Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Giải đáp chi tiết

Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Với những trường hợp được quy định cụ thể, người sử dụng đất cần phải nộp một số tiền cho nhà nước. Nếu chưa rõ về các trường hợp phải nộp loại thuế này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất?

Muốn trả lời câu hỏi khi nào phải nộp thuế sử dụng đất thì bạn cần biết được đâu là đối tượng phải nộp tiền thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Dưới đây là những trường hợp cụ thể

Đối tượng 1

Người dùng đất của Nhà nước để dùng vào các mục đích:

  • Các hộ gia đình và cá nhân được giao đất ở
  • Những người Việt Nam định cư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để đầu tư, xây dựng nhà ở với mục đích bán hoặc cho thuê.
  • Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) gắn liền với hạ tầng.
  • Các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng. Trong đó có diện tích nhà ở hoặc bán hoặc bán kết hợp cho người khác thuê.

Đối tượng 2

Người đang dùng đất của Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất nghĩa trang trong các trường hợp:

  • Đất nông nghiệp, phi nông nghiệp có nguồn gốc giao không thu tiền sử dụng đất trước đó, nay được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển quyền sử dụng sang đất ở hoặc nghĩa trang.
  • Đất nông nghiệp, phi nông nghiệp được giao có thu tiền sử dụng, nay chuyển sang làm đất ở hoặc nghĩa trang có thu tiền sử dụng đất.
  • Đất phi nông nghiệp có nguồn gốc giao có thu tiền sử dụng chuyển sang làm đất ở có thu tiền sử dụng đất.
  • Đất nông nghiệp, phi nông nghiệp được giao cho thuê nay chuyển sang làm đất ở hoặc đất nghĩa trang và chuyển từ thuê sang giao có thu tiền sử dụng.

Đối tượng 3

Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Bên cạnh 2 đối tượng trên thì các hộ gia đình, cá nhân đang dùng đất để ở, đất phi nông nghiệp được công nhận có thời hạn trước thời điểm 1/7/2014 khi được cấp “Giấy chứng nhận” cần phải đóng thuế sử dụng đất. Cụ thể như sau:

  • Giấy chứng nhận được cấp trước ngày 15/10/1993 mà không có các giấy tờ quy định rõ trong khoản 1 Điều 100 của Luật đất đai.
  • Cấp giấy chứng nhận trước ngày 15/1/1993 – 01/7/2004 mà không có các giấy tờ quy định rõ trong khoản 1 Điều 100 của Luật đất đai.
  • Cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân với đất được giao không đúng thẩm quyền trước thời điểm 01/7/2004
  • Cấp giấy chứng nhận cho cá nhân, hộ gia đình với đất ở được giao không đúng thẩm quyền hoặc đất do lấn chiếm từ 01/7/2004 – trước ngày 01/7/2004 mà nay được xét cấp Giấy chứng nhận.

Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất

Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Ngoài những đối tượng được quy định rõ ở trên thì nghĩa vụ đóng thuế sử dụng đất có thể phát sinh trong một số trường hợp. Hiện nay, theo Luật đất đai 2013,  đất được chia thành 2 nhóm gồm những loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Cả 2 đều nằm trong đối tượng mà các tổ chức, cá nhân sau khi sử dụng phải đóng thuế. Theo luật định, việc đóng thuế sử dụng đất sẽ phát sinh với một số điều kiện sau:

  • Đóng thuế sử dụng đất hàng năm do các cá nhân và tổ chức đã được Nhà nước công nhận về quyền sử dụng hoặc do người đang sử dụng thực hiện.
  • Loại đất mà các tổ chức, cá nhân sử dụng nằm trong đối tượng luật pháp ghi nhận là đối tượng phải đóng thuế. Bao gồm:

+ Những loại đất sử dụng trong nông nghiệp: Đất trồng rừng, trồng trọt, nuôi thủy hải sản

+ Đất phi nông nghiệp: Đất ở, sử dụng để kinh doanh, sản xuất hoặc các loại đất thuộc nhóm này nằm trong vùng đối tượng chịu thuế nhưng dùng vào việc kinh doanh.

Các loại đất không phải đóng tiền thuế sử dụng đất hàng năm gồm:

+ Đồng cỏ tự nhiên, đất có rừng, các loại đất chuyên dùng hoặc đất ở thuộc nhóm đất nông nghiệp

+ Đất phi nông nghiệp nhưng không sử dụng vào việc kinh doanh mà sử dụng vì cộng đồng, đất dùng làm nghĩa trang, từ đường, xây trụ sở,….

Thuế sử dụng đất hàng năm theo quy định tính thế nào?

Ngoài câu hỏi khi nào phải nộp thuế sử dụng đất thì cách tính thuế sử dụng đất hàng năm cũng được rất nhiều độc giả quan tâm. Theo đó, thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp đều có cách tính riêng.

Cách tính đối với đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = Giá tính thuế  x Thuế suất

Trong đó:

Giá thuế được tính theo công thức: “Diện tích đất tính thuế x 1m2 đất

+ Diện tích đất tính thuế được tính là diện tích người sử dụng đất đang sử dụng được quy định theo luật.

+ 1m2 đất: Do Ủy ban tỉnh quy định, 5 năm điều chỉnh 1 lần.

– Thuế suất: Căn cứ tính thuế sử dụng với đất phi nông nghiệp được quy định theo Luật.

+ Mức thuế 0.03%: Áp dụng với những trường hợp như phần đất nằm trong hạn mức, đất ở gắn với nhà nhiều tầng, nhiều hộ hoặc các công trình mặt đất; đất dùng kinh doanh, sản xuất, đất trong dự án đầu tư phân kỳ.

+ Mức thuế suất 0,07%: Áp dụng với những trường hợp đất vượt chưa quá 3 lần hạn mức.

Cách tính đối với đất nông nghiệp

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích x hạng đất x định xuất thu

Trong đó:

  • Diện tích: Chính là diện tích đã ghi rõ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Hạng đất: Do chính quyền cấp địa phương phân hạng và cơ quan Nhà nước có phê duyệt ổn định trong thời gian 10 năm.
  • Định xuất thu: Tính bằng số kg thóc/đơn vị diện tích, hạng đất.

Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã giải đáp được vấn đề mà mình quan tâm. Để được tư vấn chi tiết, mời bạn liên hệ với Luật Thiên Mã qua hotline 0948 855 355 hoặc 0967 142 988.

Bạn đang xem bài viếtkhi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Không đóng thuế đất có sao không?tại chuyên mụcluật đất đai và nhà ở

The post Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Giải đáp chi tiết appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3hWuqQe

Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2020 số 11/đk theo thông tư 33

Nhiều người có ý định chuyển mục đích sử dụng đất, tuy nhiên không biết làm như thế nào để có thể chuyển mục đích sử dụng đất. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu và viết đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2020.

Vì sao nhiều người có ý định chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Nhiều người có ý định chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm thay đổi mục đích sử dụng mảnh đất mình đang sở hữu. 

  • Ví dụ: trong trường hợp đất đang sử dụng là đất nông nghiệp những người sở hữu muốn chuyển đổi thành đất ở hoặc đất kinh doanh. Trong những trường hợp này thì cần làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Một số trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất

Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

  • Đất trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thủy sản sản nước mặn, làm muối..
  • Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào sử dụng mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
  • Từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
  • Từ đất xây dựng công trình, sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.
  • Từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất
  • Từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở

Cách xin chuyển mục đích sử dụng đất

Theo Luật đất đai năm 2013, khi chuyển mục đích phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để có thể xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì tuân theo khoản 1 Điều 6 thông tư 30/2014/ TT-BTNMT quy định hồ sơ bao gồm:

Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2020 theo mẫu số 01 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sua khi chuẩn bị hồ sơ thì bạn đến phòng tài nguyên và môi trường để nộp hồ sơ. 

Sau khi nhận được hồ ớ, cơ quan tiếp nhận sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận phải báo với chủ nhân hồ sơ trong vào 3 ngày để hoàn thành hồ sơ. 

Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ thì Phòng tài nguyên và môi trường sẽ thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa. thông báo và hướng dẫn cá nhân, hộ gia đình nộp tiền theo quy định.

