Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế

Quy trình đăng ký Bằng độc quyền sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhằm đảm bảo tuân thủ các điều kiện để một sáng chế có thể được bảo hộ. Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế phải trải qua quá trình cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký sáng chế

Để đăng ký sáng chế, quý khách cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định theo mẫu sau:

– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế ;

– 02 Bản mô tả sáng chế ; Bản mô tả sáng chế phải, bản mô tả sáng chế phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:

+ Tên sáng chế;

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế;

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế;

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế;

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế;

+ Ví dụ thực hiện sáng chế;

+ Những lợi ích (hiệu quả) có  thể đạt được.

– 02 Yêu cầu bảo hộ sáng chế;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lệ phí đăng ký sáng chế

Theo quy định của TT 236/2016/TT – BKHCN thì khi nộp đơn đăng ký sáng chế, người nộp đơn cần nộp các loại phí sau:

Thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn đăng ký sáng chế: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung. (Cục sở hữu trí tuệ tiến hành công bố nội dung đơn đăng ký sáng chế trên công báo cục sở hữu trí tuệ)

– Thẩm định nội dung: 18 tháng kể từ ngày thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

Mọi thắc mắc về quy trình đăng ký đơn sáng chế vui lòng liên hệ số hotline 0977 523 155 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

The post Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2Y4FK44

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu

Đăng ký logo độc quyền là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ được logo cho cá nhân, doanh nghiệp, giúp cho khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng logo mà không sợ bị bên khác làm “nhái” hoặc “làm giả”.  Xác định đúng cơ quan đăng ký logo độc quyền là việc làm rất quan trọng. Nó sẽ giúp khách hàng tính toán được thời gian, sắp xếp công việc để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký .

Theo quy định của pháp luật, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền có hai lựa chọn như sau:

Một là, trực tiếp nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Tuy nhiên, với số lượng đăng ký bảo hộ logo nhãn hiệu tăng đột biến hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ không thể xử lý hết tất cả các đơn đăng ký được, vì vậy quyế định thành lập thêm hai Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ (VPDĐ) tại hai thành phố lớn là Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. VPDĐ có thẩm quyền tương tự với Cục sở hữu trí tuệ, san sẻ trách nhiệm với Cục Sở hữu trí tuệ, đảm bảo chất lượng phục vụ người dân tốt nhất, phụ trách các đơn tại các tỉnh miền Trung, miền Nam cũng như Tây Nguyên.

Địa chỉ VPDĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

 Địa chỉ VPDĐ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hai là, Ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ số hotline 0977 523 155 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

The post Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2rAgI0x

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Mặc dù việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa không bắt buộc nhưng được khuyến khích thực hiện với mục đích giúp cho chủ sở hữu của nhãn hiệu, thương hiệu được độc quyền sử dụng và ngăn chặn hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu, thương hiệu của mình. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhắm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể với nhãn hiệu, vì nhãn hiệu được xem như là một tài sản trí tuệ tuyệt đối. Vậy việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được thực hiện như thế nào? Luật Thiên Mã sẽ giải đáp cho bạn

Nhãn hiệu hàng hóa : là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

1. Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu.

2. Hình vẽ, ảnh chụp.

3. Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.

Yêu cầu:

–     Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.

–     Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại cục sở hữu công nghiệp hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

–     Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng

Nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào?

 Nhãn hiệu được đăng ký tức là có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ khi có người khác sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của quý vị đã được bảo hộ cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị kinh doanh, quý vị sẽ phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp có thể bằng nhiều cách khác nhau:

1. Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp (cục sở hữu trí tuệ, bộ khoa học và công nghệ,công an kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, hải quan,…), cụ thể là áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp – đình chỉ việc sản xuất, phân phối lưu thông, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm,… và xử phạt vi phạm hành chính.

2. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại cơ quan toà án.

3. Uỷ quyền cho công ty sở hữu trí tuệ đại diện cho mình trước các cơ quan thực thi quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý vị.

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vui lòng liên hệ số hotline 0977 523 155 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

The post Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2Ox1UZi

Chi phí đăng ký thương hiệu

Khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền người nộp đơn sẽ quan tâm đến CHI PHÍ ĐĂNG KÝ của nhãn hiệu là bao nhiêu? Chi phí này liệu có phù hợp với họ và Cách thức đóng phí, thực hiện việc đăng ký như thế nào ? 

Quy định của nhà nước về phí đăng ký thương hiệu được quy định tại Thông tư 236/2016/TT – BKHCN quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ được xác định dựa trên số nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký. Cụ thể, đối với 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ (có 6 sản phẩm, dịch vụ trong 1 nhóm) thì phí, lệ phí đăng ký bao gồm các loại sau: 

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho một nhóm sản phẩm, người nộp đơn cần các loại phí sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000
  • Phí công bố đơn: 120.000
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000
  • Phí thẩm định đơn: 550.000

Như vậy khi đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm chi phí tối thiểu cho việc nộp đơn bao gồm các khoản trên.

Mọi thông tin liên quan đến nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Thiên Mã để được tư vấn chi tiết!

The post Chi phí đăng ký thương hiệu appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/33vtqus

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY CỔ PHẦN

Thủ tục giải thể công ty cổ phần. Để giải thể công ty cổ phần cần phải thực hiện thủ tục như thế nào? Thành phần hồ sơ và các bước thực hiện?

Điều kiện giải thể công ty cổ phần:

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp muốn giải thể cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ khác;
  • Doanh nghiệp/ công ty đang không trong quá trình tranh chấp tại cơ quan trọng tài hay Tòa Án.

Hồ sơ làm thủ tục giải thể công ty cổ phần:

– Biên bản họp đại hội đồng cổ đông công ty

– Quyết định về việc giải thể. Quyết định do Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch ký thay mặt Hội đồng của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần

– Biên bản thanh lý tài sản và thanh toán hết các khoản nợ của Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần; Trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp (trừ trường hợp điều lệ Công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng). Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

– Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản (trường hợp doanh nghiệp không mở tài khoản tại Ngân hàng, Doanh nghiệp cần có Công văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).

–  Doanh nghiệp đăng bố cáo quyết định giải thể ít nhất trên một tờ báo viết (tại địa phương nơi đặt trụ sở chính) hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp (nộp kèm theo hồ sơ giấy tờ chứng minh đã đăng bố cáo quyết định giải thể).

– Bản chính Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp).

– Thông báo đối tượng nộp thuế đóng mã số thuế của Cục thuế Hà Nội (hoặc Công văn của Cục thuế Hà Nội xác nhận doanh nghiệp chưa đăng ký mã số thuế).

– Thông báo do Người đại diện theo pháp luật ký về việc đã hoàn tất các thủ tục giải thể (Thông báo ghi rõ quá trình đã tiến hành các bước thủ tục trên từ mục 1 đến mục 7 theo quy định và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trong thông báo)

– Giấy Chứng nhận của Công an TP Hà Nội về việc Doanh nghiệp đã nộp con dấu (hoặc Công văn của Công an thành phố Hà Nội xác nhận doanh nghiệp chýa đăng ký làm thủ tục cấp con dấu) (hoặc Công ty nộp bản sao công chứng hợp lệ).

Theo nghị định số 78/2015/NĐ-CP và điều luật 202, 204 của Luật doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra những quy định về trình tự, thủ tục giải thể công ty cổ phần theo các bước sau:

Bước 1: Công bố giải thể công ty

Thông báo về quyết định giải thể công ty cổ phần

Quyết định chính thức giải thể công ty kèm biên bản họp của hội đồng cổ đông về giải thể công ty cổ phần( bản sao)

Có phương án giải quyết nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp

Gửi thông báo cho người lao động, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin đăng ký DN quốc gia. Đồng thời quyết định giải thể công ty cần phải được niêm yết tại trụ sở chính, các văn phòng đại diện cũng như các chi nhánh của công ty.

Bước 2: Gửi quyết định, công văn giải thể công ty tới cơ quan thuế để xin đề nghị đóng mã số thuế và được quyết toán thuế

Bước 3: Đăng ký giải thể công ty 

Thông báo việc giải thể công ty cổ phần

Danh sách các chủ nợ và số nợ cần thanh toán, đã thanh toán, bao gồm cả khoản nợ về thuế cũng như các khoản nợ về tiền đóng bảo hiểm xã hội

Báo cáo vấn đề thanh lý tài sản của công ty

Danh sách người lao động sau khi quyết định giải thể

Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Chứng nhận mẫu dấu, con dấu

Bước 5: Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể của công ty thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của công ty thành tình trạng giải thể công ty.

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ giải thể công ty cổ phần của Công Ty Luật TNHH Thiên Mã , xin vui lòng liên hệ số hotline 0977 523 155 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

The post THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY CỔ PHẦN appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2XQJo1k

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Thủ tục giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn

Trong quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh của công ty TNHH, vì nhiều lý do mà doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được nữa và muốn chấm dứt hoàn toàn các hoạt động và rút lui khỏi thị trường thì phải tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để làm thủ tục giải thể công ty. Tuy nhiên, để tiến hành giải thể doanh nghiệp, cần trải qua nhiều thủ tục phức tạp.

Bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ giúp các chủ doanh nghiệp hiểu rõ về quy trình thủ tục giải thể với từng loại hình của công ty TNHH (Các loại công ty TNHH gồm: Công ty TNHH 1 thành viên  và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)

Nguồn ảnh: Internet

1, Trình tự thủ tục để tiến hành giải thể công ty TNHH 1 thành viên

Nguồn ảnh: Internet

Trình tự, thủ tục giải thể công ty được quy định tại Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014, cụ thể:

  • Hồ sơ thủ tục giải thể gồm có:
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  • Ba số báo liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng báo;
  • Văn bản của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa mở tài khoản.
  • Các bước giải thể công ty TNHH 1 thành viên
  • Bước 1:

+ Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định này phải có nội dung:Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;Lý do giải thể; Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Sau khi tiến hành thanh lý tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

+ Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

+ Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

  • Bước 2: Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.
  • Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Bước 4: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi đã trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo văn bản này, doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.

=> Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

2, Trình tự thủ tục để tiến hành giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Nguồn ảnh: Internet
  • Hồ sơ làm thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
  • Thông báo về việc giải thể;
  • Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng thành viên về việc giải thể doanh nghiệp (Trong văn bản quyết định của chủ sở hữu hoặc cơ quan quyền lực cao nhất của doanh nghiệp phải nêu các nội dung chính: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; nguyên nhân, lí do dẫn đến việc phải giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thời hạn thanh toán nợ…);
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  • Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn bản cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào);
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định;
  • Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế);
  • Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
  • Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động (các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự: 1. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; 2. Nợ thuế và các khoản nợ khác sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty);
  • Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, văn phòng đại diện ;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
  • Các bước thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Sau khi đã soạn thảo các văn bản theo luật định có thể tiến hành các bước sau:

  • Bước 1: Quyết toán với cơ quan thuế; khóa mã số thuế. Tiến hành trả dấu tại Công An thành phố
  • Bước 2: Nộp hồ sơ, lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
  • Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp của Công Ty Luật Doanh Nghiệp Thiên Mã , xin vui lòng liên hệ số hotline 0948 855 355 hoặc số máy nội bộ 0247 300 6563 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

The post Thủ tục giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2O5001O