Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Trên thị trường thực phẩm hiện nay, bên cạnh những thực phẩm thông thường tự nhiên, người tiêu dùng còn tìm đến các loại thực phẩm được sản xuất với hàm lượng chất dinh dưỡng, bổ dưỡng cao với nhiều tác dụng thần thánh được quảng cáo rầm rộ tuy nhiên khi mua về sử dụng liệu có bao nhiêu phần trăm công dụng được đúng như quảng cáo? Để bảo vệ người tiêu dùng trong tiêu dùng sản phẩm thực phẩm chức năng, các cơ quan có thẩm quyền đã siết chặt kiểm tra giám sát các sản phẩm thực phẩm chức năng trong sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là trong quá trình quảng cáo, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Điều kiện để được quảng cáo thực phẩm chức năng là gì?

Theo đó, doanh nghiệp chỉ được thực hiện Quảng cáo thực phẩm chức năng khi có Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trong hồ sơ xin quảng cáo thực phẩm chức năng cần có phiếu tiếp nhận đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng và bản công bố đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo đúng quy định

Nội dung cần có theo quy định trong quảng cáo đối với thực phẩm chức năng?

Về bản chất giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Do vậy, các nội dung doanh nghiệp, cá nhận dự định đưa ra quảng cáo đòi hỏi sự xem xét kiểm tra kỹ lưỡng từ các cơ quan theo quy định của pháp luật bao gồm:

  • Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng trong bản công bố sản phẩm (bản công bố đã công bố);
  • Nội dung của quảng cáo bắt buộc nội dung cơ bản bao gồm: tên thực phẩm; tên, địa chỉ của đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tác dụng chính và tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có) phù hợp theo quy định của pháp luật;
  • Nội dung của quảng cáo không được sử dụng các thông tin, hình ảnh cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng có khả năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;
  • Trong nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải có câu khuyến cáo rõ ràng theo luật định: khẳng định sản phẩm không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, không phải là thuốc. Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo đủ nghe, nếu quảng cáo trên các phương tiện khác thì khuyến cáo phải được thể hiện bằng chữ viết rõ ràng, có màu tương phản với màu nền quảng cáo.

 Xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng như thế nào?

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm những giấy tờ như sau:

  1. Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo (theo mẫu quy định);
  2. Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao hợp lệ);
  3. Mẫu nhãn sản phẩm (bản sao hợp lệ);
  4. Nội dung quảng cáo: Đối với các hình thức quảng cáo trên báo nói hoặc trên báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh đi kèm; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản in màu hợp lệ).

Thẩm quyền và thời hạn giải quyết xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?

Việc xin xác nhận nội dung quảng cáo sẽ do cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm tại các sở Y tế có thẩm quyền  tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.

Thời hạn giải quyết thủ tục khoảng 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận đầy đủ và hợp lệ.

Bạn đang xem bài viếtThủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trọn góitại chuyên mụcdịch vụ giấy phép con

The post QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2t3yrxQ

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

CHỨNG NHẬN ĐÃ THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Đảm bảo công tác an toàn trong phòng cháy chữa cháy là một trong những hạng mục quan trọng của bất cứ dự án, công trình, cơ sở nào. Tuy nhiên, đặc biệt với một số danh mục được đánh giá có nguy cơ cháy nổ cao được quy định tại phụ lục nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ năm 2014, khi xây mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng và các phương tiện giao thông nếu như có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn Phòng cháy chữa cháy khi chế tạo hoặc có tiến hành hoán cải phải thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy chữa cháy.

Đối tượng cơ sở nào sẽ phải thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy?

  1. Thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy đối với hồ sô sự án thiết kế quy hoạch
  2. Thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy với hồ sơ thiết kế cơ sở (chỉ đối với dự án công trình có từ 02 bước thiết kế trở lên).
  3. Thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng
  4. Thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc đối với thiết kế bản vẽ thi công.
  5. Thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy cho phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn Phòng cháy và chữa cháy.

Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy?

Xác định thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đối với thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy cần dựa trên danh mục đối tượng:

Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Đối với các dự án, công trình quan trọng cấp Quốc gia, với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng Ngân sách nhà nước do cấp Tỉnh là chủ đầu tư của dự án,…hoặc ác dự án đầu tư, công trình do Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh, Phòng cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh hoặc chủ đầu tư đề nghị.

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ – Côn an tỉnh, thành phố: Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, phương tiện giao thông có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa cháy không thuộc thẩm quyền của Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ủy quyền.

Tài liệu cần cung cấp:

  • Bản sao (công chứng, chứng thực) văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc bản sao (công chứng, chứng thực)  văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc bản sao (công chứng, chứng thực)  văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình.
  • Dự toán tổng mức đầu tư của dự án, công trình (xây mới, hoán cải)
  • Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu ầu về Phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật cụ thể đối với từng loại công trình, dự án đầu tư.
  • Các tài liệu khác liên quan đối với từng dự án, công trình.

Xin thẩm duyệt về Phòng cháy chữa cháy mất bao lâu?

*Thời gian chuẩn bị hồ sơ:

  • 3-5 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đáp ứng đầy đủ các giấy tờ và thiết kế theo quy định của pháp luật.

*Thời gian thẩm duyệt tại cơ quan nhà nước:

  • Đối với dự án thiết kế quy hoạch, thiết kế cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt: không quá 10 ngày làm việc;
  • Đối với xin chấp thuận địa điểm xây dựng: không quá 5 ngày làm việc;
  • Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: không vượt quá 15 ngày làm việc đối với dự án công trình nhóm A; và không vượt quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và nhóm C.

Kết quả thẩm duyệt Phòng cháy chữa cháy hợp lệ là gì?

Đối với trường hợp Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt:

  • Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và có đóng dấu “ĐÃ THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY” của cơ quan có thẩm quyền vào các bản vẽ của dự án, công trình.
  • Văn bản trả lời về biện pháp, giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với thiết kế cơ sở, dự án thiết kế quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng đối với công trình.

Đối với trường hợp kết quả do Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh  có thẩm quyền thẩm duyệt:

  • Hồ sơ thiết kế quy hoạch, thiết kế cơ sở dự án, công trình: Văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy (đối với trường hợp hồ sơ thiết kế đảm bảo) hoặc văn bản kiến nghị chỉnh sửa hồ sơ (đối với trường hợp hồ sơ thiết kế không đảm bảo);
  • Hồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình (đối với trường hợp hồ sơ thiết kế đảm bảo) hoặc văn bản trả lời không chấp thuận địa điểm xây dựng công trình;
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình, hạng mục công trình; hồ sơ thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy, Hồ sơ thiết kế kỹ thuật: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Bạn đang xem bài viếtXin Giấy Phép Phòng Cháy Chữa Cháy | Trọn Gói Chỉ 15 Ngày Làm Việctại chuyên mụcdịch vụ giấy phép

The post CHỨNG NHẬN ĐÃ THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/34XVnfy

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Điều Kiện Thành Lập Trung Tâm Tin Học

Trong nhiều năm gần đây công nghệ đang càng ngày phát triển, ứng dụng của tin học được áp dụng khá phổ biến cả trong trường học và trong công việc. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức muốn thành lập trung tâm tin học. Vậy giấy phép thành lập trung tâm tin học cần đảm bảo những điều kiện gì veè hồ sơ và thủ tục?

giấy phép thành lập trung tâm tin học
Trung tâm tin học. Nguồn Ảnh Internet

Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

Cũng như xin giấy phép trung tâm đào tạo,  khi xin giấy phép trung tâm tin học cần phải có điều kiện sau:

  • Có đội ngũ cán bộ quản lý theo quy định của Luật giáo dục và các văn bản liên quan.
  • Có đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn quy định, đủ khả năng giảng dạy, đảm bảo cho các lớp hoạt động liên tục, đúng lịch của khóa học:

Giám đốc trung tâm

  • Không phải là viên chức, công chức
  • Xác nhận 5 năm kinh nghiệp trong nghề
  • Bằng cấp chuyên môn phù hợp với ngôn ngữ giảng dạy

Phó giám đốc trung tâm tin học

  • Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trung tâm, là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học hoặc cao đẳng.
  • Đối với trung tâm tin học tư thục, tuổi của phó giám đốc trung tâm khi bổ nhiệm lần đầu không quá 65 tuổi.

Giáo viên trung tâm

  • Bằng cấp chuyên môn phù hợp với ngôn ngữ giảng dạy

Cơ sở vật chất

  • Số phòng tối thiếu là 6, đầy đủ bảng, máy chiếu, bàn ghế…
  • Giấy tờ chứng minh cơ sở: hợp đồng thuê nhà công chứng đứng tên công ty thuê, giấy chứng nhận quyền sử đất, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
  • Xác nhận của phường về việc mở địa điểm trung tâm.
  • Có đủ cơ sở vật chất gồm văn phòng, phòng học, bàn ghế, phòng học tiếng khi thành lập trung tâm tin học, phòng vi tính khi xin thủ tục thành lập trung tâm tin học với các trang thiết bị học tập đáp ứng yêu cầu về điều kiện thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy phần lý thuyết và thực hành của học viên.
  • Đáp ứng nguồn lực về tài chính tối thiểu để chi cho các hoạt động thường xuyên của Trung tâm trong năm đầu tiên.
  • Đáp ứng các điều kiện theo quy định về phòng cháy, nổ, vệ sinh môi trường, y tế và an ninh của Trung tâm.

>> Tham khảo thêm: giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ

Hồ sơ cần chuẩn bị

Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học:

  • Giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đứng tên trong đơn xin mở Trung tâm.
  • Đơn phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường (xã) nơi Giám đốc thường trú hoặc cơ quan quản lý người đứng tên trong đơn.
  • Có ý kiến của Phòng Giáo dục Đào tạo quận, huyện nơi mở Trung tâm.
  • Đối với tổ chức, cá nhận có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì được miễn xác nhận của UBND phường( xã).
  • Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
  • Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Thủ tục thành lập

  • Sở Giáo dục và Đào tạo phát hành các văn bản liên quan cùng mẫu hồ sơ các loại; tiếp nhận – thẩm định hồ sơ, xác minh hiện trạng cơ sở vật chất nơi mở Trung tâm tin học.
  • Các tổ chức, đơn vị có giấy phép đầu tư của Bộ KH và ĐT làm hồ sơ  đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo.
  • Các chi nhánh Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc các Trường Đại học hoạt động ngoài khuôn viên Trường Đại học phải báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố.

Thời gian

Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ xét duyệt hồ sơ và ban hành quyết định thành lập Trung tâm kèm giấy phép dạy học. Hết thời hạn qui định, giấy phép được xét gia hạn tiếp nếu đủ điều kiện. Mỗi qúy Sở Giáo dục và Đào tạo xét duyệt mở Trung tâm 1 lần (trừ trường hợp có giấy phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư-  giấy phép dạy học có thời hạn hoạt động là 01 năm.Các hồ sơ hội đủ điều kiện sẽ được thẩm định, xét duyệt và cấp quyết định, giấy phép dạy học cùng một lần.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
  • Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin học.
  • Nghị định số 46/2017/nđ-cp ngày 21 tháng 4 năm 2017 của chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Trên đây là các điều kiện và thủ tục cũng như giấy tờ cần thiết để xin cấp giấy phép thành lập trung tâm tin học. Tham khảo thêm các loại giấy phép khác của Luật Thiên Mã tại đây.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại 0977 523 155 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

The post Điều Kiện Thành Lập Trung Tâm Tin Học appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/34az7jk

Giấy Phép Thành Lập Trung Tâm Ngoại Ngữ

Hiện nay, yếu tố về ngoại ngữ rất được quan tâm ở mọi lứa tuổi. Vì thế, trong thời gian quan, có khá nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ, thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ được mở ra. Tuy nhiên cách thức thành lập các trung tâm này còn nhiều thiếu sót, điều này sẽ khiến các trung tâm gặp nhiều khó khăn trong quá trình thành lập và hoạt động. Vậy làm thế nào để  đúng cách thành lập doanh nghiệp?

giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Trung tâm đào tạo ngoại ngữ Kiraka. Ảnh Internet

Căn cứ pháp lý

  •  Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
  • Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin học

Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục

Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.

Giám đốc trung tâm:

  • Không phải là viên chức, công chức
  • Xác nhận 3 năm kinh nghiệp trong nghề
  • Bằng cấp chuyên môn phù hợp với ngôn ngữ giảng dạy

Giáo viên trung tâm: (tối thiểu 4 bộ)

  • Bằng cấp chuyên môn phù hợp với ngôn ngữ giảng dạy: Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.”
  • Cơ sở vật chất đáp ứng: số phòng tối thiếu là 6, đầy đủ bảng, máy chiếu, bàn ghế…
  • Giấy tờ chứng minh cơ sở: hợp đồng thuê nhà công chứng đứng tên công ty thuê, giấy chứng nhận quyền sử đất, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
  • Xác nhận của phường về việc mở địa điểm trung tâm.

Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ

Tờ trình xin thành lập trung tâm:

  • Giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp đứng tên trong đơn xin mở Trung tâm.
  • Đơn phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường (xã) nơi Giám đốc thường trú hoặc cơ quan quản lý người đứng tên trong đơn.
  • Có ý kiến của Phòng Giáo dục Đào tạo Quận, Huyện nơi mở Trung tâm.
  • Đối với tổ chức, cá nhận có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư miễn xác nhận của UBND phường ( xã).

Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau

  • Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm.
  • Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm.
  • Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo.
  • Cơ sở vật chất của trung tâm.

Nếu mặt bằng của tổ chức hoặc cá nhân người đứng tên mở Trung tâm thì photo văn bản quyền sử dụng nhà, đất hoặc xác nhận của cơ quan chủ quản.

Nếu mặt bằng thuê mướn của trường học phải do Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường ký hợp đồng và có ý kiến của Phòng Giáo dục Đào tạo (đối với trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ), của Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường Trung học phổ thông, trường trực thuộc Sở và các đơn vị khác ngoài ngành ).

Nếu mặt bằng thuê mướn, hợp đồng của tư nhân phải có công chứng Nhà nước.Nội dung Hợp đồng thuê mướn mặt bằng phải ghi rõ thời gian ít nhất từ 01 năm trở lên và nghĩa vụ nộp thuế nếu có.

  • Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
  • Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
  • Lý lịch có xác nhận của Ủy ban Nhân dân phường, xã hoặc của cơ quan chủ quản.
    • Bản sao văn bằng chuyên môn,văn bằng quản lý có thị thực.
    • Bản sao hộ khẩu thường trú tại tỉnh/thành phố nơi đặt trung tâm hoặc đăng ký tạm trú dài hạn có thị thực (đối với người nước ngoài)
  • Hồ sơ giáo viên, nhân viên kế toán :
    • Lý lịch có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường, xã hoặc cơ quan chủ quản.
    • Văn bằng có thị thực
    • Phiếu khám sức khỏe
    • Hợp đồng lao động : Theo mẫu của Bộ LĐ-TBXH (giao cho người lao động 01 bản)

Thủ tục thành lập

  • Sở Giáo dục và Đào tạo phát hành các văn bản liên quan cùng mẫu hồ sơ các loại; tiếp nhận – thẩm định hồ sơ, xác minh hiện trạng cơ sở vật chất nơi mở Trung tâm ngoại ngữ.
  • Các tổ chức, đơn vị có giấy phép đầu tư của Bộ KH và ĐT làm hồ sơ  đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo.
  • Các chi nhánh Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc các Trường Đại học hoạt động ngoài khuôn viên Trường Đại học phải báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố.

Thời gian: Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ xét duyệt hồ sơ và ban hành quyết định thành lập Trung tâm ngoại ngữ kèm giấy phép dạy học. Hết thời hạn qui định, giấy phép được xét gia hạn tiếp nếu đủ điều kiện. Mỗi qúy Sở Giáo dục và Đào tạo xét duyệt mở Trung tâm 1 lần (trừ trường hợp có giấy phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư-  giấy phép dạy học có thời hạn hoạt động là 01 năm.Các hồ sơ hội đủ điều kiện sẽ được thẩm định, xét duyệt và cấp quyết định, giấy phép dạy học cùng một lần.

Trên đây là các điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, để được hỗ trợ cụ thể về các thủ tục xin cấp giấy phép vui lòng liên hệ 0977 523 155 để được tư vấn miễn phí.

 

Bạn đang xem bài viếtGiấy Phép Thành Lập Trung Tâm Ngoại Ngữ Cần Thủ Tục Gì?tại chuyên mụcdịch vụ giấy phép

The post Giấy Phép Thành Lập Trung Tâm Ngoại Ngữ appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2L6q0aw