Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp chuẩn xác

Danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp chuẩn xác

Danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp là một trong những điều mà hầu hết chủ xí nghiệp quan tâm. Vậy bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ nào? Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, mời bạn đọc bài viết sau!

Hồ sơ cần chuẩn bị cho quá trình giải thể doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có ý định giải thể hoặc bị ép giải thể thì bắt buộc phải hoàn thành các thủ tục đã được pháp luật quy định. Theo bộ luật kinh doanh, danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp mà chủ công ty cần chuẩn bị bao gồm:

Hồ sơ giải thể gồm những gì?

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
  • Các báo cáo liên quan đến thanh lý tài sản của doanh nghiệp
  • Báo cáo thống kê chủ nợ, số nợ đã thanh toán. Trong danh sách này phải gồm các khoản đã thanh toán liên quan đến thuế. Và cả số tiền dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ngay sau khi có quyết định giải thể.
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu và kèm theo con dấu 
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Thời hạn để nộp hồ sơ là 180 ngày, tính từ ngày nhận quyết định giải thể. Trong khoảng thời gian này mà cơ quan chức năng không nhận được phản hồi từ phía doanh nghiệp bằng văn bản thì coi như quá trình giải thể bị vô hiệu hóa.

Quy trình nộp hồ sơ và các thủ tục giải thể doanh nghiệp

Quy trình giải thể doanh nghiệp khá phức tạp. Vì thế bạn cần tìm hiểu chúng thật kỹ càng trước khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên sau khi đã hoàn thành tất cả danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp bạn sẽ cần phải tiến hành nộp giấy tờ có liên quan đến quá trình này theo 4 bước.

Bước 1: nộp hồ sơ lên Sở Kế Hoạch

Tại đây, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận những loại giấy tờ như:

Thông báo giải thể

Mẫu thông báo giải thể

  • Quyết định giải thể. Đây là một trong số giấy tờ quan trọng cần có trong danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp
  • Các biên bản Giải thể 
  • Danh sách người lao động 
  • Biên bản và quyết định thanh lý tài sản 
  • Danh sách chủ nợ 
  • Xác nhận không nợ thuế của Tổng cục Hải quan 
  • Giấy xác nhận đóng cửa tài khoản ngân hàng/ cam kết không mở tài khoản 
  • Báo giải thể 
  • Thông báo đóng cửa mã số thuế 
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới dạng bản gốc.

Quyết định giải thể cần được tiến hành như thế nào?

Trước khi nộp quyết định giải thể, doanh nghiệp cần tiến hành cuộc họp lấy ý kiến của mọi người. Như vậy việc giải thể cần phải được thông qua bởi chủ doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông và hội đồng thành viên.

Tại cuộc họp, người điều hành phải đề cập đến tất cả mọi vấn đề phát sinh như:

  • Thời hạn
  • Lý do giải thể: tự nguyện(làm ăn thua lỗ,..) hoặc bị ép buộc bởi vi phạm pháp luật,..
  • Công bố các khoản nợ và số tiền đã và đang cần được thanh lý
  • Cách thức tiến hành lấy quyết định giải thể
  • Đưa ra các phương án nhằm xử lý toàn bộ nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng lao động và liên quan đến vấn đề thành lập tổ thanh lý tài sản.   
     

    Trong văn bản quyết định giải thể cần có nội dung gì?

    Doanh nghiệp cần phải đề cập đến những nội dung sau:

    • Đầu tiên là địa chỉ, tên doanh nghiệp
    • Thứ hai là đưa ra lý do giải thể
    • Thứ ba là thời gian hoàn tất các hợp đồng liên quan và các khoản nợ của doanh nghiệp
    • Thứ tư, cách thức xử lý các nghĩa vụ phát sinh có trong hợp đồng lao động
    • Cuối cùng là họ, tên kèm theo chữ ký của người đại diện doanh nghiệp.
      Bước 2: Nộp hồ sơ và trả con dấu

      Sau khi hoàn tất các danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp, phía chủ sở hữu xí nghiệp cần nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền các giấy tờ cần thiết như:

      • Biên bản giải thể 
      • Công văn trả dấu 
      • Quyết định giải thể 
      • Thông báo đóng cửa mã số thuế 
      • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 
      • Thông báo của Sở Kế hoạch đầu tư về việc trả con dấu 

      Lưu ý rằng: công văn trả dấu phải theo đúng bản mẫu đã được công bố trước đó. Trường hợp doanh nghiệp không có con giấy, bộ hồ sơ phải chứa văn bản chính thức có dấu xác nhận của cơ quan công an. 

      Bước 3:  Nộp lại bộ hồ sơ cho Sở kế hoạch và đầu tư 

      Sau khi đã thực hiện xong hết 2 bước trên, doanh nghiệp tiếp tục nộp lại danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp cho Sở kế hoạch và đầu tư. Trong đó cần có:

      • Thông báo giải thể 
      • Quyết định giải thể 
      • Biên bản Giải thể 
      • Biên bản và quyết định thanh lý tài sản 
      • Danh sách chủ nợ 
      • Danh sách người lao động 
      • Xác nhận không nợ thuế của Tổng cục Hải quan 
      • Giấy xác nhận đóng cửa tài khoản ngân hàng/ cam kết không mở tài khoản 
      • Báo giải thể
      • Thông báo đóng cửa mã số thuếBước 4 đợi kết quả

        Xác nhận giải thể doanh nghiệp

        Đây là bước cuối cùng trong quy trình giải thể. Lúc này, cơ quan chức năng sẽ xem xét toàn bộ danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp. Nếu như các giấy tờ hoàn toàn đáp ứng, không vi phạm nguyên tắc thì Sở kế hoạch đầu tư sẽ xác nhận.Việc của bạn là chờ đợi sau vài ngày để nhận kết quả giải thể. 

        Bên trên là toàn bộ danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp mà bạn cần biết. Để được tư vấn chi tiết, mời bạn ghé qua website của chúng tôi: https://luatthienma.com.vn/. Luật Thiên Mã luôn hỗ trợ bạn 24/24.

The post Danh mục hồ sơ thủ tục giải thể doanh nghiệp chuẩn xác appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/36KVQCA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét