Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Công bố chất lượng của sản phẩm.

Công bố chất lượng sản phẩm” được thực hiện để đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Vậy cần lưu ý những vấn đề gì khi Công bố chất lượng sản phẩm.

 Luật công bố chất lượng sản phẩm

–  Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm

–  Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thủ tục công bố chất lượng của sản phẩm.

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

–        Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài:

+ Bản sao có chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với công ty nước ngoài thì cung cấp giấy phép đăng kí kinh doanh bản sao công chức đã được dịch thuật ).

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm tại nước sở tại (Bản sao)

+ Giấy phân tích thành phần sản phẩm (Bản sao)

+ Bản sao Giấy chứng nhận HACC hoặc ISO của nhà máy sản xuất sản phẩm tại nước sở tại (Nếu có).

+ Nhãn sản phẩm và mẫu sản phẩm (03 mẫu/01 sản phẩm)

+ Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả kiểm nghiệm về chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh và chỉ tiêu liên quan. Kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm tại trung tâm kiểm nghiệm và yêu cầu đạt chuẩn ISO 17025

–  Công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm sản xuất trong nước.

+ Bản sao Giấy nhận đăng ký kinh doanh 

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm về chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh

+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm (theo mẫu BM01/TĐC/05; nhãn sản phẩm và hướng dẫn sử dụng);

+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá  (theo mẫu BM01/TĐC/05; nhãn sản phẩm và hướng dẫn sử dụng)

Bước 2: Nộp hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm

–  Lập chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm phù hợp quy định. Chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ tài liệu

Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức sau: dịch vụ công trực tuyến, đường bưu điện, nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Địa chỉ doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì tiến hành nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.

–  Đóng phí và lệ phí đầy đủ

Bước 3: Cơ quan nhà nước tiếp nhận và thẩm định hồ sơ về tính hợp lệ và hợp pháp của mỗi tài liệu

–  Tổ chức, cá nhân theo dõi quá trình thẩm định, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm định

–  Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung và phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa hợp lý, Cơ quan có thẩm quyền chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần. Tiếp đó, trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ sẽ không còn giá trị.

–  Trường hợp hồ sơ hợp lệ, tổ chức, cá nhân nhận giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm từ cơ quan nhà nước. Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm đó.

Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa

* Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để làm gì

– Đối với cá nhân, tổ chức đăng ký: công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa giúp cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, khẳng định chất lượng sản phẩm bằng những thông tin được kiểm định an toàn, theo đó khẳng định thương hiệu, mức độ an toàn và vị trí kinh doanh trên thị trường.

– Đối với người tiêu dùng: công bố chất lượng sản phẩm đã được kiểm định về an toàn, từ đó người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng. Tù đó, giảm thiểu việc sử dụng hàng lậu, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc công khai công bố tiêu chất lượng sản phẩm còn giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn chính xác hàng hóa đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nhận biết nhanh chóng thông qua gắn dấu hợp quy. Đảm bảo an toàn đối với mọi người dân và cộng đồng

– Đối với cơ quan quản lý: giúp nhà nước tạo dựng nên những yêu cầu kỹ thuật thương mại, đồng thời hạn chế hàng hóa kém chất lượng, yếu kém vào thị trường Việt nam. Công bố chất lượng sản phẩm cùng là yếu tố để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển cạnh tranh chất lượng đối với các sản phẩm cùng loại. Qua đó giúp cho quá trình quản lý của nhà nước trong quá trình phát triển thị trường, hàng hóa cạnh tranh và hợp tác quốc tế diễn ra thuận lợi và chính xác.

* Xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa 

– Xử phạt từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng: đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật trong sản xuất và nhập khẩu. 

–      Xử phạt từ 20.000.000 đồng – 40.000.000 đồng: đối với các hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu những sản phẩm, hàng hóa không đạt chất lượng, hàng hóa đã được công bố chất lượng; nội dung của tiêu chuẩn công bố không phù hợp với quy định của tiêu chuẩn kĩ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 

–      Xử phạt từ một đến hai lần tổng giá trị của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố chất lượng.

Những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm luôn khiến các doanh nghiệp vướng mắc bởi khâu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm cũng như trình tự thủ tục. Quý khách hàng có thắc mắc hãy liên hệ với Luật Thiên Mã để việc công bố chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách nhanh nhất và đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

The post Công bố chất lượng của sản phẩm. appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2R0LAB6

Tự công bố sản phẩm

Tự công bố sản phẩm” là việc cá nhân, tổ chức tự mình đăng ký bản công bố sản phẩm. Vậy, để tự công bố sản phẩm cần lưu ý những vấn đề gì

The post Tự công bố sản phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2QXVYcD

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm” là vấn đề quan trọng trong Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm. Bởi lẽ, đây là yếu tố quyết định để cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền tiến hành công bố sản phẩm cho tổ chức, cá nhân.

The post Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2UQWWbN

Quy trình Công bố sản phẩm

Công bố sản phẩm được coi là một trong các thủ tục pháp lý bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh cần chú trọng thực hiện khi đưa sản phẩm của mình lưu hành trên thị trường. Đặc biệt “Quy trình Công bố sản phẩm” là một trong những vấn đề được nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm và tìm hiểu, cụ thể là Trình tự, thủ tục Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm.

Thủ tục công bố sản phẩm

Quy trình Công bố sản phẩm giá rẻ

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm

Hồ sơ này bao gồm:

+ Bản đăng ký tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm

+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;

+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực phiếu kiểm nghiệm mức độ an toàn thực phẩm của sản phẩm);

+ Các giấy tờ khác (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm lên cơ quan có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thông qua các hình thức sau: dịch vụ công trực tuyến, đường bưu điện, nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Địa chỉ doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì tiến hành nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân và thực hiện thẩm định hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm trong thời hạn cụ thể.

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung và phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa hợp lý, Cơ quan có thẩm quyền chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Tiếp đó, trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ sẽ không còn giá trị.

Cơ quan có thẩm quyền thông báo tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Mẫu hồ sơ công bố sản phẩm

III. Mẫu nhãn sản phẩm 

IV. Yêu cầu về an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân thực hiện kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo:

– Quy chuẩn về kỹ thuật Quốc gia số ……;

– Thông tư của các cơ quan Bộ, Ngành;

– Những quy chuẩn kỹ thuật của địa phương;

– Tiêu chuẩn của Quốc gia;

– Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex); Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Thông tư của các bộ ngành; Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; Tiêu chuẩn quốc gia);

– Tiêu chuẩn của nhà sản xuất được đính kèm.

Chúng tôi cam kết thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính pháp lý của hồ sơ công bố và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố và chỉ đưa sản phẩm vào sản xuất, kinh doanh khi đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Bản công bố sản phẩm có thời hạn trong bao lâu

– Thời hạn 05 năm: đối với sản phẩm có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến : HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;

– Thời hạn 03 năm:  đối với sản phẩm của của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có chứng chỉ nêu trên.

– Theo pháp luật hiện hành, Nghị định 15/2018/NĐ- CP có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ- CP. Theo đó, các Giấy xác nhận công bố sản phẩm trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ- CP vẫn được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy.

– Như vậy, theo Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời và có hiệu lực tuy nhiên chưa có quy định về thời hạn sử dụng của bản công bố. Như vậy, khi doanh nghiệp có thể sử dụng bản tự công bố cho đến khi có các quy định của mới từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công bố chất lượng sản phẩm ở đâu

– Bộ Y tế: Đối với thực phẩm để bảo vệ sức khỏe, chất phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y;

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định:  Đối với thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

Quy trình Công bố sản phẩm trọn gói

Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm.

Bước 1: Tự công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân ttiến hành đăng ký công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của.

Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải thông tin công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

* Về việc tra cứu kết quả tự công bố sản phẩm:

Đối với việc công bố này, doanh nghiệp tự công bố sản phẩm lên website của công ty, tiếp đó nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. 

Theo đó, các doanh nghiệp tra cứu giấy công bố sản phẩm sẽ lên website của cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký. Tuy nhiên, tra cứu công bố sản phẩm sẽ khác nhau giữa mỗi tỉnh thành. 

Để việc công bố sản phẩm diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, quý khách hàng cần nắm rõ những quy định cơ bản của pháp luật. Với những tư vấn trên, quý khách hàng có vướng mắc hay cần được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất.

The post Quy trình Công bố sản phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2QVMejc

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

Đăng ký giấy phép kinh doanh là bước quan trọng nhất khai sinh ra một thương nhân về mặt pháp lý. Hiện nay, việc đăng ký kinh doanh có thể tiến hành trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông qua mạng điện tử. Để hoàn thành “ Thủ tục thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh” một cách nhanh chóng và chính xác, quý khách hàng cần nắm được những vấn đề sau.

Đăng ký kinh doanh là gì

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh nhanh

Với mục đích quản lý các công việc kinh doanh của doanh nghiệp và thương nhân, Nhà nước bắt buộc doanh nghiệp phải hoàn thành một trong những thủ tục hành chính đó là đăng ký giấy phép kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh là gì là điều kiện cần và đủ để cho cá nhân/tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Các đối tượng được Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện cấp giấy phép kinh doanh sẽ có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh.

Quy trình đăng ký kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

* Đối với hộ kinh doanh cá thể:

– Giấy đề nghị cơ quan nhà nước đăng ký hộ kinh doanh;

– Tờ đơn xin đăng ký kinh doanh (theo mẫu có sẵn) và ghi đầy đủ thông tin vào đơn

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện)

– Bản sao có công chứng hoặc có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc nơi đặt địa điểm kinh doanh

– Bản sao chứng minh nhân dân của người thành lập Hộ kinh doanh

– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (trong trường hợp nhiều người cùng thành lập)

–  Bản sao có chứng thực hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh.

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

Gọi ngay: [Hà Nội] 0977 523 155 – [Hồ Chí Minh] 0948 855 355

* Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân

– Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân gồm:

+ Bản sao có chứng thực giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao có chứng thực giấy tờ cá nhân như: CCCD, CMND hoặc hộ chiếu

– Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh bao gồm:

+ Bản sao có chứng thực giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

+ Điều lệ công ty;

+ Danh sách các thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh), danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư (đối với công ty cổ phần)

– Đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

+ Bản sao có chứng thực giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

+ Bản điều lệ công ty;

+ Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho bên thứ 3 trong trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Bước 2: Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ theo các hình thức sau:

–  Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

–  Nộp hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử quốc gia.

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ.

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành nhập đầy đủ, chính xác thông tin hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Sau đó, tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào trong Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thực hiện thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc bắt đầu từ ngày tiếp nhận hồ sơ. 

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

Bước 1: Soạn hồ sơ thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (kèm theo các giấy tờ và tài liệu khác liên quan đến thủ tục thay đổi giấy đăng ký kinh doanh).

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ theo một trong các cách thức sau:

+ Nộp hồ sơ qua mạng điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Sau khi có thông báo nộp online hợp lệ sẽ mang bản gốc đến để nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh để đối chiếu.

Bước 4: Nhận kết quả

Nếu bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì chủ sở hữu sẽ nhận được kết quả theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay

Thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh

Bước 1: Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại chi cục thuế cũ

Doanh nghiệp nộp tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế đồng thời nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

–  Thông báo thay đổi nội dung trong đăng ký doanh nghiệp;

–  Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên )/đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);

–  Quyết định của chủ sở hữu,hội đồng thành viên,đại hội đồng cổ đông đối với từng loại hình doanh nghiệp.

–  Kết quả chốt thuế

–  Thông báo về việc thay đổi mẫu dấu hoặc số lượng con dấu của doanh nghiệp;

–  Điều lệ công ty sửa đổi.

Bước 3: Sau khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp cần thay đổi thông tin hóa đơn VAT hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan.

bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh ở đâu

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp giấy phép kinh doanh bao gồm: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư (đối với loại hình các doanh nghiệp) và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với hộ kinh doanh).

Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã nếu như bạn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng như với thủ tục thay đổi giấy đăng ký kinh doanh hoặc những vấn đề liên quan đến pháp lý.

Bạn đang xem bài viết “Thủ Tục Thay Đổi Giấy Phép Đăng Ký Kinh Doanhtại chuyên mụcHỏi đáp doanh nghiệp

The post Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2ULY7cQ

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cũng là một loại hình phổ biến trên thị trường kinh tế hiện nay. Hình thức hộ kinh doanh cá thể là loại hình xuất hiện rất sớm ở nước ta. Đối với các doanh nghiệp, hình thức này vẫn đang khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Vậy để thành lập hộ kinh doanh cá thể, chủ sở hữu cần nắm rõ những vấn đề gì, sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu.

The post Hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2JqajL5

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Đối với các nhà đầu tư, để dự án có thể tiến hành hoạt động, Nhà đầu tư cần tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư là loại văn bản, bản điện tử để ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư và đây là giấy chứng nhận được pháp luật quy định là loại giấy tờ bắt buộc đối với các dự án đầu tư được thực hiện. Sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư”

 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Bước 1: Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

Các dự án đầu tư phải thực hiện xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh thì chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định của chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này với trình tự thủ tục quy định của pháp luật.

+Đối với các dự án không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 30, 31, 32,  Luật Đầu tư 2014 thì nhà đầu tư không phải xin quyết định chủ trương.

Bước 2: Thủ tục đăng ký đầu tư

Các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong vòng 5 ngày làm việc bắt đầu từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

Các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày bắt đầu từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu trường hợp từ chối hồ sơ thì phải có văn bản trả lời.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư

Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với khu công nghiệp, khu chế xuất,

Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ( đối với các dự án nằm ngoài khu trên)

Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh trên hệ thống thông tin quốc gia

– Nhà đầu tư thực hiện kê khai thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn).

– Trong vòng 15 ngày làm việc bắt đầu từ ngày kê khai trực tuyến, nhà đầu tư  nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận dự án đầu tư tới Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 2: Thay đổi các nội dung liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Nếu việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư làm thay đổi các thông tin liên quan ở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải tiến hành làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đăng ký đầu tư

–  Đối với cá nhân tại Việt Nam.

+ CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực

+ Giấy xác nhận của ngân hàng về số dư tài khoản.

+ Xác nhận của ngân hàng về việc công ty chuyển tiền vào tài khoản góp vốn;

–  Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

+ Hộ chiếu nhà đầu tư

+ Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng;

+ Bản khai lý lịch tư pháp của nhà đầu tư;

+ Giấy xác nhận của ngân hàng về việc nhà đầu tư chuyển tiền vào tài khoản góp vốn;

–  Đối nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân:

+ Quyết định góp vốn đầu tư của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty nước ngoài;

+ Bản sao có chứng thực hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng dịch Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Điều lệ công ty;

+ Báo cáo tài chính kiểm toán;

+ Giấy xác nhận của ngân hàng về việc nhà đầu tư chuyển tiền vào tài khoản góp vốn;

–  Các thông tin về công ty dự định thành lập

+ Tên công ty

+ Địa chỉ trụ sở công ty

+ Vốn điều lệ/Vốn đầu tư của công ty

+ Ngành nghề kinh doanh

+ Các thông tin khác về nhà đầu tư

–  Giấy tờ chứng minh hợp pháp trụ sở

+ Hợp đồng thuê văn phòng làm trụ ở(Nơi doanh nghiệp đặt trụ sở tại VN) đã được công chứng; chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở & Tài sản gắn liền với đất

Quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư

Đối với quyết định chủ trương đầu tư, các dự án thuộc diện đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh bao gồm:

–  Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng: Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

Dự án này thực hiện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch có thẩm quyền phê duyệt thì không cần phải trình UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

–  Dự án có sử dụng công nghệ thuộc trong danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Gia hạn giấy chứng nhận đầu tư

Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo và chuẩn bị 02 bộ hồ sơ nộp tại:

–  Sở Kế hoạch và Đầu tư ( Phòng Đầu tư): Đối với doanh nghiệp có trụ sở và địa điểm thực hiện dự án ngoài khu công nghiệp;

–  Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất: Đối với doanh nghiệp có trụ sở và địa điểm thực hiện dự án trong khu công nghiệp;

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền gia hạn giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu toàn bộ hồ sơ hợp lệ.

Thẩm quyền được cấp giấy chứng nhận đầu tư

–  Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế).

–  Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án sau:

+ Dự án được thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Dự án đầu tư được thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư” mà các nhà kinh doanh đang có những dự định đầu tư tại Việt Nam cần nắm được. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp những vướng mắc hay chưa nắm được những việc cần phải làm, hãy đến với chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc cùng với sự tận tâm, nhiệt tình chúng tôi có được sẽ giúp quý khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư một cách nhanh nhất.

The post Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2QYB5OO

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư, tuy nhiên để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” theo quy định của pháp luật hiện hành.

  Tư vấn đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhanh

* Vì sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn

– Để tránh vướng mắc pháp lý, những vấn đề liên quan đến thuế và để tránh những khoản phạt nặng không đáng có sau này khi quá trình thực hiện thủ tục

– Giúp tránh mất thời gian

– Được các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký giấy phép kinh doanh thực hiện tư vấn mã ngành nghề, vốn điều lệ cũng như điều kiện xin giấy phép kinh doanh… sao cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh của từng khách hàng.

– Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký nhanh gọn, chuyên nghiệp và chính xác.

* Dịch vụ tư vấn của Luật Thiên Mã

–  Tư vấn các quy định của Luật doanh nghiệp liên quan đến vấn đề thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh như: thay đổi tên công ty; thay đổi trụ sở của doanh nghiệp; thay đổi ngành nghề kinh doanh; Tăng, giảm vốn điều lệ; về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; Thay đổi thành viên hoặc Thay đổi cơ cấu vốn góp….

– Đại diện doanh nghiệp thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký đăng ký kinh doanh, đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Sau đó nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Sở Kế hoạch và đầu tư rồi chờ lấy giấy phép trả cho doanh nghiệp.

– Thay mặt công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu đúng quy định và thời gian. Đại diện cho doanh nghiệp tiến hành thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký dấu (nếu phát sinh) hoặc các thủ tục liên quan đến Cơ quan thuế (nếu có);

– Đặc biệt, đối với dịch vụ đăng ký đăng ký kinh doanh trọn gói, doanh nghiệp sẽ được đại diện hoàn tất mọi thủ tục liên quan sau khi đăng ký kinh doanh nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành:

* Doanh nghiệp cần thực hiện cung cấp các thông tin sau:

– Cung cấp các danh mục nội dung cần thay đổi, bổ sung;

– Cung cấp bản sao Giấy CMND có chứng thực (trong trường hợp doanh nghiệp bổ sung thành viên hoặc thay đổi thông tin thành viên, thay đổi người đại diện theo pháp luật);

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh.

* Thay đổi các ngành, nghề kinh doanh

+  Thông báo về việc thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp;

+ Biên bản họp thành viên/hội đồng cổ đông về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);

+  Quyết định về việc thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh;

+  Giấy ủy quyền để thay mặt thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh;

* Thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

+ Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký dăng nghiệp (Theo mẫu của Sở kế hoạch và đầu tư);

+ Thông báo về việc tăng vốn, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần,công ty TNHH có chữ ký của người đại diện theo pháp luật;

+ Biên bản họp Đại Hội đồng cổ đông/ hội đồng thành viên công ty về việc tăng vốn, giảm vốn điều lệ có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp;

+ Quyết định của Đại Hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên về việc tăng vốn, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần;

+ Bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm gần nhất ( đối với trường hợp giảm vốn điều lệ).

* Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật

+ Thông báo về việc thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty;

+ Quyết định của hội đồng thành viên/ hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Bản sao có chứng thực biên bản họp thành viên/hội đồng cổ đông;

+  Giấy ủy quyền dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật

Thay đổi tên công ty

– Thông báo thay đổi theo mẫu quy định

– Quyết định về việc thay đổi thông tin tên doanh nghiệp;

– Bản sao có chứng thực biên bản cuộc họp thành viên/hội đồng cổ đông.

– Giấy ủy quyền (trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh tên doanh nghiệp)

.

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh trụ sở chính

– Thông báo thay đổi theo mẫu quy định

– Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của thành viên /hội đồng cổ đông

– Bản sao biên bản cuộc họp về việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên /Hội đồng cổ đông.

– Giấy ủy quyền (trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)

*Thay đổi con dấu công ty

– Thông báo thay đổi theo mẫu quy định

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Giấy ủy quyền (trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh con dấu)

Điều kiện đăng ký kinh doanh

* Điều kiện về đối tượng

Mọi cá nhân tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh trừ những trường hợp sau đây

– Các cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục đích thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ tại các doanh nghiệp nhà nước (trừ những người được cử làm đại diện nhằm quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác);

– Người chưa thành niên;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tước quyền hành nghề vì vi phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, có hành vi trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật;

– Chủ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức tại nước ngoài hoặc người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

* Điều kiện về ngành nghề

– Thực hiện kinh doanh các ngành nghề không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh.

– Không thuộc các ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh/điều kiện: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà Luật quy định phải có điều kiện, thì công ty chỉ được thực hiện kinh doanh các ngành, nghề đó khi có các điều kiện theo quy định.

–  Không thuộc các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định;

– Không thuộc các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

* Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính là địa điểm được chọn để liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định cụ thể và phải thỏa mãn các điều kiện được pháp luật như: địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thông tin số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện nay

  Mẫu giấy phép đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh luật thiên mã

Chi phí đăng ký kinh doanh

–  Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 200.000 đồng/lần;

–  Lệ phí Cấp mới, cấp lại hoặc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp: 100.000 đồng/ hồ sơ.

Những thông tin liên quan đến thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đã được chúng tôi giới thiệu tương đối chi tiết. Nếu có những vướng mắc cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng phản hồi lại cho chúng tôi. Chúng tôi rất hy vọng có cơ hội được phục vụ quý khách hàng!

The post Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2UqwWoU

Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể hiện nay đang chiếm một phần lớn trong các hình thức kinh doanh bởi đây là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình. Với quy mô vừa và nhỏ, hình thức hộ kinh doanh sẽ trở thành hình thức kinh doanh giúp tiết kiệm chi phí và hạn chế các thủ tục. Vì vậy, để tránh mất thời gian cũng như đảm bảo được việc đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý khách hàng “Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể” như sau

 Tư vấn về thay đổi đăng ký kinh doanh

* Để việc thay đổi đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng, chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ sau:

1 Soạn thảo tất cả những thông báo thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh theo những yêu cầu của Doanh nghiệp và phù hợp với quy định mới nhất của pháp luật.

2 Thực hiện soạn thảo quyết định, biên bản họp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) ; quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) về việc sửa đổi trong điều lệ công ty.

3 Thay mặt công ty nộp hồ sơ thay đổi giấy phép và nhận kết quả tại phòng Đăng ký kinh doanh

4 Thực hiện nộp hồ sơ khắc dấu và xin cấp chứng nhận đăng ký mẫu dấu mới.

5 Theo dõi tiến trình xử lý và bổ sung, cập nhật các giấy tờ thông tin tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan nhà;

6 Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh và giao cho doanh nghiệp;

* Quý khách hàng thực hiện cung cấp cho chúng tôi những tài liệu sau:

1 Ảnh chụp giấy phép kinh doanh (bản chính)

2 Những yêu cầu doanh nghiệp cần thay đổi trên giấy phép đăng ký kinh doanh

–  CMND photo có chứng thực của các thành viên/cổ đông mới;

–  Chứng chỉ hành nghề photo có chứng thực;

–  Một số thông tin và tài liệu khác.

3 Lý do nên sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

– Chúng tôi là đơn vị tư vấn doanh nghiệp chuyên nghiệp, Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, Chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh, đồng thời hỗ trợ quý khách trong việc thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Khách hàng được tư vấn miễn phí khi đến với dịch vụ đăng ký kinh doanh

– Dịch vụ tự vấn đăng ký kinh doanh 24/7

– Dịch vụ tự vấn đăng ký kinh doanh được thực hiện nhanh chóng và chính xác.

Các ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Bạn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh bạn mong muốn dựa trên quy mô và số vốn hiện tại bạn có.Theo quy định tại Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, nếu hoạt động kinh doanh của bạn sử dụng dưới mười lao động thì bạn phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh

Bên cạnh đó, hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, loại hình này sẽ không cần con dấu tròn pháp nhân cũng như không cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)

Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Các ngành, nghề kinh doanh không thuộc Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư;

– Tên hộ kinh doanh gồm hai thành tố: Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng của hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.

– Đại diện hộ kinh doanh nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) với nội dung:

+ Tên đăng ký hộ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Số vốn kinh doanh;

+ Số lao động;

– Bản sao CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;

 – Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

–   Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Bước 1: Người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tại nơi địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc bắt đầu từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

–  Các ngành, nghề kinh doanh không thuộc trong danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

–  Tên hộ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định của pháp luật;

–  Thực hiện nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc bắt đầu từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải tiến hành thực hiện thông báo bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi cho người thành lập hộ kinh doanh.

Quy định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể

–  Quy định về Thuế: thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng; Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể kê khai thuế đơn giản, thủ tục này phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh đối với các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống….

–  Quy định về tư cách pháp nhân: không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể;

–  Hộ cá thể chỉ được đăng ký sử dụng tối đa 09 lao động;

–  Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh: Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. \

–  Quy định về quyền chuyển đổi thành doanh nghiệp: hộ kinh doanh có thể chuyển đổi sang công ty TNHH và công ty cổ phần. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chuyển đồi từ hộ kinh doanh được thực hiện theo từng loại hình doanh nghiệp.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể. Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Thiên Mã để được tư vấn nhanh nhất và chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!

The post Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2wMc56q

Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Công bố mỹ phẩm là thủ tục bắt buộc đối với cơ sở sản xuất,kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm sản trong nước và đặc biệt là mỹ phẩm nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn chưa nắm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục này. Sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng về “ Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu” theo quy định của pháp luật hiện hành

Tra cứu giấy công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ website công bố mỹ phẩm của cục quản lý dược Việt Nam: https://bit.ly/2JpxHZa

Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản mà trước đó dùng để công bố mỹ phẩm của doanh nghiệp mình ở mục đăng nhập. Điền đầy đủ tên đăng nhập, mật khẩu để thực hiện tra cứu. Bước 3: Vào cột “ Bộ y tế” và chọn “ Công bố mỹ phẩm”. Sau đó, màn hình sẽ hiện ra giao diện quản lý tất cả hồ sơ của bạn

Bước 4: Vào cột “ Lịch sử” để xem lịch sử hồ sơ xem đã tiếp nhận, đã nộp phí, đã cấp số công bố thời gian nào.

Bước 5: Vào chi tiết để tra cứu chi tiết từng hồ sơ công bố mỹ phẩm

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Bước 1: Trước khi nhập khẩu phải xin giấy phép Công bố mỹ phẩm

Theo quy định của pháp luật, mỹ phẩm là mặt hàng đặc thù, chịu sự quản lý của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế. Do vậy, trước khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, Doanh nghiệp cần làm thủ tục Công bố mỹ phẩm theo thông tư 06/2011/TT-BYT.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố;

– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo chỉ tiêu thông tin theo quy định của pháp luật.

– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương khi người mua phải thanh toán cho người bán

– Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị tương đương (trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật).

– Giấy phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Tờ khai trị giá: Người khai hải quan tiến hành khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan;

– Chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác).

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ tại Chi cục Hải quan tiếp nhận kiểm tra.

Nếu gửi hồ sơ lên hệ thống điện tử của cơ quan hải quan, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan.

Sau đó người khai hải quan nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Tổ chức sẽ đưa hàng hóa đến địa điểm được Chi cục Hải quan quy định để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

Bước 4: Kiểm tra hồ sơ

– Trong vòng 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan hải quan sẽ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ.

– Trong vòng 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Chi phí công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Lệ phí công bố mỹ phẩm được doanh nghiệp tiến hành công bố mỹ phẩm nộp theo biểu phí quy định tại Thông tư 277/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm.

Mức lệ phí thẩm định công bố sản phẩm mỹ phẩm là 500.000 đồng/1 mặt hàng. Mức lệ phí này áp dụng đối với các sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất trong nước cũng như sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.

Ngoài ra, doanh nghiệp chi trả phí dịch vụ cho tổ chức nhận ủy quyền của doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm (nếu có).

Công bố mỹ phẩm nhập khẩu ở đâu

Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.

Đối với công bố mỹ phẩm nhập khẩu, toàn bộ thủ tục đều được làm online tại website Cổng thông tin điện tử quốc gia: https://bit.ly/39mbaXB 

Công bố mỹ phẩm nhập khẩu trong bao lâu

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và cấp số công bố mỹ phẩm được tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ là 03 ngày làm việc. Tuy nhiên, phụ thuộc vào việc cung cấp hồ sơ có hợp lệ hay không, nên thời gian này thường lâu hơn so với quy định và thường kéo dài từ 15 – 20 ngày làm việc

Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu có thể coi là khá rắc rối và phức tại, công ty chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam, đối dịch vụ công bố mỹ phẩm của công ty chúng tôi khách hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ, thời gian thực hiện cũng như phí dịch vụ công bố. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải quyết những vướng mắc khi thực hiện thủ tục này.

The post Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2xuTUST

Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

Công bố mỹ phẩm nhập khẩu hay mỹ phẩm trong nước trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ là việc làm hết sức cần thiết, giúp khách hàng tin tưởng lựa chọn, từ đó tạo dựng được thương hiệu cá nhân.

Tuy nhiên thủ tục để được công bố mỹ phẩm lại gặp khá nhiều khó khăn bởi chúng liên quan đến các điều luật, quy định trong pháp luật nhà nước. Sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước” theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

 Quy định về chất lượng mỹ phẩm

–  Chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp sô tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

– Cam kết thành phần mỹ phẩm không có chất cấm, hàm lượng các chất hạn chế sử dụng không quá giới hạn cho phép đồng thời chịu tránh nhiệm về tính an toàn, hiểu quả của sản phẩm đó

– Chịu đầy đủ mọi lệ phí công bố mỹ phẩm theo quy định hiện hành

– Đáp ứng hướng dẫn theo hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm

– Tổ chức, cá nhân khi chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường đều phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam

– Các doanh nghiệp từng công bố sản phẩm mỹ phẩm trước đó phải thực hiện báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm lên cơ sở Y tế và Bộ y tế.

Điều kiện công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

–  Tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ công bố mỹ phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh mỹ phẩm.

–  Hiện nay, mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là: 4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chi tiết: Bán buôn nước hoa; hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

–  Thủ tục công bố mỹ phẩm được thực hiện online qua cổng thông tin điện tử https://bit.ly/39mbaXB. Theo đó, tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành đăng ký sử dụng chữ ký số điện tử để nộp hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm.. Chữ ký điện tử đăng ký có thể sử dụng bằng chữ ký số nộp thuế của doanh nghiệp.

Thủ tục công bố mỹ phẩm trong nước

Chuẩn bị hồ sơ

–  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ngành nghề sản xuất mỹ phẩm).

–  Giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm của cơ sở sản xuất.

–  Phiếu công bố các sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố ;

–  Bản công thức sản xuất mỹ phẩm được công bố;

–  Bản tiêu chuẩn về chất lượng của mỹ phẩm và phương pháp thử;

–  Phiếu kiểm nghiệm sau khi cơ sở nhận được kết quả lấy mẫu;

–  Dữ liệu kỹ thuật để chứng minh đối với những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có);

–  Hình ảnh nhãn sản phẩm.

Bước 1: Tổ chức/Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Y tế

Bước 2: Sở Y tế tiến hành tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

+ Cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì;

+ Hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ.

Bước 3: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đóng đủ lệ phí công bố theo quy định, Sở Y tế ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc bắt đầu từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế thực hiện thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết để sửa đổi, bổ sung.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung đáp ứng đủ yêu cầu, Sở Y tế ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung vẫn không hợp lệ theo quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc bắt đầu từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho sản phẩm này.

Trong vòng 03 tháng kể từ ngày ban hành văn bản bổ sung, néu Sở Y tế không nhận được hồ sơ bổ sung của tổ chức, cá nhân đó thì hồ sơ công bố không còn giá trị.

Bước 4: Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày hẹn được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ để đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Y tế.

Thời gian công bố mỹ phẩm

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. 

Nếu hồ sơ công bố chưa hợp lệ thì trong vòng 05 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ) cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. 

Trong vòng 05 ngày tiếp theo, hồ sơ bổ sung đáp ứng theo quy định của Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận

Với mong muốn hỗ trợ Doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí cũng như thời gian liên quan đến “Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước, chúng tôi cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục pháp lý, soạn thảo hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu, đại diện khách hàng nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả là phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho Quý khách hàng. Quý khách gặp khó khăn hoặc vướng mắc hay có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng.

The post Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2UFZucU

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Đối với các nhà đầu tư, để dự án có thể tiến hành hoạt động, Nhà đầu tư cần tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư là loại văn bản, bản điện tử để ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư và đây là giấy chứng nhận được pháp luật quy định là loại giấy tờ bắt buộc đối với các dự án đầu tư được thực hiện. Sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh

Bước 1: Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

Các dự án đầu tư phải thực hiện xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh thì chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định của chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này với trình tự thủ tục quy định của pháp luật.

+Đối với các dự án không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 30, 31, 32,  Luật Đầu tư 2014 thì nhà đầu tư không phải xin quyết định chủ trương.

Bước 2: Thủ tục đăng ký đầu tư

Các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong vòng 5 ngày làm việc bắt đầu từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

Các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày bắt đầu từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu trường hợp từ chối hồ sơ thì phải có văn bản trả lời.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư

Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với khu công nghiệp, khu chế xuất,

Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ( đối với các dự án nằm ngoài khu trên)

Muốn biết thêm Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2020 như thế nào? thì VÀO ĐÂY

Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh trên hệ thống thông tin quốc gia

– Nhà đầu tư thực hiện kê khai thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn).

– Trong vòng 15 ngày làm việc bắt đầu từ ngày kê khai trực tuyến, nhà đầu tư  nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận dự án đầu tư tới Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 2: Thay đổi các nội dung liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Nếu việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư làm thay đổi các thông tin liên quan ở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải tiến hành làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại hà nội

Hồ sơ đăng ký đầu tư

–  Đối với cá nhân tại Việt Nam.

+ CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực

+ Giấy xác nhận của ngân hàng về số dư tài khoản.

+ Xác nhận của ngân hàng về việc công ty chuyển tiền vào tài khoản góp vốn;

–  Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

+ Hộ chiếu nhà đầu tư

+ Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng;

+ Bản khai lý lịch tư pháp của nhà đầu tư;

+ Giấy xác nhận của ngân hàng về việc nhà đầu tư chuyển tiền vào tài khoản góp vốn;

–  Đối nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân:

+ Quyết định góp vốn đầu tư của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty nước ngoài;

+ Bản sao có chứng thực hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng dịch Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Điều lệ công ty;

+ Báo cáo tài chính kiểm toán;

+ Giấy xác nhận của ngân hàng về việc nhà đầu tư chuyển tiền vào tài khoản góp vốn;

–  Các thông tin về công ty dự định thành lập

+ Tên công ty

+ Địa chỉ trụ sở công ty

+ Vốn điều lệ/Vốn đầu tư của công ty

+ Ngành nghề kinh doanh

+ Các thông tin khác về nhà đầu tư

–  Giấy tờ chứng minh hợp pháp trụ sở

+ Hợp đồng thuê văn phòng làm trụ ở(Nơi doanh nghiệp đặt trụ sở tại VN) đã được công chứng; chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở & Tài sản gắn liền với đất

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Gọi ngay: [Hà Nội] 0977 523 155 – [Hồ Chí Minh] 0948 855 355

Quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư

Đối với quyết định chủ trương đầu tư, các dự án thuộc diện đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh bao gồm:

–  Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng: Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

Dự án này thực hiện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch có thẩm quyền phê duyệt thì không cần phải trình UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

–  Dự án có sử dụng công nghệ thuộc trong danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Muốn biết thêm Tất Cả Dịch Vụ Giấy Phép Con Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp thì VÀO ĐÂY

Gia hạn giấy chứng nhận đầu tư

Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo và chuẩn bị 02 bộ hồ sơ nộp tại:

–  Sở Kế hoạch và Đầu tư ( Phòng Đầu tư): Đối với doanh nghiệp có trụ sở và địa điểm thực hiện dự án ngoài khu công nghiệp;

–  Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất: Đối với doanh nghiệp có trụ sở và địa điểm thực hiện dự án trong khu công nghiệp;

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền gia hạn giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu toàn bộ hồ sơ hợp lệ.

Muốn biết thêm Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư Cho Nhà Đầu Tư Nước Ngoài thì VÀO ĐÂY

Thẩm quyền được cấp giấy chứng nhận đầu tư

–  Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế).

–  Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án sau:

+ Dự án được thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Dự án đầu tư được thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư” mà các nhà kinh doanh đang có những dự định đầu tư tại Việt Nam cần nắm được. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp những vướng mắc hay chưa nắm được những việc cần phải làm, hãy đến Luật Thiên Mã. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc cùng với sự tận tâm, nhiệt tình chúng tôi có được sẽ giúp quý khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư một cách nhanh nhất.

Bạn đang xem bài viết “Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tưtại chuyên mụcKiến thức chung

The post Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2xvJPFi

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, đối với các cơ sở thwujc hiện kinh doanh các ngành nghề liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn những quy định của pháp luật đối với thủ tục này, chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề quan trọng và cần thiết để thực hiện “Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh

Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được Ủy ban nhân dân quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

– Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Muốn biết thêm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 2020 có thay đổi gì? thì VÀO ĐÂY

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

–  Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm.

–  Bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm.

–  Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh và khu vực xung quanh.

–  Sơ đồ quy trình thực hiện bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

–  Bản khai về cơ sở vật chất tại cơ sở.

–  Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

–  Giấy chứng nhận đào tạo kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

–  Giấy chứng nhận về nguồn gốc của nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

–  Bản cam kết đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

–  Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ đó và thông báo bằng văn bản đến cơ sở trong trường hợp nếu như hồ sơ không hợp lệ.

–  Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận thông báo hồ sơ không hợp lệ, hồ sơ này sẽ bị cơ quan tiếp nhận hủy bỏ nếu cơ sở không phản hồi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định cơ sở

–  Sau khi xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định cơ sở.

–  Thành lập đoàn thẩm định cơ sở:

+ Đây là đoàn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hay cơ quản được ủy quyền thẩm định cơ sở ra quyết định thành lập

+ Đoàn thẩm định cơ sở bao gồm từ 5-9 thẩm định viên. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thì chỉ cần 3-5 thẩm định viên.

–  Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ theo đúng quy định. Tiếp đó sẽ thẩm định điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở đó.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

–  Trường hợp cơ sở đã có đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép.

–  Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lười yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, trong vòng 60 ngày, Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành tổ chức thẩm định lại sau khi cơ sở đã sửa đổi, bổ sung;

–  Tiếp đó, nếu cơ sở không đạt yêu cầu điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở đó không được hoạt động kinh doanh cho đến khi nhận được giấy phép. Cơ sở đó phải nộp lại hồ sơ chính xác để được cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Gọi ngay: [Hà Nội] 0977 523 155 – [Hồ Chí Minh] 0948 855 355

Các ngành nghề đối tượng trong thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh nhất

–  Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống

–   Cơ sở dịch vụ ăn uống.

–  Cơ sở bán thực phẩm.

–  Cửa hàng ăn.

–  Nhà hàng ăn uống.

 Quán ăn.

–  Căng tin.

–  Chợ.

–  Nhà ăn tập thể, bếp ăn tập thể.

–  Siêu thị.

–  Hội chợ.

Muốn biết thêm Giấy tờ cần thiết xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì VÀO ĐÂY

Mức phạt đối với kinh doanh nhà hàng nhưng không có giấy chứng nhận VSATTP

Mức xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh và bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm các quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý cấp huyện theo các mức sau đây: từ cảnh cáo đến 10.000.000đ tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của trường hợp.

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên, đối tượng bị xử phạt buộc phải khắc phục hậu quả và gửi thông báo tới chính quyền địa phương nơi đặt cơ sở, buộc đóng cửa nhà hàng cho tới khi xin được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong quá trình thực hiện “Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm” bạn đang cảm thấy phiền hà và rắc rối thì hãy liên hệ với chúng để được tư vấn và hỗ trợ từ trọn gói thủ tục một cách nhanh nhất. Các chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm và tận tâm của Luật Thiên Mã sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng.

Bạn đang xem bài viết “Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩmtại chuyên mụcDịch vụ giấy phép

The post Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2JvkCxv

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm”  là loại giấy chứng nhận cần thiết đối với mỗi cá nhân, tổ chức khi thực hiện kinh doanh ngành thực phẩm bởi hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của xã hội và tác động lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo đó, để quý khách hàng nắm rõ hơn về những quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề liên quan đến“Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cấp giấy chứng nhận  vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.

Trong vòng 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống trực tiếp kiểm tra tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ sở đạt tiêu chuẩn, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt chuẩn cơ sở đó sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở khi hồ sơ hợp lệ.

–  Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý

–  Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu thẩm định lại trong tối đa là 03 tháng, Trường hợp kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định sẽ tiến hành lập biên bản và đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở đó.

Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

– Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

– Bản tự thuyết minh về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm;

– Giấy xác nhận tập huấn các kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

Làm giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền

–  Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/lần

–  Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/ chứng chỉ.

Đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

* Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

– Bộ Công thương

– Bộ nông nghiệp

– Bộ y tế

* Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo các cấp chính quyền đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố

– Các cơ quan thuộc UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền

– UBND phường, xã, thị trấn

Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại Tp.HCM

Việc đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tùy thuộc vào mỗi nhóm thực phẩm khác nhau sẽ có cơ quan khác nhau thực hiện kiểm duyệt và cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp.

Ở TP.HCM các cơ sở, doanh nghiệp sẽ đăng ký ở ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc Bộ Y Tế theo từng nhóm ngành mà họ sản xuất. Các cơ sở, doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ do Ban Quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy phép

Cơ sở, doanh nghiệp tại địa bàn TP.HCM sẽ do Ban Quản Lý ATTP thực hiện cấp giấy phép. Tuy nhiên để việc thực hiện thủ tục được thuận lợi, doanh nghiệp có thể lựa chọn ủy thác cho đơn vị khác để tiến hành xin cấp giấy phép hộ nếu như chưa nắm rõ trình tự thủ tục hoặc gặp khó khăn khi xin giấy phép hoặc không có thời gian để làm thủ tục.

Hiện nay, tại Tp.Hồ Chí Minh có rất nhiều những đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm với nhiều loại hình đa dạng cùng với sự uy tín và có trách nhiệm trong công việc.

Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội

Hiện nay các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc sự quản lý và theo dõi của Bộ y tế, Bộ công thương hay Bộ nông nghiệp.

 Vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của xã hội và tác động lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bởi vậy, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trường hợp cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt hành chính, cao hơn là đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật.

Để đáp ứng được việc xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm, tại Hà Nội đã hình thành những đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một cách cụ thể, chọn lọc và đầy đủ những thủ tục liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm bởi đội ngũ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong vấn đề tư vấn và thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm” theo quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài và những kinh nghiệm trong lĩnh vực xin giấy phép chúng tôi có được sau khi làm thủ tục về vấn đề “ Xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm” cho hàng trăm doanh nghiệp lớn và nhỏ, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín hàng đầu Việt Nam. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ pháp lý tốt nhất.

The post Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3amCxlL

Xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm” có thể coi là nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân khi tiến hành mở cơ sở kinh doanh thuộc ngành nghề thực phẩm. Tuy nhiên hiện nay, những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, các trình tự thủ tục làm việc với cơ quan Nhà nước đang khiến nhiều cá nhân, tổ chức gặp phải vướng mắc. Do đó, để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm quý khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau.

Hồ sơ xin giây vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhanh

Đối với các cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bắt buộc theo quy định tại Nghị định 15/2018 NĐ-CP. Để thực hiện thủ tục xin cấp phép, các cơ sở cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau đây:

–  Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

–  Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề là kinh doanh thực phẩm;

–  Bản tự thuyết minh về cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị, các dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

+ Bản vẽ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

+ Sơ đồ quy trình thực hiện sản xuất thực phẩm, quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

+ Nộp bản sao giấy xác nhận (Đối với cơ sở dưới 30 người);

+ Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Đối với cơ sở từ 30 người trở lên:).

–  Bản cam kết về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên của đơn vị sản xuất kinh doanh;

–  Giấy chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

+ Nộp bản sao giấy xác nhận (Đối với cơ sở dưới 30 người);

+ Nộp danh sách đã được tập huấn (Đối với cơ sở từ 30 người trở lên).

Muốn biết thêm Tìm Hiểu Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Là Gì? thì VÀO ĐÂY

Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Cơ sở phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

– Pháp luật quy định, những người trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh các ngành nghề có liên quan đến thực phẩm yêu cầu phải có  đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Thaeo đó, yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này là khám sức khỏe.

– Bên cạnh đó,  những người trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Bước 2: Thực hiện nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể như sau:

–            Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố: Đối với dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Những dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong bệnh viện, các khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể như: căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

–            UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng: Đối với dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể tại các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Các dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động.

–            UBND phường, xã, thị trấn: đối với dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả

Trong vòng 5 ngày, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo đó cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Muốn biết thêm Thủ Tục Xin Giấy Phép Quảng Cáo Thực Phẩm Chức Năng thì VÀO ĐÂY

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Gọi ngay: [Hà Nội] 0977 523 155 – [Hồ Chí Minh] 0948 855 355

Làm giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền

–  Lệ phí cấp giáy chứng nhận an toàn thực phẩm:

·  Lệ phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng

·  Lệ phí cấp lại/gia hạn: 150.000 đồng/lần

–  Phí thẩm định xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh odnah thực phẩm, cơ sở kinh odnah ăn uống đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000 đồng

Xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hà nội

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực bao lâu

Theo quy định tại điều 37, Luật An toàn thực phẩm số hiệu: 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

– Như vậy, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tiến hành nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Muốn biết thêm Thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm dành cho doanh nghiệp thì VÀO ĐÂY

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản liên quan đến Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Luật Thiên Mã với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn tự tin sẽ mang lại cho khách hàng xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoàn hảo, chuyên nghiệp và uy tín. Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sử dụng dịch vụ xin một cách tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết “Xin Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩmtại chuyên mụcPhòng giấy phép

The post Xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/33NLTV7

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư” được thực hiện khi trong quá trình tiến hành thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như: thông tin nhà đầu tư, tăng vốn đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, quy mô đầu tư,… thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận dự án đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để quý khách nắm rõ hơn về thủ tục này, sau đây sẽ là những vấn đề liên quan đến Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Nội dung giấy chứng nhận đầu tư

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư nhanh

Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện, chủ yếu thường được gắn liền với các dự án đầu tư và phần lớn đối với các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài.

Nội dưng cửa giấy chứng nhận đăng ký đầu được quy định trong Luật đầu tư 2014 như sau:

–  Mã số dự án đầu tư.

–  Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

–  Tên dự án đầu tư.

–  Địa điểm tiến hành thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.

–  Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

–  Vốn đầu tư của dự án ( bao gồm số vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

–  Thời hạn hoạt động của dự án.

–  Tiến độ thực hiện của dự án đầu tư bao gồm: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện mục tiêu hoạt động, các hạng mục chủ yếu của dự án.

–  Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và những căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

–  Các điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Muốn biết thêm Thủ tục thay đổi tăng vốn đầu tư công ty có vốn nước ngoài thì VÀO ĐÂY

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tăng vốn

Hồ sơ:

– Biên bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

– Quyết định và biên bản họp về việc thay đổi;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.

– Bản giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án đang triển khai

– Biên bản giải trình khả năng tài chính đảm bảo việc tăng vốn.

– Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp có xác nhận của công ty (Trường hợp thay đổi tỷ lệ vốn góp do chuyển nhượng phần vốn góp);

– Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (Trường hợp tiếp nhận thêm thành viên)

– Báo cáo tình hình việc thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án (Doanh nghiệp download mẫu tại địa chỉ:

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, kê khai trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kê khai hồ sơ trên website, nhà đầu tư phải nộp trực tiếp hồ sơ hoặc gửi bưu điện đến Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Bước 2: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xử lý hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời đề nghị giải trình/bổ sung.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Dịch vụ làm giấy chứng nhận đầu tư

Gọi ngay: [Hà Nội] 0977 523 155 – [Hồ Chí Minh] 0948 855 355

Thay đổi địa chỉ trên giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ:

* Thay đổi thông tin về địa điểm trên Giấy chứng nhận đầu tư:

– Đơn đề nghị về điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

– Bản báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp và dự án đầu tư tới thời điểm đăng ký điều chỉnh;

– Quyết định của Chủ sở hữu về việc thay đổi trụ sở chính công ty và địa điểm thực hiện dự án;

– Bản điều lệ sửa đổi bổ sung;

– Giấy tờ liên quan đến địa điểm trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án.

– Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực) (đối với nhà đầu tư là cá nhân); bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh (đối với nhà đầu tư là tổ chức);

–  Bản báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

–  Giấy chứng nhận đầu tư.

* Cập nhật thông tin thuế:

-. Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế;

– Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đã được thay đổi.

Muốn biết thêm Thủ Tục Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp thì VÀO ĐÂY

Bước 1: Nhà đầu tư kê khai thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn). Trong vòng 15 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi cho doanh nghiệp.

Bước 2: Đối với thủ tục kê khai thuễ Cục Thuế quản lý có trách nhiệm cập nhật thông tin thay đổi vtrên hệ thống dữ liệu đăng ký thuế trong vòng 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ điều chỉnh.

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư hn

Các trường hợp bắt buộc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

–  Mã số dự án đầu tư ;

–  Tên và địa chỉ của nhà đầu tư ( Số điện thoại, Fax, Email, Website) ;

–  Tên dự án đầu tư;

–  Địa điểm thực hiện dự án đầu tư và diện tích đất sử dụng ;

–  Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư ;

–  Vốn đầu tư dự án ( bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động nguồn vốn;

–  Thời hạn hoạt động của dự án;

–  Tiến độ thực hiện dự án đầu tư;

–  Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và  các căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);

–  Các điều kiện đối với nhà đầu tư khi thực hiện dự án (nếu có);

Muốn biết thêm Những thủ tục mua bán doanh nghiệp mà bạn cần biết thì VÀO ĐÂY

Bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ:

–  Biên bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

–  Quyết định và Biên bản họp về vấn đề bổ sung ngành nghề kinh doanh.

–  Biên bản giải trình khả năng đáp ứng đủ điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật;

–  Giải trình về kinh tế – kỹ thuật bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và các giải pháp về môi trường (đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).

–  Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao có công chứng).

–  Phụ lục sửa đổi điều lệ của doanh nghiệp.

–  Báo cáo các tình hình thực hiện dự án của doanh nghiệp đến thời điểm đề nghị thay đổi.

Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư bằng cách thực hiện tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục đầu tư;

Bước 3: Đăng thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp

Bước 4: Đăng báo cáo mẫu dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.

Trên đây là tư vấn sơ bộ liên quan đến việc Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty Luật Thiên Mã để nhận được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng!

Bạn đang xem bài viết “Điều Chỉnh Giấy Chứng Nhận Đầu Tưtại chuyên mụcKiến thức chung

The post Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/33QjnSK