Sau đó, trình UBND cấp huyện quyết định cho phép sử dụng đất, chỉ đạo cập nhật và chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đâi. 

Bước 3: Trả kết quả

Sau khi đã hoàn thành xong đầy đủ các thủ tục, phòng tài nguyên và môi trường trao quyết định sử dụng đất cho chủ sở hữu. 

Hướng dẫn ghi thông tin đơn xin chuyển nhượng đất

Ghi rõ họ tên UBND có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Hộ gia đình có yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất thì là UBND cấp huyện nơi có đất. Các tổ chức yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất thì UBND cấp tỉnh nơi có đất.

  1. Ghi rõ họ tên, cá nhân xin sử dụng đất hoặc cá nhân đại diện cho hộ gia đình, ghi thông tin tổ chức (nơi tiếp nhận hồ sơ theo mẫu).
  2. Ghi rõ mục đích sử dụng đất sau khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất. 

Tiền lệ phí phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất 

Theo quy định của pháp luật, người có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải nộp lệ phí theo quy định của nhà nước. 

Đơn cử như việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở được quy định như sau:

Tại điểm b khoản 2 điều 5 quy định: chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở. Tuy nhiên phải thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá hiện hành. Điều này được tính theo công thức:

  • Tiền sử dụng đất phải nộp = tiền sử dụng đất tính theo giá đất ởtiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Những lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất

Phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng hồ sơ. Vì nếu không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc thẩm định hồ sơ.

Tìm hiểu rõ luật quy định để không vi phạm pháp luật. Đồng thời, khi tìm hiểu rõ luật định sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ cũng như thủ tục một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Nộp lệ phí đúng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất, luật định đã quy định, tùy vào từng trường hợp sẽ phải nộp lệ phí khác nhau. Trong trường hợp không nộp lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ vi phạm pháp luật. 

Như vậy, việc làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2020 là do nhu cầu của mối cá nhân. Để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành công, các bạn hãy lưu ý những điều trên. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Bạn đang xem bài viếtmẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2020 số 11/đk theo thông tư 33tại chuyên mụcLuật đất đai nhà ở

The post Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2020 số 11/đk theo thông tư 33 appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/31lFFer

Quyền sử dụng đất của hợp tác xã được chia thế nào? Ai là người có thẩm quyền quyết định?

Hợp tác xã loại hình kinh doanh tập thể khá phổ biến ở nước ta. Hiện nay Đảng và nhà nước đang dành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân thành lập và tham gia các hợp tác xã (HTX). Vậy quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi hoạt động cho đến lúc giải thể được xác lập như thế nào? Câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất của hợp tác xã

  • Luật đất đai 2013;
  • Nghị định 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 (Nghị định 43/2013/NĐ-CP);
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai (Nghị định 01/2017/NĐ-CP);
  • Thông tư 10/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
  • Luật đầu tư 2014;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014 (Nghị định 118/2015/NĐ-CP);
  • Luật hợp tác xã 2012;
  • Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã (Nghị định 193/2017/NĐ-CP);
  • Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
  • Nghị định số 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ (Nghị định số 140/2016/NĐ-CP);
  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (Luật thuế TNDN);
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN (Nghị định 218/2013/NĐ-CP).

Đặc điểm riêng về QSDĐ của HTX

Tại Khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai quy định HTX là tổ chức kinh tế. Vì vậy việc giao đất cho HTX được thực hiện như giao đất cho tổ chức kinh tế. Về tài sản của HTX có 2 loại đó là: tài sản thông thường và tài sản không chia. 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Hợp tác xã “Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động”.

Theo điểm a khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã thì “Quyền sử dụng đất (QSDĐ)do Nhà nước giao đất là tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”.

Nhìn vào khái niệm tài sản không chia có thể thấy Luật chỉ hạn chế về quyền lợi của thành viên đối với QSDĐ khi chấm dứt tư cách thành viên. Tuy nhiên lại không đề cập đến các hạn chế về quyền của HTX đối với QSDĐ này kể cả quyền giao dịch. Do đó, có thể hiểu HTX nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giao dịch đối với QSDĐ thì vẫn

HTX có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không?

HTX hoàn toàn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp mà pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất

Việc thanh lý QSDĐ khi chấm dự án được quy định như sau: “Trong trường hợp chấm dứt dự án nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.”

Ngoài ra điểm b Khoản 5 Điều 41 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định “Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Đối với trường hợp HTX được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì sau khi chấm dứt dự án nhà nước sẽ thu hồi theo quy định của pháp luật về đầu tư, được hướng dẫn tại Khoản 14 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. 

Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai thì xử lý thu hồi đất như sau:

  • Kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư, HTX được tiếp tục sử dụng đất 24 tháng;
  • Sau 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định, HTX được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật;
  • Sau 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định, HTX không thực hiện được việc chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp của mình gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.

Do đó, trong trường hợp HTX được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư khác trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động. Ngược lại, nếu ngoài thời hạn nói trên mà HTX vẫn chưa chuyển nhượng được quyền sử dụng đất thì sẽ bị thu hồi đất.

Đất đai thuộc quyền sở hữu của HTX, không thuê của nhà nước

Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai, HTX được quyền chuyển nhượng QSDĐ là tài sản do HTX mua sắm và thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất sạch không kiện tụng, tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, đất do thành viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất. HTX là chủ sở hữu, sử dụng, quản lý QSDĐ đó và xử lý (bán, cho thuê, tặng,..) theo điều lệ của hợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên.

Bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ thông tin hữu ích về quyền sử dụng đất của hợp tác xã. Bạn vẫn còn thắc mắc cần tư vấn thêm đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, chuyên môn, nghiệp vụ cao chúng tôi tự tin sẽ giải đáp tường tận và cùng bạn gỡ rối mọi vấn đề liên quan đến pháp luật.

Bạn đang xem bài viếtQuyền sử dụng đất của hợp tác xã được chia thế nào? Người quyết định?tại chuyên mụcLuật đất đai nhà ở

The post Quyền sử dụng đất của hợp tác xã được chia thế nào? Ai là người có thẩm quyền quyết định? appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/33giCUz

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Có nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 được không?

Rất nhiều người tham gia giao thông thường thắc mắc rằng có nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 được không? Vì thứ 7 các cơ quan hành chính thường đóng cửa. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên.

Khi nào sẽ bị nộp phạt giao thông?

Vi phạm luật giao thông sẽ bị nộp phạt

Bất cứ người tham gia giao thông nào ít nhiều cũng được biết đến Luật an toàn giao thông. Tuy nhiên khi nào thì bị nộp phạt giao thông? Đó khi khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định của luật an toàn giao thông, ví dụ đi sai làn đường vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ cho phép…

Những người nào vi phạm luật giao thông sẽ bị công an giao thông cho dừng xe và lập biên bản vi phạm theo quy định. Sau khi lập biên bản thì người vi phạm phải nộp phạt hành chính theo quy định ở kho bạc nhà nước (kho bạc trên địa bàn vi phạm).

Trường hợp thu giữ phương tiện

Trong quá trình vi phạm luật giao thông, theo luật đã quy định về những trường hợp sẽ bị thu giữ phương tiện. Điều 125 đã quy định, tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng theo những tình tiết:

  • Để xác minh tình tiết mà nếu không giữ tang vật thì không có căn cứ để quyết định xử lý.
  • Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Đảm bảo thi hành quyết.

Việc tạm giữ tang vật quy định tại khoản 1, điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác định được tình tiết. 

Có nộp phạt giao thông vào thứ 7 được không?

Có rất nhiều người băn khoăn và đặt ra câu hỏi rằng có thể nộp phạt giao thông vào thứ được không? Nhiều người đặt ra câu hỏi này vì đây là khoảng thời gian họ thuận tiện để đi nộp phạt. Hầu hết các ngày trong tuần, nhiều người còn bận đi làm. 

Có thể nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7? Theo quy định, thì cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan tiếp nhận đều mở cửa vào sáng thứ 7. Còn một số tỉnh thành khác thì tùy theo điều kiện làm việc. 

Tuy nhiên những người nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 nên lưu ý rằng, các cơ quan thu nhận nộp phạt chỉ hoạt động vào buổi sáng và đóng cửa vào buổi chiều.

Trường hợp không thể đi nộp phạt thì có thể ủy quyền

Trong trường hợp cá nhân người vi phạm giao thông không thể đi nộp phạt vì lý do nào đó có thể ủy quyền cho người khác đi nộp phạt thay mình. 

Tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về Đại diện theo ủy quyền đã chỉ rõ rằng:

Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá dân, pháp nhân khác thực hiện giao dịch nhân sự.

Đồng thời, luật này cũng quy định, các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo phương  pháp ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung. 

Như vậy, nếu trong trường hợp người vi phạm không thể đi nộp phạt thì hoàn hoàn có thể ủy quyền cho người thân đi nộp phạt thay mình.

Một số lưu ý khi nộp phạt giao thông

Thời hạn nộp phạt là mười ngày

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được  quyết định xử phạt, cá nhân, tổ hcuwsc bị xử phạt.  phải nộp phạt  tại kho bạc nhà nước hoặc có thể nộp trực tiếp vào tài khoản của kho bạc nhà nước.

Căn cứ vào Điều 78, thủ tục nộp tiền phạt Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã có những quy định rõ ràng phải nộp phạt trong 10 ngày như đã nêu trên. Nếu quá thời hạn sxe bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Đối với mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số chưa nộp phạt.

Những người ở vùng sâu vùng xa có thể nộp phạt cho người có thẩm quyền

Ở một số vùng sâu vùng xa, biên giới hoặc miền núi rất khó khăn trong việc đi lại thì có thể nộp phạt cho người có thẩm quyền xử lý. Người này có trách nhiệm nộp cho kho bạc nhà nước. 

Mọi trường hợp thu tiền, phạt tiền  thì đều có chứng từ và biên bản xác nhận.

Các bước tiến hành nộp phạt tại kho bạc nhà nước

Đầu tiên, người vi phạm đến đội hoặc phòng CSGT đã lập biên bản vi phạm theo đúng ngày hẹn để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Một số giấy tờ cần mang theo đó là chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân và biên bản vi phạm hành chính.

Sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ đến kho bạc nhà nước hoặc nơi được ủy quyền để nộp phạt theo quy định.

Sau khi đã nộp phạt đêm biên lai nộp phạt đến nơi đầu tiên để lấy lại giấy tờ hoặc phương tiện đã bị thu giữ. 

Như vậy, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 không? Hi vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích và giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc nộp phạt giao thông.

Bạn đang xem bài viếtQuy trình nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 ở kho bạc nhà nướctại chuyên mụcLuật giao thông đường bộ

The post Có nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 được không? appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2COrk1P

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Giải bài toán khó: Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không

Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không hiện nay là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người. Trong đó, vấn đề chế độ hưởng thai sản như thế nào, trợ cấp ra sao,… đang trở thành mối quan tâm của không ít chị em phụ nữ. Việc nắm rõ những quy định này rất quan trọng bởi đây là cơ sở để đảm bảo quyền lợi khi mang thai. 

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên năm 2020

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật lao động 2012 giáo viên sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng. Trong trường hợp sinh đôi thì bắt đầu từ con thứ 2 trở đi sẽ được nghỉ thêm một tháng. Theo đó giáo viên sẽ được nghỉ trước và sau khi sinh hoặc chỉ nghỉ sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa là 2 tháng.

Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?

Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp đứng lớp không là vấn đề nhiều người băn khoăn. theo đó các giáo viên khi nghỉ thai sản vẫn sẽ được hưởng phụ cấp đứng lớp. mức phụ cấp này dao động từ 25% đến 50%, tùy vào từng cấp giảng dạy cụ thể, từng khu vực giảng dạy cũng như từng lĩnh vực khác nhau.

Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không? 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi nghỉ thai sản Giáo viên sẽ chỉ được hưởng các loại phụ cấp mà không được hưởng lương. trong khi đó phụ cấp khu vực lại được tính dựa trên cơ sở trả lương. hình ảnh mặt khi nghỉ thai sản các giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp khu vực vì không được trả lương

Công thức tính tiền thai sản cho giáo viên

Hiện nay công thức tính tiền thai sản cho giáo viên gồm có các khoản trợ cấp, phụ cấp như trợ cấp một lần khi sinh con, mức hưởng chế độ thai sản và phụ cấp đứng lớp. Cụ thể:

Mặc dù không được hưởng lương khi nghỉ thai sản nhưng giáo viên nghỉ thai sản sẽ được hưởng trợ cấp thai sản 1 lần, Theo đó, trợ cấp sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Mức trợ cấp này sẽ được tính riêng cho mỗi con, trường hợp sinh 2 con sẽ được tính gấp đôi, sinh 3 sẽ được tính 3,…

Luật bảo hiểm xã hội cũng quy định mức hưởng chế độ thai sản. Công thức được tính là mức hưởng trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ thai sản. Trường hợp chưa đóng đủ bảo hiểm 6 tháng thì mức trợ cấp là mức tiền lương bình quân của các tháng đã tham gia đóng bảo hiểm

Ngoài ra các giáo viên còn được hưởng phụ cấp đứng lớp theo quy định của pháp luật. Công thức tính của phụ cấp này dựa vào mức lương và bộ giáo viên nhận được. Trong đó phụ cấp đứng lớp sẽ dao động từ 25 đến 50% mức lương này.

Một số thắc mắc liên quan đến vấn đề giáo viên nghỉ thai sản

Ngoài ra, hiện nay còn rất nhiều thắc mắc về vấn đề giáo viên nghỉ thai sản bên cạnh thắc mắc giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không như:

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên trong hè?

Hiện nay, giáo viên sẽ được hưởng 1 kỳ nghỉ là “đặc thù” của ngành giáo dục, bên cạnh kỳ nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, đó là nghỉ hè. Thời gian nghỉ hè của các giáo viên là 2 tháng, trong đó lương, phụ cấp vẫn giữ nguyên. 

Pháp luật hiện nay quy định thời gian nghỉ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trong khi đó lại không đề cập đến kỳ nghỉ hè.  Theo đó, giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè vẫn sẽ được đảm bảo quyền lợi. Tức là kỳ nghỉ hè sẽ “diễn ra” sau kỳ nghỉ thai sản.

Giáo viên thử việc và chế độ thai sản

Giáo viên thử việc có được hưởng chế độ thai sản không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi lẽ chế độ thai sản phụ thuộc vào mức đóng bảo hiểm. Mà trong thời gian thử việc lại không bắt buộc đóng bảo hiểm.

Do đó, nếu đóng đủ bảo hiểm từ 6 tháng trở lên, giáo viên nghỉ thai sản sẽ được hưởng trợ cấp, chế độ thai sản. Cùng với đó, sẽ có những chính sách hỗ trợ kèm theo của doanh nghiệp, trường học dành cho giáo viên, nhân viên nữ được khoản phí kèm theo cùng lương chế độ.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không và những chia sẻ từ chuyên gia tư vấn pháp luật. Bên cạnh đó là những thông tin xoay quanh vấn đề chế độ thai sản mà mọi người không nên bỏ qua. Nắm rõ những quy định này, chắc chắn bạn sẽ luôn đảm bảo được quyền lợi cho mình khi tham gia vào các quan hệ lao động nói chung.

Bạn đang xem bài viếtbài toán khó: Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương khôngtại chuyên mụckiến thức chung

The post Giải bài toán khó: Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2Eums2p

Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế và những vấn đề không thể bỏ qua

Trong cuộc sống hợp đồng là một trong những hình thức thỏa thuận pháp lý có vai trò quan trọng. Trong đó hợp đồng kinh tế là một trong những loại hợp đồng xuất hiện rất nhiều hiện nay. Trong nhiều trường hợp, đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế xảy ra. Điều đó khiến cho bạn không biết đâu là căn cứ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và hậu quả là gì?

Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng

 

CÔNG TY ………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……………….

…….., ngày ….. tháng …. năm ……

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Kính gửi: Ông/bà (1) ………………………

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18 tháng  6 năm 2012;

Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),

Công ty xin thông báo nội dung như sau:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………………….……….

Chức vụ (2): ……………………………

  1. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
  2. Lý do (3): ………………………………………………………………………

Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng (4) …………… tiếp nhận công việc.

Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng!

Nơi nhận:

– Ông/bà (5): …………(thực hiện);

– Phòng (6) …………(thực hiện);

– Lưu: VT.

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Chủ đầu tư đơn phương chấm dứt hợp đồng

Về vấn đề việc chủ đầu tư đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế hiện nay pháp luật có rất nhiều quy định rõ ràng. Đó là những vấn đề về trường hợp có thể tiến hành đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế, hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng kinh tế, cũng như các quy định về các mức phạt tương đương theo đúng cam kết đưa ra.

Trường hợp được đơn tự phương chấm dứt hợp đồng kinh tế

Đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế hiện nay có hai trường hợp xảy ra đó là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật và đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trường hợp đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế đúng pháp luật sẽ không phải tiến hành bồi thường. 

Cả Bộ luật dân sự 2015 và luật thương mại 2005 đều đề cập cụ thể về những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng như:

  • Bên còn lại vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng một cách nghiêm trọng.
  •  Các bên thỏa thuận về vấn đề trong dứt hợp đồng
  • Pháp luật có quy định cho phép chấm dứt hợp đồng trong một số điều kiện hoàn cảnh nhất định.

Làm sao để đơn phương tự chấm dứt hợp đồng đúng luật?

Bộ luật dân sự 2015 quy định về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật là:

  • Việc thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng có cần cứu cụ thể theo quy định của pháp luật.
  • Nên có thông báo cho đối phương khi chấm dứt hợp đồng. Cần phải thông báo cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định. Khoản 2 Điều 428 BLDS 2015 quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại khi không thông báo việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng có bị phạt không?

Hiện nay, trong luật Lao Động có những quy định rõ ràng về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, có những trường hợp sẽ bị xử phạt cũng như không bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật như:

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không bị phat

  • Người lao động không hoàn thành trách nhiệm trong công việc theo đúng hợp đồng đã ghi, bị người sử dụng lao động sa thải.
  • Người lao động gặp tai nạn, đau ốm có thời gian điều trị liên tục trong 12 tháng đối với dạng hợp đồng không khác định thời hạn, mất khả năng lao động chưa phục hồi quá nửa thời hạn trong hợp đồng.
  • Bị tai nạn do hỏa hoạn, thiên tai hay những lý do bất khả kháng mà người lao động đã cố gắng khắc phục nhưng vẫn không thể tránh khỏi, thu hẹp khả năng làm việc.
  • Sau 15 ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp động, người lao động không đến nơi làm việc.
  • Phải thông báo trước cho người sử dụng lao động về thời gian chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bị xử phạt

Ngoài những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không bị xử phạt, nếu người lao động vi phạm những quy định sau sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật:

  • Người lao động đang bị đau ốm, tai nạn lao động trừ những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng trên.
  • Người lao động tự ý nghỉ việc và những trường hợp nghỉ việc được người sử dụng lao động không đồng ý.
  • Đối với lao động nữ chấm dứt hợp đồng vì lý do mang thai, kết hôn, nuôi con dưới 12 tháng,… trừ trường hợp người có cá nhân mất, bị tòa án tuyên bố mất khả năng lao động, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích,…
  • Người lao động nghỉ việc khi hưởng các chế độ chính sách của công ty như thai sản theo đúng quy định của pháp luật.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng bị phạt như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp vi phạm, cũng như từng đối tượng sẽ có những mức xử phạt khác nhau. Được pháp luật quy định như sau:

Người sử dụng lao động

Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ bị xử phạt như sau:

  1. Người sử dụng lao động phải bồi thường các khoản chi phí thiệt hại phát sinh và mời người lao động quay trở lại làm việc.
  2. Nếu người lao động quay trở lại làm việc, người sử dụng lao động bắt buộc phải chi trả các khoản tiền từ tiền lương, bảo hiểm trong những ngày mà người lao động bị chấm dứt hợp đồng.
  3. Trong trường hợp vị trí và công việc được giao kết hợp trong hợp đồng lao động không còn, bên phía người sử dụng lao động bắt buộc phải bồi thường các khoản tiền bảo hiểm và tiền lương cho người lao động. Cùng với đó, người sử dụng lao động phải thương thảo lại với người lao động để chỉnh sửa hoặc bổ sung hợp đồng mới.
  4. Nếu người lao động không đồng ý làm việc, ngoài các khoản phí bồi thường trên thì người sử dụng lao động phải trả thêm tiền trợ cấp thôi việc theo đúng quy định.
  5. Nếu bên phía người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động về làm việc theo quy định, bắt buộc họ phải bồi thường thêm khoản tiền như trường hợp người lao động không đồng ý làm việc đã quy định trên.
  6. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng thời hạn báo trước, thì phải bồi thường cho người lao động số tiền lương tương ứng với những ngày không được thông báo từ trước.

Người lao động

Đối với trường hợp bên phía người lao động tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng vi phạm pháp luật sẽ không được hưởng các khoản bồi thường, từ tiền lương, bảo hiểm và trợ cấp thôi việc. Ngay cả khi người lao động thực hiện theo đúng quy định đi làm thường xuyên từ 12 tháng trở lên. 

Bên cạnh đó, người lao động sẽ phải bồi thường một khoản chi phí là nửa tháng tiền lương cho người sử dụng lao động theo đúng quy định. Ngoài ra, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng và vi phạm về thời hạn báo trước thì sẽ phải bồi thường một khoản chi phí tương ứng với những ngày không được báo trước trực tiếp vào lương. 

Còn trường hợp người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng, cũng như vi phạm hợp đồng đào tạo bắt buộc phải chịu trách nhiệm hoàn trả mọi chi phí đào tạo cho bên sử dụng lao động, đúng quy định.

Hiện nay hợp đồng kinh tế đã được đổi tên thành hợp đồng thương mại. Đây là một trong các loại hợp đồng cực kỳ quan trọng đối với người kinh doanh. Chính vì thế, tất cả mọi người không nên bỏ qua những thông tin về trường hợp đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế. 

Hi vọng những thông tin được cung cấp trên đây sẽ là những thông tin hữu ích để mọi người trang bị thêm cho mình những kiến thức về pháp luật vững chắc nhất. Đồng thời, nên quan tâm thêm về những vấn đề pháp lý xoay quanh thuật ngữ đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế này để tránh gặp rủi ro. 

Bạn đang xem bài viếtđiều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế – BLDS 2020tại chuyên mụckiến thức chung

The post Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế và những vấn đề không thể bỏ qua appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3f77M5M

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn chi tiết nhất 2020 – Download ngay

Mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn là thông tin được nhiều người làm trong lĩnh vực xây dựng quan tâm. Bài viết này sẽ trình bày về các mẫu hồ sơ này theo Thông tư số 11/2015/TT- BKHĐT của Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Giới thiệu một số mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn

Theo Thông tư số 11/2015/TT- BKHĐT của Bộ kế hoạch và Đầu tư, mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn bao gồm một số mẫu như sau :

Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu rút gọn
Quyết định phê duyệt kế hoạch LCNT (Mẫu số 03 – Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT)

Mẫu số 01: Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp

mẫu hồ sơ mới được ban hành kèm theo Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT

Là mẫu hồ sơ yêu cầu dành cho các gói thầu xây lắp để thực hiện việc chỉ định thầu trong nước theo một quy trình thông thường.

Mẫu số 02: Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu mua sắm hàng hóa

Là mẫu hồ sơ dành cho chỉ định thầu trong mua sắm hàng hóa trong nước theo theo quy trình thông thường. Chuẩn bị tốt mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn sẽ dễ dàng có được ưu thế

Mẫu số 03: Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh xây lắp

Là mẫu hồ sơ dành cho việc yêu cầu được áp dụng đối với gói thầu xây lắp thực hiện chào hàng cạnh tranh trong nước.

Mẫu số 04: Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa

Là mẫu hồ sơ dành cho việc yêu cầu áp dụng đối với các gói thầu thực hiện chào hàng cạnh tranh trong nước ở lĩnh vực mua sắm hàng hóa.

Mẫu số 05: Bản yêu cầu báo giá là mẫu hồ sơ yêu cầu

thực hiện chào hàng cạnh tranh trong nước nhằm báo giá đối với gói thầu xây lắp hay mua sắm hàng hóa.

Mẫu số 06: Dự thảo hợp đồng cho chỉ định thầu

Là mẫu dự thảo hợp đồng dành cho các gói thầu xây lắp hoặc mua sắm hàng hóa thuộc phạm vi chỉ định thầu.

Mời các bạn xem và tải các mẫu hồ sơ được chúng tôi chia sẻ phía trên tại đây.

Các trường hợp được áp dụng hồ sơ chỉ định thầu rút gọn

Mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn là một trong những mẫu hồ sơ được dùng trong nhiều trường hợp có các hạng mục cần tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên, với tính đặc thù của việc chỉnh định thầu rút gọn, không phải trường hợp gói thầu nào cũng có thể áp dụng được các mẫu hồ sơ này.

Đồng thời, ở từng loại gói thầu, việc chỉ định thầu rút gọn sẽ có những đặc điểm khác nhau trong cách thức, quy trình thực hiện. Vậy những trường hợp nào được áp dụng hồ sơ chỉ định thầu rút gọn? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần này của bài viết.

Về cơ bản, hồ sơ chỉ định thầu rút gọn được sử dụng trong 02 trường hợp chính, bao gồm: Các gói thầu nhằm khắc phục hoặc hạn chế hậu quả tới tài sản, con người và các gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu.

Các gói thầu nhằm khắc phục hoặc hạn chế hậu quả

Các gói thầu nhằm khắc phục hoặc hạn chế hậu quả tới tài sản bao gồm: Gói thầu nhằm khắc phục hay xử lý kịp thời hậu quả xảy ra bởi sự cố bất khả kháng; Gói thầu nhằm tránh gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của dân cư hay các công trình liền kề; Gói thầu nhằm triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh bằng việc mua thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế trong một số trường hợp cấp bách.

Các gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu rút gọn

Mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn còn được áp dụng đối với các gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu, bao gồm:

  • Các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn và dịch vụ công có giá trị không quá 500 triệu đồng;
  • Các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công có giá trị không quá 01 tỷ đồng;
  • Các gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 100 triệu đồng.
  • Cần nắm vững mẫu hồ sơ để thực hiện đúng quy trình

Ngoài ra, việc chỉ định thầu rút gọn còn được áp dụng đối với một số các gói thầu khác như: Các gói thầu nhằm đảm bảo bí mật Nhà nước; các gói thầu nhằm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, vùng trời, vùng biển của quốc gia…; các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu, công trình kiến trúc, các công trình nghệ thuật như: phù điêu, tượng đài, các bức tranh…

Quy trình chỉ định thầu rút gọn theo quy định của luật

Việc nắm được mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn rất quan trọng trong việc đấu thầu các hạng mục.

Bạn sẽ có sự chuẩn bị và những bước đi chắc chắn nhất để có thể giành được ưu thế. Theo đó, quy trình chỉ định thầu rút gọn gồm các bước sau:

  • Căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và dự toán được phê duyệt, bên mời thầu sẽ gửi tới các nhà thầu dự thảo hợp đồng. Các nhà thầu được bên mời thầu mời tham gia thông qua việc xác định kinh nghiệm, khả năng để đáp ứng các yêu cầu từ phía bên mời thầu.
  • Trong đó, dự thảo hợp đồng của bên mời thầu thường bao gồm các phần: nội dung công việc mà bên nhà thầu cần thực hiện, phạm vi, thời gian thực hiện, yêu cầu về chất lượng công việc, giá trị tương ứng cùng một số nội dung khác.

Trên đây là những chia sẻ về mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn cũng như một số vấn đề liên quan tới việc chỉ định thầu rút gọn. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại cho bạn sự hiểu biết hơn nữa về lĩnh vực này.

Bạn đang xem bài viếtmẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn chi tiết nhất 2020 – Download ngaytại chuyên mụcluật đấu thầu

The post mẫu hồ sơ chỉ định thầu rút gọn chi tiết nhất 2020 – Download ngay appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3jAnVnU

Tìm hiểu quy định về thời gian trong đấu thầu qua mạng từ A – Z

Quy định về thời gian trong đấu thầu qua mạng như thế nào? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Vậy thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng là bao lâu? Dựa trên nguyên tắc gì? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Chi tiết quy định về thời gian đấu thầu qua mạng

Quy định về thời gian trong đấu thầu qua mạng được căn cứ trên tính chất từng gói thầu. Theo đó, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu hệ thống mạng (E-HSDT) được quy định như sau:

  1. Thời gian tối đa là 45 ngày, bắt đầu từ ngày mở thầu cho tới ngày bên mời thầu trình lên chủ đầu tư phê duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu.
  2. Thời gian này không bao gồm khoảng thời gian cho việc thẩm định, phê duyệt cũng như thời gian thẩm định kết quả những bộ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với các gói thầu theo cách thức 2 túi hồ sơ cho một giai đoạn.
  3. Tối đa 25 ngày, tính từ ngày mở thầu cho tới khi bên mời thầu trình phía chủ đầu tư phê duyệt kết quả chọn nhà thầu với gói thầu thuộc quy mô nhỏ.
  4. Trong một số trường hợp cần thiết, thời gian đánh giá E-HSDt có thể kéo dài. Tuy nhiên, thời gian này không được quá 20 ngày. Bên cạnh đó, phải đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án.

Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng là gì?

Bên cạnh quy định về thời gian trong đấu thầu qua mạng thì đơn vị đánh giá hồ sơ cần đảm bảo được những nguyên tắc sau:

  • Đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên căn cứ tiêu chuẩn và những yêu cầu khác với hồ sơ mời thầu. Bên cạnh đó, cần căn cứ vào hồ sơ đã nộp hoặc những tài liệu giải thích để đảm bảo có thể làm rõ hồ sơ dự thầu, bảo đảm chọn được nhà thầu toàn diện, có khả năng, kinh nghiệm và đưa ra được những giải pháp tốt nhất trong việc thực hiện gói thầu.
  • Đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên bản chụp, nhà thầu chịu trách nhiệm vệ sự chân thực và thống nhất giữa bản chính và bản gửi. Trường hợp 2 bản này không có sự đồng nhất nhưng thứ tự xếp hạng nhà thầu vẫn có thể đảm bảo được thì sẽ đánh giá hồ sơ dựa trên căn cứ cũng như số liệu của bản gốc.
  • Đối với trường hợp sau khi xem xét bản kỹ bản chính và bản gửi, nếu không có sự thống nhất dẫn tới việc đánh giá bản gốc có sự sai khác, không giống bản chụp khiến thứ tự xếp hạng trước đó bị thay đổi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu này sẽ bị loại.

Đâu là đối tượng áp dụng đấu thầu qua mạng?

Căn cứ vào Điều 60 của Luật Đấu Thầu năm 2013; Điều 84 Nghị định số 63 của Chính Phủ; Thông tư 04 năm 2017 của Bộ KHĐT quy định về việc lựa chọn nhà thầu qua mạng với những gói thầu sau:

  • Dịch vụ tư vấn, phi tư vấn
  • Cung cấp dịch vụ mua sắm hàng hóa
  • Dịch vụ xây lắp

Những dịch vụ này được tổ chức đấu thầu một cách rộng rãi và chào hàng cạnh tranh theo 2 phương thức là: 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ; 1 giai

Bạn đang xem bài viếttìm hiểu quy định về thời gian trong đấu thầu qua mạng từ A – Ztại chuyên mụcLuật đấu thầu

The post Tìm hiểu quy định về thời gian trong đấu thầu qua mạng từ A – Z appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/30ABFX2

Tìm hiểu nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã, cấp phường

Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã được quy định rõ tại Điều 7 Thông tư số 06/2012 của Bộ Nội Vụ. Dưới đây những thông tin chi tiết về nhiệm vụ công chức Tài chính – Kế toán mà Luật Thiên Mã chia sẻ với bạn đọc.

Nhiệm vụ của công chức Tài chính – Kế toán cấp xã

Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã là tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện hệ thống nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trong phạm vi địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Xây dựng dự toán thu/chi ngân sách trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện thu/chi ngân sách cũng như các biện pháp khai thác những nguồn thu trên địa bàn xã
  • Kiểm tra, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới tài chính, ngân sách theo đúng hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách, thực hiện báo cáo ngân sách, tài chính theo quy định.
  • Thực hiện mọi công tác kế toán, ngân sách như thu, chi, quỹ công, hoạt động tài chính, tiền mặt, kế toán vật tư, thanh toán,…theo đúng định của pháp luật.
  • Chủ trì và phối hợp với các công chức cấp xã quản lý tài sản công; kiểm tra các dự đầu tư  xây dựng trong phạm vi thẩm quyền của UBND xã theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác theo quy định luật chuyên ngành và do chủ tịch UBND cấp xã giao.

Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã – Công việc chi tiết

Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã là một hệ thống các công việc liên quan tới việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý,… Dưới đây là công việc chi tiết trong hệ thống nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã.

Lập dự toán ngân sách xã

Lập dự toán khoản thu/chi đầu năm theo mục lục của ngân sách và nội dung kinh tế. Quy trình như sau:

– Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND huyện sẽ hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho từng xã

– UBND xã sẽ tổ chức hội nghị nhằm triển khai xây dựng dự toán ngân sách. Đồng thời giao số kiểm tra cho từng ban ngành, đoàn thể thuộc xã.

– Các ban ngành, đoàn thể xã sẽ lập dự toán của chính đơn vị mình; kế toán của xã sẽ lập dự toán ngân sách xã

– UBND xã làm việc với những đơn vị này; kế toán tổng hợp sau đó hoàn chỉnh dự toán ngân sách của xã.

– UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét và đưa ra ý kiến

– Sau khi nhận được ý kiến từ HĐND xã, UBND xã sẽ hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách sau đó gửi tới Phòng TC-KH của huyện.

– Phòng TC-KH huyện trình dự toán ngân sách huyện với những cơ quan có liên quan.

– UBND huyện giao dự toán ngân sách cho xã sau khi đã dự toán ngân sách huyện đã được duyệt.

Nhận dự toán đầu năm

– Căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt

– UBND xã trình lại dự toán hoàn chỉnh gửi cho HĐND cấp xã trước khi diễn ra phiên họp của HĐND về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và đưa ra quyết định về phương án giao dự toán cho từng ban ngành, đoàn thể của xã.

– UBND xã giao dự toán cho đoàn thể, các ban ngành và gửi tới các đơn vị: Phòng TC-KH, Kho bạc huyện, công khai dự toán xã.

– Kế toán của UBND xã căn cứ vào quyết định giao dự toán của cấp huyện để ghi vào sổ sách.

Dự toán bổ sung có mục tiêu

Dự toán bổ sung có mục tiêu cũng nằm trong nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã. Đối với cấp địa phương, khi có nhiệm vụ phát sinh hoặc cần ngân sách xã hỗ trợ mà chưa được ghi rõ trong dự toán đầu năm thì UBND xã phải xin dự toán bổ sung cho những khoản này. Sau khi được duyệt sẽ phát sinh một số nghiệp vụ như:

– Căn cứ vào hồ sơ văn bản đề nghị được duyệt; UBND huyện ra quyết định bổ sung và chuyển cho xã dùng ngân sách và kho bạc huyện.

– Kho bạc huyện sẽ được nhận thông báo chi tiết về số dự toán bổ sung. Những thông tin này sẽ được nhập vào hệ thống kho bạc để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý.

– Kế toán xã nhận quyết định dự toán từ huyện, dựa vào số dự toán được giao ghi chi tiết, đầy đủ vào sổ sách kế toán.

Công chức tài chính kế toán xã lập đề nghị ghi thu chi

Theo quý hoặc định kỳ, công chức tài chính – kế toán cấp xã sẽ thực hiện một số công việc. Cụ thể như sau:

– Lập bảng kê chứng từ thanh toán theo mẫu

– Được phép lập Lệnh ghi thu/chi gửi tới Kho bạc

– Lấy Lệnh ghi thu/chi ngân sách để ghi thông tin cần thiết vào sổ kế toán.

Nghiệp vụ kế toán chi tiền mặt

  • Chi tạm ứng cho các cán bộ và nhân viên
  • Chi tiền mặt cho hoạt động sự nghiệp
  • Chuyển số tiền thu hộ được cho cấp trên
  • Chi quỹ công chuyên dùng tại xã hoặc vào tài khoản
  • Chi tiền mặt để mua sắm tài sản cố định
  • Chi tiền trả lương cho cán bộ
  • Nộp tiền mặt vào kho bạc
  • Thanh toán một số khoản cần chi trả bằng tiền mặt

Kế toán thu tiền gửi, chi tiền gửi

Kế toán thu tiền gửi

  • Nhận tiền bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên
  • Nhận tiền bổ sung có mục tiêu ngân sách cấp trên
  • Nhận tiền tài trợ của các chương trình, dự án
  • Nhận các khoản thu điều tiết cho xã
  • Nhận kinh phí nhờ thu hộ, chi hộ
  • Thu khác
  • Thu hoạt động sự nghiệp

Kế toán chi tiền gửi

  • Rút tiền gửi cho vào quỹ tiền mặt
  • Chi lương tháng cũng như phụ cấp cho cán, bộ nhân viên
  • Chi nộp bảo hiểm
  • Chi tiền mua các tài sản cố định
  • Thanh toán những khoản cần phải trả bằng tiền gửi
  • Chi quỹ công, tiền hoạt động sự nghiệp
  • Chi tiền gửi kho bằng để thoái thu ngân sách

Ngoài ra, nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã còn thể hiện ở những công việc sau:

  • Chuyển tiền nội bộ
  • Xử lý nghiệp vụ về dụng cụ, vật liệu có liên quan
  • Xử lý nghiệp vụ về tài sản cố định, đầu tư xây dựng, tiền lương, bảo hiểm
  • Rút kinh phí từ kho bạc

Trên đây là các nhiệm vụ công chức tài chính kế toán xã chi tiết mà Luật Thiên Mã giải đáp cho độc giả. Để được tư vấn các vấn đề liên quan tới pháp luật, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0977 523 155/0967 142 988.

Bạn đang xem bài viếtnhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã, cấp huyện, cấp phườngtại chuyên mụcpháp luật hành chính

The post Tìm hiểu nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã, cấp phường appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/30wtWZK

Xử lí gấp các trường hợp chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính có thể bị xử lý gì không? Nếu có sẽ bị xử lý như thế nào? Đó là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn trong bài viết hôm nay.

Chậm nộp phạt vi phạm hành chính thuế

Việc chậm nộp tiền vi phạm hành chính có thể phát sinh khi cá nhân, tổ chức thực thi quyết định nộp phạt sau khi có các hành vi vi phạm ở một số lĩnh vực nhất định.

Khi nảy sinh các vấn đề về vi phạm hành chính và bị xử phạt, bạn cần phải tiến hành việc nộp tiền phạt tại các cơ quan đã được yêu cầu trong thời gian đã được ấn định. Bạn cần thực hiện đúng về thời gian cũng như địa điểm nộp tiền phạt để đảm bảo quyết định xử phạt được thực thi.

Thời gian bị tính chậm nộp phạt

Theo quy định, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị quá hạn thời gian nộp tiền sẽ bị tính là chậm nộp phạt tiền vi phạm hành chính. Khi bị tính thêm lỗi quá hạn, người có hành vi vi phạm bị xử phạt trước đó sẽ phải nộp thêm khoản tiền do chậm nộp phạt. Theo đó, người nộp phạt chậm sẽ bị tính thêm 0,05% trên tổng số tiền nộp phạt bị muộn.

Các trường hợp bị xác định nộp tiền phạt chậm

Cách xác định việc chậm nộp tiền phạt được quy định trong khoản 4 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC như sau:

Nếu việc xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp thì kể từ ngày nhận quyết định xử phạt hành chính, cá nhân, tổ chức sẽ phải nộp tiền vi phạm ít nhất là đúng ngày cuối cùng theo quyết định xử phạt. Theo đó, thời gian là 10 ngày kể từ ngày cuối cùng trong quyết định xử phạt (gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ).

Nếu quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi qua bưu điện thì sau 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo Luật bưu chính (gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ) sẽ bị tính là nộp chậm.

Với các cá nhân, tổ chức cố tình không nhận quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế xử phạt về thời gian chậm nộp tiền phạt kể từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền xác định. 

Xử lý không nộp phạt vi phạm hành chính

Theo quy định, nếu cá nhân, tổ chức chậm nộp tiền phạt sẽ bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành việc xử phạt này. Đồng thời, phí nộp chậm sẽ bị tính tăng thêm 0,05% trên tổng số tiền chưa nộp phạt sau mỗi ngày nộp phạt chậm.

Số tiền nộp phạt chậm sẽ được tính theo công thức sau:

Số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).

Địa điểm nộp tiền phạt và một số trường hợp ngoại lệ

Để tránh việc bị chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính đối với một số trường hợp có thể bị chậm do điều kiện đi lại khó khăn hoặc một số trường hợp đặc biệt, Luật cũng quy định cách thức đối với một số trường hợp cụ thể dưới đây.

Địa điểm nộp phạt khi nhận quyết định vi phạm hành chính

Khi đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có trách nhiệm thực thi quyết định đó tại các cơ quan có thẩm quyền được chỉ định trong quyết định nộp phạt.

Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước. Để tiết kiệm thời gian di chuyển, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Tất cả thông tin về tài khoản đã được ghi rõ trong quyết định xử phạt người vi phạm.

Một số trường hợp được phép nộp phạt vi phạm tại chỗ

Đối với một số trường hợp đặc biệt, người vi phạm có thể được linh hoạt trong hình thức nộp phạt tiền vi phạm. Vậy những trường hợp nào có thể được linh động trong việc nộp phạt?

Theo đó, đối với người vi phạm và nhận quyết định xử phạt ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, khó khăn trong việc đi lại có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với bạn về vấn đề chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính cũng như các thông tin liên quan như cách thức tính ngày chậm nộp phạt, số tiền nộp quá hạn… Hy vọng đây sẽ thông tin hữu ích với bạn!

Bạn đang xem bài viếtchậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính xử lý theo thông tư 153/2013/tt-btctại chuyên mụcpháp luật hành chính

The post Xử lí gấp các trường hợp chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/32PceDF

Tìm hiểu ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi hiện nay

Ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi việc giao dịch qua ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến và tiện lợi. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Dưới 18 tuổi có được làm thẻ atm được không?

Trước đây, theo quy định, chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện để làm thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, một Thông tư mới nhất của Ngân hàng Nhà nước đã thông qua việc các ngân hàng làm thẻ ATM dưới 18 tuổi. Theo đó, tất cả các công dân có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đều được mở thẻ ATM tại các ngân hàng.

Các cá nhân từ 11 tuổi vẫn có thể sở hữu một chiếc thẻ ATM bằng hình thức dùng thẻ phụ của người lớn như: ông, bà, bố, mẹ… Trên thẻ chính, chủ thẻ sẽ có quyền mở thêm một thẻ phụ dành cho con em mình.

Các ngân hàng làm thẻ ATM dưới 18 tuổi bạn nên biết

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi. Có thể kể tên một số ngân hàng tiêu biểu trong dịch vụ này như: ACB, Vietinbank, Citibank, Sacombank,… Trong đó, nổi bật nhất là dịch vụ thẻ 4Student của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank. Đây là dịch vụ dành riêng cho học sinh, sinh viên rất tiện lợi, hấp dẫn, trong đó có giao dịch qua Internet banking và Sacombank plus.

Để mở thẻ ATM, bạn chỉ cần đến sở giao dịch của các ngân hàng này để đăng ký tại quầy hoặc gọi tổng đài của ngân hàng để nhận được tư vấn trước khi thực hiện mở thẻ. Tùy theo hình thức thẻ chính hay thẻ phụ mà bạn có thể phải đi cùng người lớn hoặc tự túc.

Điều kiện để ngân hàng làm thẻ ATM dưới 18 tuổi

Điều kiện đầu tiên để các ngân hàng làm thẻ ATM dưới 18 tuổi là công dân đó phải có đủ năng lực hành vi nhân sự và phải có chứng minh thư nhân dân. Đây là điều kiện bắt buộc để bạn có thể sở hữu một tài khoản ngân hàng đứng tên mình. Hoặc có thể sử dụng thẻ phụ khi đủ 11 trở lên, dưới sự đại diện và giám sát của phụ huynh.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong số thủ tục mở thẻ ATM, hầu hết ngân hàng đều đòi hỏi việc chứng minh thu nhập hoặc bảo mật bằng hình thức số điện thoại, email… Vì vậy, để đứng tên tài khoản ATM thì vẫn cần đủ 18 tuổi trở lên.

Quy trình mở thẻ ATM dưới 18 tuổi tại ngân hàng

Sau khi đã biết các ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi, bạn cần nắm rõ các bước thực hiện việc mở thẻ ATM tại ngân hàng. Trước tiên, bạn cần tới quầy mở thẻ tại văn phòng giao dịch của ngân hàng mà bạn muốn mở thẻ ATM. Sau đó, bạn cần trình bày với nhân viên phòng giao dịch và thực hiện kê khai thông tin vào giấy tờ mà nhân viên hướng dẫn.

Sau khi nhận tờ đơn, bạn hãy điền đầy đủ thông tin cá nhân theo mẫu đơn mà nhân viên ngân hàng đưa cho. Trước khi giao tờ đơn lại cho nhân viên, bạn hãy kiểm tra kỹ các thông tin cá nhân, sau đó ký và ghi rõ họ tên trên lá đơn.

Đồng thời, bạn cần xuất trình chứng minh thư nhân dân để nhân viên ngân hàng tiến hành xác thực trước khi thực hiện các thủ tục giấy tờ tiếp theo. Sau khi đã hoàn tất thủ tục, giấy tờ, bạn nộp phí mở thẻ ATM, sau đó nhận giấy hẹn từ nhân viên ngân hàng.

Sử dụng thẻ ATM dưới 18 tuổi cần lưu ý những gì?

Không chỉ cần lưu ý về thủ tục khi tới Ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi cũng sẽ lưu ý bạn không chỉ về thủ tục lúc mở thẻ mà còn lưu ý cả về cách sử dụng thẻ.

Ngay sau khi nhận thẻ, đổi và không tiết lộ mã PIN

Đầu tiên, ngay sau khi nhận thẻ mới, bạn cần kiểm tra các thông tin trên thẻ và tiến hành đổi mã pin tại các cây ATM của ngân hàng trước khi thực hiện các giao dịch thẻ. Việc này sẽ tạo ra độ an toàn trong quá trình bạn sử dụng thẻ ATM.

Khi đổi mã PIN, bạn lưu ý, không sử dụng các dữ liệu liên quan tới cá nhân như: Biển số xe, ngày tháng năm sinh, số điện thoại,… Những con số này thường rất dễ bị lộ, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng sơ hở làm ảnh hưởng tới tài khoản của bạn. 

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho tài khoản, bạn cũng nên tiến hành đổi mã PIN định kỳ và tuyệt đối không tiết lộ mã PIN cho ai.

Tuyệt đối không nhờ người lạ rút tiền trong mọi trường hợp

Trước khi tiến hành rút tiền từ thẻ ATM, nếu chưa thành thạo cách rút tiền, bạn cần nhờ người thân hướng dẫn. Tuyệt đối không nhờ người lạ rút tiền hộ, tránh lộ các thông tin, tạo cơ hội cho kẻ gian lợi dụng. Trường hợp không nhờ được người thân, bạn bè hướng dẫn, bạn có thể gọi điện lên tổng đài của ngân hàng để được hướng dẫn cách rút tiền.

Đăng ký dịch vụ Internet Banking để kiểm soát tốt tài khoản

Ngày nay, việc sử dụng dịch vụ Internet Banking đã trở nên phổ biến và quen thuộc với hầu hết khách hàng sử dụng thẻ ATM. Dịch vụ này giúp bạn dễ dàng nắm bắt cũng như kiểm soát, cập nhật được các biến động số dư, giao dịch để kiểm soát tốt tài khoản của mình.

Làm gì nếu bị nuốt thẻ, nuốt tiền khi giao dịch ATM

Khi bạn thực hiện giao dịch rút tiền tại ATM, nếu tài khoản vẫn bị trừ mà không có tiền trả ra thì hãy bình tĩnh, gọi ngay cho tổng đài chăm sóc để thông báo và nhận được sự hỗ trợ. Trong thời gian nhất định mà ngân hàng đã quy định, vấn đề mà bạn gặp phải sẽ được ngân hàng giải quyết và chuyển hoàn số tiền đó về tài khoản của bạn.

Trên đây là những chia sẻ về việc ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi dành cho các bạn đang có nhu cầu về dịch vụ này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với các bạn trước khi quyết định mở thẻ ATM tại các ngân hàng.

Bạn đang xem bài viếtngân hàng nào làm thẻ atm dưới 18 tuổi? Cần những thủ tục gì?tại chuyên mụcpháp luật tài chính

The post Tìm hiểu ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi hiện nay appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2WPkf7X

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh

Việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề lưu tâm hàng đầu khi hộ kinh doanh đi vào hoạt động. Nếu chưa xin được giấy phép, sẽ khiến cho việc kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là phải đóng cửa cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thấu hiểu nỗi lo lắng của Quý vị, chúng tôi xin dành riêng bài viết này để hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh.

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh là một loại giấy phép quan trọng. Để hộ kinh doanh được cấp giấy phép, cần đảm bảo các điều kiện sau:

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Tư cách pháp lý: Hộ kinh doanh được thành lập hợp pháp và có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Đảm bảo điều kiện về đội ngũ nhân lực: Tất cả đội ngũ nhân lực của hộ kinh doanh phải có sức khỏe phù hợp, có xác nhận của cơ sở y tế cấp quận/ huyện trở lên và có kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Đảm bảo điều kiện về trang thiết bị: Có khu chế biến, sản xuất đạt tiêu chuẩn; nguồn cung cấp thực phẩm phải an toàn, rõ ràng nguồn gốc; dụng cụ, vật dụng thường xuyên
  • vệ sinh,…
  • Thực hiện nộp hồ sơ pháp lý: xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh.

>>> Xem thêm: Cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng (Điều kiện & Thủ tục 2020)

Hồ sơ xin Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh

  1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh theo mẫu ( Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT)
  2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  3. Bản thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  4. Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm kèm Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, do cơ sở y tế cấp huyện cấp
  5. Văn bản xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định
  6. Văn bản ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả (nếu có).

Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ

Hiện có nhiều cơ quan quản lý nhà nước thực hiện cấp các loại giấy phép về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo sự phân cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh là Ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn thực phẩm nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. 

Lưu ý: Ở một số tỉnh thành thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh lại là Phòng Y tế quận/ huyện nơi hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh

Trong thời gian khoảng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh.

Nếu hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thời gian giải quyết và trả kết quả có thể lâu hơn. Trong trường này, chuyên viên sẽ ra thông báo bằng văn bản yêu cầu điều chỉnh. Kể từ khi nhận được thông báo, mà hộ kinh doanh không điều chỉnh lại hồ sơ trong thời gian quy định, thì hồ sơ không còn giá trị.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ, chi tiết 2020

Phí cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/ lần /cơ sở.
  • Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phục vụ dưới 200 suất ăn là 700.000 đồng/ lần/ cơ sở; Phục vụ trên 200 suất ăn là 1.000.000 đồng/ lần/ cơ sở.

Cụ thể các chi phí cần nộp, Quý vị có thể tham khảo tại Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và Thông tư 117/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 279/2016/TT-BTC.

Lưu ý sau khi có Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh đã có giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất thuận lợi trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc kiểm tra hậu kiểm. Trong đó có:

  • Kiểm tra định kỳ
  • Kiểm tra đột xuất

Nếu hộ kinh doanh vi phạm, sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thực hiện dịch vụ tai Luật Thiên Mã

Hiện tại, Thiên Mã Lawfirm có cung cấp dịch vụ giấy phép trọn gói, đặc biệt là  xin giấy phép an toàn thực phẩm. Sau khi ký kết hợp đồng và ủy quyền cho Thiên Mã Lawfirm, chúng tôi cam kết không có phí phát sinh và đảm bảo kết quả thành công, trong thời gian sớm nhất.

Nếu Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, vui lòng để lại thông tin qua Email:lienhe.luatthienma@gmail.com hoặc gọi đến số hotline: 0977.523.155 để được tư vấn miễn phí.

Bạn đang xem bài viếtgiấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanhtại chuyên mụcdịch vụ giấy phép con

The post Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/38YnM8O

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Gia hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm lưu ý, giấy phép này có giá trị hiệu lực trong một thời gian nhất định. Do đó để tiếp tục hoạt động, tránh bị xử phạt khi bị kiểm tra, Quý vị cần thực hiện thủ tục xin gia hạn Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Khi nào phải gia hạn Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị hiệu lực là 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hết hiệu lực, cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ phải phải nộp hồ sơ xin gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định.

trường hợp gia hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Trường hợp khi cơ quan chức năng kiểm tra, nếu không có Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm

Nếu cơ quan chức năng có kiểm tra đột xuất mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hiệu nhưng chưa gia hạn, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ xin gia hạn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ,trang thiết bị, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận về sức khỏe của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và người trực tiếp sản xuất thực phẩm;
  • Giấy xác nhận về tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Hướng dẫn làm giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng chi tiết năm 2020

Trình tự thực hiện gia hạn

+ Cá nhân, tổ chức xin gia hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy từng trường hợp để xác định cơ quan có thẩm quyền như: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở công thương, Phòng y tế cấp quận/ huyện,…

+ Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh về điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu đủ điều kiện theo quy định, thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Trong trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo trả lời bằng văn bản lý do từ chối.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Thiên Mã về gia hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Hy vọng những thông tin hữu ích này, giúp Quý vị thực hiện thành công thủ tục gia hạn.

Cơ sở pháp lý

  1. Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
  2. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số của Luật an toàn thực phẩm.
  3. Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
  4. Thông tư 43/2018/ TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương.

Xem thêm: Sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu

Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Đến với Công ty Luật Thiên Mã, Quý khách hàng được tư vấn miễn phí trước ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý, đồng thời hỗ trợ và thực hiện các công việc chuyên môn như sau:

luật thiên mã
dịch vụ thành trọn gói tại luật thiên mã rẻ – nhanh – uy tín
  • Đội ngũ luật sư, chuyên viên giấy phép của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể các quy định về giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, thủ tục gia hạn giấy phép này,…
  • Chuyên viên trực tiếp soạn thảo toàn bộ hồ sơ gia hạn giấy phép an toàn thực phẩm để nộp;
  • Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kèm theo;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
  • Xử lý những vấn đề phát sinh như phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Nhận kết quả và gửi lại khách hàng, cùng với những ưu đãi hấp dẫn khác.
  • Hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý về lĩnh vực doanh nghiệp, giấy phép, sở hữu trí tuệ, tranh tụng khi khách hàng có nhu cầu.

Cách thức liên hệ với Luật Thiên Mã

Tư vấn trực tiếp tại văn phòng:

  • Trụ sở tại Hà Nội: Tầng 06 An Phát Building B14/D2, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  • Tại Hồ Chí Minh: Nhà C17 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tư vấn qua các kênh trực tuyến:

  • Số điện thoại: 0977.523.155 / 0948.855.355
  • Địa chỉ hòm thư điện tử: lienhe.luatthienma@gmail.com.

Bạn đang xem bài viếtchia sẻ cách gia hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩmtại chuyên mụcdịch vụ giấy phép

The post Gia hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2WopqeB