Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện

Để đảm bảo cho môi trường đầu tư bền vững, nhà nước ta đã đưa ra những quy định và điều kiện cụ thể đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, hài hòa giữa các bên.

ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình  thức:

– Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động…)

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đầu tư 2014
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam

Hiện nay bắt đầu từ ngày 1/1/2017 có tất cả 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau .trong đó có ngành nghề đầu tư kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ làm thủ tục về thuế, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh xăng dầu, dịch vụ giám định thương mại, phân bón chất hữu cơ, dạy nghề, hành nghề công chứng, hành nghề Luật sư….

STT NGÀNH, NGHỀ
1 Sản xuất con dấu
2 Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
3 Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
4 Kinh doanh súng bắn sơn
5  
6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
7 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
8 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
9 Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
10 Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
11 Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
12 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
13 Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
14 Hành nghề luật sư
15 Hành nghề công chứng
16 Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
17 Hành nghề đấu giá tài sản
18 Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại
19 Hành nghề thừa phát lại
20 Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản
21 Kinh doanh dịch vụ kế toán
22 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
23 Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
24 Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
25 Kinh doanh hàng miễn thuế
26 Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ
27 Kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
28 Kinh doanh chứng khoán
29 Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng khoán/ Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác
30 Kinh doanh bảo hiểm
31 Kinh doanh tái bảo hiểm
32 Môi giới bảo hiểm
33 Đại lý bảo hiểm
34 Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
35 Kinh doanh xổ số
36 Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
37 Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
38 Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
39 Kinh doanh casino
40 Kinh doanh đặt cược
41 Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
42 Kinh doanh xăng dầu
43 Kinh doanh khí
44 Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LPG)
45 Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
46 Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
47 Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
48 Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
49 Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
50 Kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học ……………..

Những quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Căn cứ vào Nghị định 118/2015/NĐ-CP, các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng một hoặc một số hình thức về giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận hay các hình thức khác hoặc các điều kiện mà tổ chức kinh tế, cá nhân phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản như trên.

Thứ nhất, phải có giấy phép kinh doanh

– Giấy phép kinh doanh được hiểu là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh trên một số lĩnh vực. Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành để các tổ chức, cá nhân kinh doanh một cách hợp pháp. Doanh nghiệp bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới được phép kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. (Luật Đầu tư)

Thứ hai, phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sẽ liên quan đến các điều kiện cơ sở vật chất hoặc con người của cơ sở kinh doanh. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Ví dụ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mỹ phẩm, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các thiết bị y tế, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì chủ thể mới được phép kinh doanh các mặt hàng và hoạt động trong các lĩnh vực đó.

Thứ ba, chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hôi nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệp về một ngành nghề nhất định. Tùy vào từng ngành nghề mà pháp luật có những yêu cầu khác nhau về chứng chỉ.

Ví dụ:hành nghề luật sư là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi kinh doanh ngành nghề này thì pháp luật Việt Nam quy định người đứng đầu phải có thẻ luật sư.

Thứ tư, về vốn pháp định

Vốn pháp định là vốn do pháp luật quy định, thường đặt ra với các ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao. Ví dụ như một doanh nghiệp muốn kinh doanh bất động sản thì ít nhất vốn điều lệ của họ phải là 20 tỷ đồng. Sở dĩ luật quy định như vậy là để đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.

Quyền của tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh

Riêng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính để xin giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần có giấy xác nhận, chấp thuận thì doanh nghiệp không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh

  • Bước 1: Các bạn đăng nhập vào trang Cổng thông tin quốc gia để tra cứu thông tin doanh nghiệp: http://bit.ly/2SlRv4I
  • Bước 2: Gõ thông tin mã số thuế vào trang tìm kiếm và click.
  • Bước 3: Click vào đường dẫn có tên công ty
  • Bước 4: Sau khi màn hình hiện lên thì tiếp tục click vào cụm từ “xem thêm” để xem hết các ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • Bước 5: Hoàn thành việc tra cứu

Trên đây là danh sách tất cả những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hợp pháp được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ. Không biết doanh nghiệp bạn đang kinh doanh ngành nghề gì? Chúc bạn luôn thành công nhé.

Bạn đang xem bài viết “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Gồm những mặt hàng nào?tại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)

The post Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2Yq3oeH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét