Trên thị trường hiện nay không chỉ có những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mà bao gồm cả các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. Khi làm thủ tục với cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xuất trình bản công bố thực phẩm nhập khẩu nhưng bạn chưa biết lấy nó ở đâu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc khi tự công bố thực phẩm nhập khẩu và thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu khi tiến hành thực hiện.
Quy định pháp luật khi công bố thực phẩm nhập khẩu
Để thực hiện các hồ sơ, thủ tục, trước hết bạn cần tìm hiểu xem thế nào là công bố thực phẩm nhập khẩu.
Công bố thực phẩm nhập khẩu là việc doanh nghiệp làm thủ tục công bố về chất lượng thực phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn được nhập khẩu. Hay có thể hiểu là việc doanh nghiệp công bố với cơ quan hữu quan và người tiêu dùng về sản phẩm nhập khẩu này đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Việc công bố thực phẩm nhập khẩu có những mục đích sau:
- Đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn.
- Tạo niềm tin đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm.
- Giữ an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm nhập khẩu.
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Ngoài ra, khi đăng ký công bố thực phẩm nhập khẩu, cơ sở kinh doanh đó còn phải đáp ứng các các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hồ sơ, thủ tục tự công bố thực phẩm nhập khẩu
Hồ sơ tự công bố thực phẩm nhập khẩu bao gồm:
– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
Cá nhân, tổ chức tự công bố thực phẩm nhập khẩu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định.
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu
Khi tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm cần chuẩn bị hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu bao gồm :
– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Tìm hiểu thêm: Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
Về trình tự, thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ :
– Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
– Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật về công bố thực phẩm nhập khẩu, thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc. Khi thực hiện công bố thực phẩm nhập khẩu cần những hồ sơ, thủ tục khá phức tạp mà bạn cần lưu ý. Thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên có thể đã hết hiệu lực hoặc cần sửa đổi, bổ sung tại thời điểm mà bạn tham khảo bài viết này. Nếu có điều gì vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ Luật Thiên Mã để tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)
The post Hướng dẫn công bố thực phẩm nhập khẩu chi tiết appeared first on Luật Thiên Mã.
Nguồn: http://bit.ly/2SsZmw3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét