “ Khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh ngoại hối 2005” : chi nhánh vẫn có thể chuyển về công ty bằng Việt Nam Đồng. Quy định này cũng được đề cập tại “Điều 9 Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi và Điều 9 Thông tư 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.

Tư vấn đầu tư nước ngoài

Gọi ngay: [Hà Nội] 0977 523 155 – [Hồ Chí Minh] 0948 855 355

Liên quan đến thuế của chi nhánh

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài liên quan đến đóng thuế đã được quy định sẵn trong Điều 12 trong Thông tư 156/2013/TT-BTC. Theo đó việc “khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố. 

Công ty con chuyển tiền cho công ty mẹ

Các lưu ý về điều khoản thuế

Nghĩa là tại “nơi mà trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.” 

Vì thế trong trường hợp chi nhánh hạch toán nộp thuế một cách độc lập hoặc chi nhánh phải hạch toán thuế phụ thuộc vào chính sách tại địa phương, thành phố thì vẫn phải nộp thuế đầy đủ. Nghĩa là kể dù lợi nhuận của chi nhánh được chuyển hết về công ty mẹ bên nước ngoài thì việc nộp thuế giá trị gia tăng hoặc thuế suất kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. 

Các thủ tục chuyển tiền tại ngân hàng

Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, việc chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ được diễn ra bằng cách sử dụng một ngân hàng trung gian. Bạn sẽ cần phải mở tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng đã được cấp phép, có uy tín.

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài tại sài gòn

Thủ tục chuyển ngoại tệ

Đây là cách nhà nước kiểm soát việc trốn thuế, rửa tiền của các công ty FDI. Trong trường hợp này, chi nhánh sẽ phải sử dụng tiền nội tệ để đổi lấy ngoại tệ sau đó dùng hình thức chuyển khoản. Các thủ tục cũng như thời gian tiến hành sẽ tùy thuộc vào ngân hàng mà chi nhánh chọn. 

Như vậy chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ phải tuân thủ nhiều bước và phải đảm bảo đúng quy định pháp luật. Nếu như bạn cảm thấy thắc mắc về các thủ tục, xin liên hệ hotline: 0977 523 155 hoặc  0948 855 355 .

Bạn đang xem bài viết “Hướng dẫn chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoàitại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp

The post Cách chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2OCeMNN

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Thay đổi và tăng giảm vốn điều lệ công ty

Pháp luật hiện nay không quy định số vốn điều lệ cho từng loại hình doanh nghiệp là bao nhiêu. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có mong muốn điều chỉnh lại vốn điều lệ theo hướng tăng hay giảm vẫn cần tuân thủ quy định và phải thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan có thẩm quyền. Luật Thiên Mã xin lưu ý các doanh nghiệp một số quy định về việc thay đổi vốn điều lệ công ty.

Vốn điều lệ là gì?

Căn cứ tại khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Mức vốn điều lệ đã đóng góp có thể tăng hoặc giảm, trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. 

Việc thay đổi vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Các trường hợp tăng vốn điều lệ

Tăng vốn điều lệ đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Tăng vốn góp của thành viên;
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Tăng vốn Công ty TNHH một thành viên:

  • Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm vốn;
  • Chủ sở hữu huy động thêm vốn.

Tăng vốn với Công ty cổ phần:

  • Chào bán cổ phần của công ty cho các cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ;
  • Tăng vốn điều lệ khi công ty chào bán cổ phần ra công chúng.

Tăng vốn điều lệ Công ty hợp danh:

  • Các thành viên công ty góp thêm vốn;
  • Tiếp nhận thêm thành viên mới.

Các trường hợp giảm vốn điều lệ công ty

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Với điều kiện: Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định;
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Vốn điều lệ của công ty TNHH Một Thành Viên được quy định như thế nào?

Giảm vốn điều lệ Công ty TNHH một thành viên

  • Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty theo quy định;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn..

Giảm vốn điều lệ Công ty cổ phần:

  • Giảm vốn do cổ đông của công ty đăng ký mua không góp đủ trong thời hạn;
  • Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông;
  • Mua lại cổ phần theo Quyết định của công ty;
  • Giảm vốn điều lệ do hoàn trả vốn góp cho cổ đông công ty.

Giảm vốn điều lệ Công ty hợp danh

Công ty có thể giảm vốn khi chấm dứt  tư cách thành viên hợp danh do không góp đủ số vốn.

Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Quy chế về vốn trong công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2014

Thời hạn góp vốn điều lệ theo quy định hiện hành

Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản Điều 48).

Công ty TNHH một thành viên

Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 74).

Công ty Cổ phần

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. (khoản 1 Điều 112)

Công ty Hợp danh

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Luật hiện chưa có quy định thời hạn góp vốn của Công ty hợp danh, nhưng phải cam kết góp và cam kết đó là căn cứ xác định thời gian góp vốn của các thành viên. (khoản 1 Điều 173)

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 181 có quy định thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác. 

Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty

  • Thông báo thông đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Quyết định tăng/ giảm vốn điều lệ công ty
  • Biên bản họp
  • Danh sách thành viên mới/ cổ đông mới (trường hợp tiếp nhận thêm thành viên mới)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên mới
  • Văn bản ủy quyền (nếu có)
  • Một số, giấy tờ liệu tùy trường hợp của từng loại hình doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện

Sau khi hoàn tất hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, công ty nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở công ty.

Trong vòng thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận.

Trên đây là một số thông tin hữu ích mà Quý vị cần nắm bắt khi thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty. Hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã để được tư vấn thêm.

Bạn đang xem bài viết “thay đổi vốn điều lệ công ty từ năm 2020 nhà nước nắm giữ 50% vốntại chuyên mụckiến thức chung

The post Thay đổi và tăng giảm vốn điều lệ công ty appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3fVqHRJ

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, để được phép hoạt động kinh doanh. Thiên Mã Law firm xin cung cấp những thông tin liên quan về loại giấy tờ pháp lý này, để bạn đọc hiểu rõ trước khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ pháp lý cấp cho các doanh nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện và thực hiện thủ tục thành lập theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, để ghi nhận các thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế, nhưng không phải là giấy phép kinh doanh.

Điều kiện để được cấp Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp

Khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần có đầy đủ các điều kiện sau đây: Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định, không bị trùng hay nhầm lẫn cũng như vi phạm các trường hợp luật định; Chọn ngành, nghề kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; Hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ; Hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định về phí và lệ phí nhà nước.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Nội dung ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Tên và mã số thuế doanh nghiệp
  • Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp
  • Thông tin của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, các thành viên công ty hợp danh tên, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên khác là cá nhân; mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Thông tin về vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Hồ sơ cần thiết Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, để được cấp Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp gồm có: 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập);
  • Danh sách cổ đông/ Danh sách thành viên;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người thành lập / Quyết định thành lập của tổ chức/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Một số giấy tờ khác như: văn bản ủy quyền, giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp thành lập Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân để chuẩn bị hồ sơ đăng ký cho phù hợp.

Cách thức xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua mạng điện tử đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 2: Kê khai hồ sơ qua mạng trên Hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Link đăng ký: 

https://bit.ly/2YlXWYN

  • Bước 3: Nộp hồ sơ bản cứng tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở)
  • Bước 4: Hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo chấp thuận trên hệ thống và cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

Lưu ý khi nộp hồ sơ qua mạng điện tử 

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc qua chữ ký số công cộng.
  • Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng, doanh nghiệp không cần nộp lại hồ sơ bản giấy. Khi có kết quả chỉ cần in Giấy biên nhận và đến nhận kết quả tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Trường hợp sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận phải nộp một bộ hồ sơ bản giấy, kèm theo Giấy biên nhận và Thông báo hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận thông báo cấp Giấy chứng nhận mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được bản cứng để đối chiếu, thì hồ sơ đăng ký qua mạng sẽ không còn hiệu lực.
  • Khi đăng ký thành lập mới mà nộp hồ sơ qua mạng điện tử, doanh nghiệp  được miễn lệ phí theo quy định tại Thông tư số 130/2017/TT-BTC.

Những nội dung tư vấn về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên của Thiên Mã Lawfirm, hy vọng giúp bạn đọc nắm được quy định liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu còn băn khoăn về các thủ tục pháp lý, vui lòng gọi điện đến tổng đài tư vấn 0977.523.155 để gặp luật sư chuyên môn.

Bạn đang xem bài viết “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? cơ quan nào cấptại chuyên mụckiến thức chung

The post Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3egT78o

101 ý tưởng tiếp thị doanh nghiệp nhỏ

“Tiếp thị thu hút khách hàng tiềm năng, khách hàng tiềm năng trở thành người mua và người mua cung cấp lợi nhuận”. Nhưng tiếp thị không chỉ là đưa tên doanh nghiệp của bạn ra thị trường mà tiếp thị là tất cả mọi thứ mà một tổ chức làm để xây dựng mối quan hệ giữa công ty và người tiêu dung. Một trong những điều thông minh nhất mà một chủ doanh nghiệp nhỏ có thể làm cho doanh nghiệp của họ là dành thời gian để phát triển một kế hoạch tiếp thị kinh doanh nhỏ sẽ khiến họ khác biệt với đối thủ. Dưới đây là danh sách 101+ ý tưởng tiếp thị doanh nghiệp nhỏ do Luật Thiên Mã biên soạn hi vọng sẽ phần nào giúp cho doanh nghiệp của bạn nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng.

Lập kế hoạch marketing

Tiếp thị là tìm kiếm khách hàng phù hợp với doanh nghiệp của bạn và những điều mà doanh nghiệp của bạn sẽ làm được cho họ, tác động lên lợi ích của họ. Để làm được điều đó bạn cần phải nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu của mình. Vậy bước đầu mình cần phải làm gì?

  1. Cập nhật hoặc tạo một kế hoạch tiếp thị cho doanh nghiệp của bạn.
  2. Phân tích và bắt đầu nghiên cứu thị trường của bạn.
  3. Tiến hành một nhóm tập trung.
  4. Viết một kịch bản bán hàng độc đáo.
  5. Tinh chỉnh đối tượng mục tiêu và thích hợp với doanh nghiệp của bạn.
  6. Kết hợp lợi ích với các tính năng của bạn sử dụng để tạo thông điệp tiếp thị hiệu quả.

Tài liệu tiếp thị

Hãy chuẩn bị cho mình những tài liệu hay vật liệu mà bạn có thể tiếp cận đến người tiêu dung bằng cách trực tiếp hay gián tiếp nào đó. Ví dụ như: danh thiếp…và chúng ta cần làm gì với chúng:

  1. Tạo hoặc cập nhật danh thiếp của bạn.
  2. Làm cho danh thiếp của bạn nổi bật hơn đối thủ.
  3. Xây dựng và cập nhật tài liệu của bạn.
  4. Xây dựng một trang web.
  5. Tạo một phiên bản kỹ thuật số và quảng cáo cho trang web của bạn.
  6. Tạo nên sự sáng tạo cho sản phẩm quảng cáo và tặng chúng trong sự kiện kết nối tiếp theo mà bạn tham dự.

Kết nối trực tiếp.

Thế giới kỹ thuật số đã giúp việc tiếp thị trở nên dễ dàng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên ra ngoài thế giới để quảng bá doanh nghiệp của mình.

  1. Viết một sân thang máy (Cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp của bạn)
  2. Đăng ký tham dự hội nghị.
  3. Giới thiệu bản thân và doanh nghiệp của bạn với các chủ doanh nghiệp địa phương khác.
  4. Lập kế hoạch hội thảo kinh doanh địa phương.
  5. Tích cực tham gia vào phòng thương mại địa phương của bạn.
  6. Thuê một gian hàng tại một triển lãm thương mại.

Tiếp thị qua Mail

Bạn sử dụng cách này sẽ mất phí và để thực sự hiệu quả bạn phải có lượng data khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn. Bạn tiếp thị với họ bằng cách nào?

  1. Khởi động một chiến dịch thư trực tiếp nhiều người.
  2. Tạo nhiều cách tiếp cận và phân tách kiểm tra thư của bạn để đo lường tác động.
  3. Có lời kêu gọi hành động rõ ràng và lôi cuốn trên mỗi mảnh thư trực tiếp.
  4. Sử dụng thẻ xé, chèn, đạo cụ và phong bì thu hút sự chú ý để tạo ảnh hưởng với thư của bạn.
  5. Gửi khách hàng trước đây mẫu miễn phí và các ưu đãi khác để lấy lại doanh nghiệp của họ.

Quảng cáo.

Quảng cáo và tiếp thị thường là 2 phạm trù hay bị nhầm lẫn. Trên thực tế, chúng là hai phạm trù khác nhau. Tiếp thị liên quan đến tất cả các khía cạnh liên quan đến việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến một thị trường. Quảng cáo là một phần của tiếp thị liên quan đến việc đưa thông điệp của bạn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ra thị trường.

  1. Quảng cáo trên đài phát thanh.
  2. Quảng cáo trong một ấn phẩm mục tiêu thị trường của bạn đọc.
  3. Quảng cáo trên bảng quảng cáo.
  4. Sử dụng nhãn dán để quảng cáo trên xe của bạn.
  5. Lấy ra một quảng cáo trên tờ báo địa phương của bạn.
  6. Quảng cáo trên một đài truyền hình cáp địa phương.
  7. Quảng cáo trên Facebook.
  8. Quảng cáo trên LinkedIn.
  9. Đặt quảng cáo của bạn trên một trang web có liên quan.
  10. Sử dụng các biển báo vỉa hè để quảng bá sản phẩm đặc biệt.

Tiếp thị truyền thông xã hội.

Bạn cần có mặt trên phương tiện truyền thông xã hội vì nó cho phép bạn chia sẻ về doanh nghiệp của mình ngoài ra còn xây dựng mối quan hệ và niềm tin với thị trường của bạn. Hiện nay rất nhiều kênh truyền thông mà bạn có thể sử dụng đượcVà điều quan trọng nhất là bạn biết cách sử dụng nền tảng đó.

  1. Xây dựng phương tiện truyền thông xã hội cho doanh nghiệp.
  2. Tạo một trang Facebook hoặc Fanpage cho doanh nghiệp của bạn.
  3. Tạo một URL (tên người dung) cho trang trang cá nhân, Fanpage của bạn.
  4. Tạo một tài khoản Twitter và Follow các chuyên gia và người có ảnh hưởng trong ngành của bạn.
  5. Chia sẻ hoặc chuyển tiếp tin nhắn của người khác trên Twitter.
  6. Tạo một tài khoản Foursquare cho doanh nghiệp của bạn.
  7. Tạo một hồ sơ đầy đủ trên LinkedIn.
  8. Bắt đầu viết một blog kinh doanh.
  9. Viết và đăng bài trên blog thường xuyên.
  10. Tạo một tài khoản Instagram.
  11. Tạo lịch biên tập cho blog và nội dung xã hội của bạn.

Tiếp thị qua Internet.

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng Internet để tiếp thị, bao gồm các tùy chọn đã được đề cập như phương tiện truyền thông xã hội. Tham khảo một số ý tưởng dưới đây:

  1. Tối ưu hóa trang web của bạn và quảng bá nội dung bằng cách sử dụng SEO.
  2. Tạo chiến dịch quảng cáo trên Google Adwords hoặc Quảng cáo Facebook.
  3. Nhận xét bài đăng trên blog khác, để lại bình luận và kèm theo URL website của bạn.
  4. Ghi lại một bài đăng blog video có ích cho bạn.
  5. Tải video về doanh nghiệp của bạn lên YouTube.
  6. Kiểm tra danh sách thư mục trực tuyến được liệt kê trong các thư mục mong muốn.
  7. Tạo Google Analytics trên trang web và blog của bạn.
  8. Đo lường và thống kê Google Analytics của bạn để tìm hiểu thêm về thị trường của bạn.
  9. Luôn đi đầu trong các xu hướng hiện tại và đang phát triển.
  10. Tìm hiểu thêm về tiếp thị tìm kiếm địa phương.
  11. Theo dõi danh tiếng trực tuyến của bạn.
  12. Đăng ký danh sách email Trợ giúp Phóng viên và gửi để được phỏng vấn cho các câu chuyện truyền thông.

Quảng cáo qua thư điện tử (EMAIL).

Với sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội, một số người đã nói rằng tiếp thị qua email đã chết. Khách hàng dễ dàng ấn vào nút theo dỗi hay like trên trang facebook của bạn nhưng thật khó để họ mở 1 mail để đọc. Tuy nhiên, nếu ai đã mở ra đọc thì khách hàng đó thực sự là khách hàng tiềm năng.

  1. Tạo một email chọn tham gia trên trang web hoặc blog của bạn.
  2. Tại hiệu ứng tải xuống miễn phí hoặc quà tặng miễn phí để lôi kéo mọi người cung cấp cho bạn địa chỉ email của họ.
  3. Gửi email thường xuyên vào danh sách của bạn.
  4. Bắt đầu một bản tin email miễn phí hàng tháng.
  5. Sử dụng thử nghiệm A / B để đo lường hiệu quả của các chiến dịch email của bạn và xem xét phân khúc danh sách để nhắm mục tiêu tốt hơn.
  6. Tạo chữ ký email của bạn.
  7. Thêm chức năng chia sẻ âm thanh, video và mạng xã hội vào email của bạn.

Tổ chức cuộc thi, phiếu giảm giá và ưu đãi.

Mọi người thích những thứ miễn phí và giảm giá. Chỉ cầnbạn chắc chắn rằng bạn tuân thủ luật pháp về quà tặng và các cuộc thi.

  1. Bắt đầu một cuộc thi.
  2. Tạo phiếu giảm giá.
  3. Tạo chương trình: “Tri ân khách hàng cũ”.
  4. Bắt đầu đánh giá cao khách hàng hoặc chương trình đại sứ thương hiệu
  5. Tạo một khách hàng của chương trình tháng.
  6. Cho đi một mẫu miễn phí.
  7. Bắt đầu một chương trình liên kết.

Xây dựng mối quan hệ

Hầu hết tiếp thị là về việc tạo ra nhận thức về doanh nghiệp của bạn. Nhưng một khi bạn có được sự chú ý của mọi người, bạn cần tin tưởng và quan hệ, cho dù đó là thông qua email hoặc phương tiện truyền thông xã hội.

  1. Gửi một cuộc khảo sát kiểm tra độ hài lòng của khách hàng.
  2. Yêu cầu giới thiệu.
  3. Thực hiện giới thiệu.
  4. Giúp quảng bá hoặc tình nguyện dành thời gian của bạn cho một sự kiện từ thiện.
  5. Tài trợ cho một đội thể thao địa phương.
  6. Quảng bá chéo sản phẩm và dịch vụ của bạn với các doanh nghiệp địa phương khác.
  7. Tham gia một tổ chức chuyên nghiệp.
  8. Lập kế hoạch khuyến mãi kỳ nghỉ tiếp theo của bạn.
  9. Lên kế hoạch quà tặng kỳ nghỉ cho khách hàng tốt nhất của bạn.
  10. Gửi thiệp sinh nhật cho khách hàng của bạn.
  11. Tiếp cận một đồng nghiệp về một liên doanh.
  12. Quyên góp giải thưởng thương hiệu cho những người gây quỹ địa phương.
  13. Trở thành một người cố vấn.

Tiếp thị nội dung

Nội dung là vua. Cung cấp nội dung hữu ích hoặc giải trí có thể thu hút mọi người đến doanh nghiệp của bạn, nơi bạn có thể lôi kéo họ mua hàng. Nội dung có nhiều dạng, từ văn bản và video đến đồ họa ……

  1. Kế hoạch miễn phí teleconference hoặc webinar.
  2. Ghi một podcast
  3. Viết thông cáo báo chí.
  4. Tái sử dụng nội dung của bạn để chia sẻ ở những nơi khác. Ví dụ: lấy nội dung và mối nối YouTube cho Instagram TV hoặc Facebook. Hoặc sử dụng âm thanh từ video trên podcast.
  5. Viết lại bản sao bán hàng của bạn bằng một câu chuyện kể.
  6. Tự xuất bản một cuốn sách.

Trợ giúp tiếp thị.

Marketing có thể là một công việc toàn thời gian. Hầu hết các doanh nghiệp thành công không thể tự làm mọi thứ, vì vậy nếu có những khía cạnh trong tiếp thị của bạn mà bạn không thích hoặc bạn không giỏi thì…

  1. Thuê một nhà tư vấn tiếp thị.
  2. Thuê một quan hệ công chúng chuyên nghiệp.
  3. Thuê một copywriter chuyên nghiệp.
  4. Thuê một công ty tiếp thị công cụ tìm kiếm
  5. Thuê một trợ lý thực tập hoặc ảo để giúp thực hiện các nhiệm vụ tiếp thị hàng ngày.
  6. Nếu bạn có ngân sách eo hẹp, hãy sử dụng các công cụ tiếp thị để tự động hóa một số tác vụ như phương tiện truyền thông xã hội.

Ý tưởng tiếp thị độc đáo.

Rất nhiều tiếp thị là làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật giữa đám đông. Sáng tạo, kỳ quặc hoặc khiêu khích có thể là một cách hiệu quả để được chú ý.

  1. Nhận một hình xăm thương hiệu.
  2. Tạo một linh vật kinh doanh để giúp quảng bá thương hiệu của bạn.
  3. Có lập trường gây tranh cãi về một chủ đề ngành công nghiệp nóng.
  4. Trả tiền cho các mặt hàng có thể mang thương hiệu.
  5. Nhận một công việc sơn thương hiệu toàn thân thực hiện trên xe công ty của bạn.
  6. Đăng ký đào tạo kinh doanh trực tuyến để tân trang, mở rộng và tinh chỉnh tất cả các kỹ năng thị trường của bạn.

Trên đây là 101+ ý tưởng tiếp thị doanh nghiệp nhỏLuật Thiên Mã giới thiệu tới các bạn. Hãy bắt đầu tạo cho doanh nghiệp của mình 1 ý tưởng kinh doanh hoàn hảo nhất. Nếu trong quá trình tạo lập doanh nghiệp có vướng mắc đến những vấn đề pháp lý hãy gọi ngay cho chúng tôi để được gỡ rối: 0977 523 155. Chúc bạn mã đáo thành công!

Bạn đang xem bài viết “101+ Ý tưởng tiếp thị doanh nghiệp nhỏ – Marketing cho doanh nghiệp mớitại chuyên mụckiến thức chung

The post 101 ý tưởng tiếp thị doanh nghiệp nhỏ appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/30Y4uhG

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp

Giải thể công ty/ doanh nghiệp là hoạt động mà không ai mong muốn trong quá trình gây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu việc kinh doanh không hiệu quả, không đem lại lợi nhuận thì việc giải thể là lựa chọn tốt nhất để giúp doanh nghiệp bạn chấm dứt các hoạt động với cơ quan thuế. Dưới đây Luật Thiên Mã sẽ cung cấp cho các bạn mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp mới nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giải thể công ty/ doanh nghiệp của bạn.

TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:…………/QĐ   Độc Lập  – Tư Do – Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày… tháng…… năm…..
QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 

– Căn cứ Điều 201, Điều  202, Điều 204, Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015;
– Căn cứ tình hình hoạt động của doanh nghiệp;

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Giải thể doanh nghiệp …………………………………
– Mã số doanh nghiệp…………ngày cấp…… ……nơi cấp ………..
– Địa chỉ trụ sở:………………………………….
Điều 2: Lý do giải thể: ………………………………………..
Điều 3: Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết:
–  Các hợp đồng đã ký kết, đang thực hiện: (nêu rõ nội dung hợp đồng, thủ tục và thời hạn thanh lý hợp đồng. Lưu ý: thời hạn thanh lý không vượt quá 6 tháng kể từ ngày quyết định giải thể).
–  Kể từ thời điểm quyết định giải thể,  doanh nghiệp không ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp.
– Không được chấm dứt thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực.
Điều 4: Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ:
– Doanh nghiệp còn các khoản nợ: (Doanh nghiệp nêu rõ từng loại nợ đối với khách hàng, đối với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ khác, thời điểm thanh toán. Lưu ý: Thời hạn thanh toán nợ  không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.)
–  Kể từ thời điểm quyết định giải thể, doanh nghiệp không huy động vốn dưới mọi hình thức.
Điều 5: Xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động:
Doanh nghiệp sử dụng ………. (nêu số lượng lao động). Thời hạn thanh toán các khoản lương và trợ cấp cho người  lao động, xử lý tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động chậm nhất là vào ngày     /         /        .
Điều 6: Thanh lý tài sản sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp (nếu có)
Ông/bà …. là Chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản còn lại (nêu rõ các loại tài sản còn lại và phương thức thanh lý)Điều 7: Ông/bà …. là Chủ doanh nghiệp … phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh của doanh nghiệp không chính xác, trung thực với hồ sơ giải thể nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 năm.

Điều 8: Quyết định này được niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp và trụ sở các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được gởi đến các chủ nợ kèm phương án giải quyết nợ, được gởi đến người lao động, được gởi đến người có quyền và nghĩa vụ liên quan, gởi đến cơ quan Nhà Nước.

Điều 9 : Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Nơi nhận ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CÔNG TY
– Như điều 8; (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
– Lưu.
————————————————————————–

Tải mẫu Quyết định giải thể Doanh nghiệp về tại đây:

DOWNLOAD

Nếu bạn không thể tải mẫu quyết định về hãy làm theo hướng dẫn sau đây của chúng tôi:
Cách 1: Qúy khách kéo xuống phía dưới cùng trang web -> click vào mục “Báo giá” -> điền đầy đủ thông tin.
Cách 2: Gửi yêu cầu vào mail: lienhe.luatthienma@gmail.com (Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải)

Bạn đang xem bài viết “mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp/công ty mới nhấttại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp

The post Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/37zVcdf

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Hiện pháp luật cho phép doanh nghiệp có quyền thành lập công ty hay văn phòng đại diện ở cả trong nước và nước ngoài. Đây là một trong những đơn vị phụ thuộc, thực hiện các công việc theo ủy quyền của doanh nghiệp trên cơ sở pháp luật. Nếu Quý vị có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này để nắm bắt trình tự, hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện một cách nhanh- gọn- hợp pháp.

Chức năng của văn phòng đại diện

  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc nên không có chức năng kinh doanh, mà chủ yếu giúp doanh nghiệp tiếp cận, cung cấp thông tin với khách hàng.
  • Văn phòng đại diện không được phát sinh doanh thu và ký kết hợp đồng với khách hàng, nên không phải báo cáo thuế và đóng thuế môn bài.
  • Được quyền đăng ký con dấu riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh thành khác.

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty đúng quy phạm pháp luật

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

  • Bước 1: Hiện nay, việc thành lập văn phòng đại diện của công ty trước hết sẽ thực hiện kê khai đăng ký trực tuyến, trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.
  • Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ thông báo Thành lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và Đầu tư nơi dự định đặt văn phòng đại diện.
  • Bước 3: Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.

→ Lưu ý: Kèm theo Thông báo thành lập, phải có đầy đủ các giấy tờ tài liệu nêu trong thành phần hồ sơ.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện mới nhất

Căn cứ theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hồ sơ để đăng ký hoạt động văn phòng đại diện gồm có:

  • Thông báo thành lập văn phòng đại diện theo mẫu II-11 Phụ lục Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Chủ sở hữu công ty/ Chủ tịch công ty/ Hội đồng quản trị/ Các thành viên công ty hợp danh tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Văn bản ủy quyền (nếu có)
  • Một số giấy tờ khác theo quy định.

Trong trường hợp đăng ký thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, thì trong hồ sơ sử dụng mẫu Thông báo tại Phụ lục II-12 và Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế.

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 5+ Quy định mới về công ty hợp danh bạn không nên bỏ qua

Thời gian giải quyết thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện. 

  • Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, chuyên viên sẽ ra thông báo từ chối, nếu hồ sơ thiếu hay sai sót ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho hợp lệ.
  • Sau khi hồ sơ được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tạo Giấy biên nhận trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia, doanh nghiệp in Giấy biên nhận cùng với hồ sơ giấy đến nhận kết quả tại Bộ phận một cửa.

Thực tế, thủ tục thành lập văn phòng đại diện có thể giải quyết lâu hơn, phụ thuộc vào hồ sơ của Quý khách có hợp lệ hay không. Để tránh mất thời gian, công sức đi lại Quý khách có thể ủy quyền cho Thiên Mã Law firm chúng tôi.

Thành lập văn phòng đại diện ở đâu

Luật Thiên Mã với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chúng tôi  trực tiếp tư vấn và thực hiện từ A đến Z quá trình thành lập văn phòng đại diện thay khách hàng, đến khi có Giấy chứng nhận trao tay. 

Với những nội dung tư vấn trên đây, hy vọng giúp Quý khách nắm bắt được quy định về thủ tục thành lập văn phòng đại diện. Nếu có bất kì thắc mắc liên quan đến doanh nghiệp, Quý khách vui lòng kết nối với Thiên Mã Law firm để được hỗ trợ. Hặc quý khách có thể gọi trực tiếp tới hotline 0977 523 155 hoặc truy cập vào website: luatthienma.com.vn chúng tôi sẽ liên hệ lại tư vấn miễn phí cho bạn.

Bạn đang xem bài viết “hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện mới nhất 2020tại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp

The post Thủ tục thành lập văn phòng đại diện appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/30GMTuz