Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện

Để đảm bảo cho môi trường đầu tư bền vững, nhà nước ta đã đưa ra những quy định và điều kiện cụ thể đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, hài hòa giữa các bên.

ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình  thức:

– Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động…)

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đầu tư 2014
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam

Hiện nay bắt đầu từ ngày 1/1/2017 có tất cả 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau .trong đó có ngành nghề đầu tư kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ làm thủ tục về thuế, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh xăng dầu, dịch vụ giám định thương mại, phân bón chất hữu cơ, dạy nghề, hành nghề công chứng, hành nghề Luật sư….

STT NGÀNH, NGHỀ
1 Sản xuất con dấu
2 Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
3 Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
4 Kinh doanh súng bắn sơn
5  
6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
7 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
8 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
9 Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
10 Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
11 Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
12 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
13 Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
14 Hành nghề luật sư
15 Hành nghề công chứng
16 Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
17 Hành nghề đấu giá tài sản
18 Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại
19 Hành nghề thừa phát lại
20 Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản
21 Kinh doanh dịch vụ kế toán
22 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
23 Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
24 Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
25 Kinh doanh hàng miễn thuế
26 Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ
27 Kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
28 Kinh doanh chứng khoán
29 Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng khoán/ Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác
30 Kinh doanh bảo hiểm
31 Kinh doanh tái bảo hiểm
32 Môi giới bảo hiểm
33 Đại lý bảo hiểm
34 Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
35 Kinh doanh xổ số
36 Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
37 Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
38 Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
39 Kinh doanh casino
40 Kinh doanh đặt cược
41 Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
42 Kinh doanh xăng dầu
43 Kinh doanh khí
44 Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LPG)
45 Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
46 Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
47 Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
48 Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
49 Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
50 Kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học ……………..

Những quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Căn cứ vào Nghị định 118/2015/NĐ-CP, các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng một hoặc một số hình thức về giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận hay các hình thức khác hoặc các điều kiện mà tổ chức kinh tế, cá nhân phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản như trên.

Thứ nhất, phải có giấy phép kinh doanh

– Giấy phép kinh doanh được hiểu là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh trên một số lĩnh vực. Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành để các tổ chức, cá nhân kinh doanh một cách hợp pháp. Doanh nghiệp bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới được phép kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. (Luật Đầu tư)

Thứ hai, phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sẽ liên quan đến các điều kiện cơ sở vật chất hoặc con người của cơ sở kinh doanh. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Ví dụ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mỹ phẩm, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các thiết bị y tế, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì chủ thể mới được phép kinh doanh các mặt hàng và hoạt động trong các lĩnh vực đó.

Thứ ba, chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hôi nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệp về một ngành nghề nhất định. Tùy vào từng ngành nghề mà pháp luật có những yêu cầu khác nhau về chứng chỉ.

Ví dụ:hành nghề luật sư là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi kinh doanh ngành nghề này thì pháp luật Việt Nam quy định người đứng đầu phải có thẻ luật sư.

Thứ tư, về vốn pháp định

Vốn pháp định là vốn do pháp luật quy định, thường đặt ra với các ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao. Ví dụ như một doanh nghiệp muốn kinh doanh bất động sản thì ít nhất vốn điều lệ của họ phải là 20 tỷ đồng. Sở dĩ luật quy định như vậy là để đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.

Quyền của tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh

Riêng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính để xin giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần có giấy xác nhận, chấp thuận thì doanh nghiệp không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh

  • Bước 1: Các bạn đăng nhập vào trang Cổng thông tin quốc gia để tra cứu thông tin doanh nghiệp: http://bit.ly/2SlRv4I
  • Bước 2: Gõ thông tin mã số thuế vào trang tìm kiếm và click.
  • Bước 3: Click vào đường dẫn có tên công ty
  • Bước 4: Sau khi màn hình hiện lên thì tiếp tục click vào cụm từ “xem thêm” để xem hết các ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • Bước 5: Hoàn thành việc tra cứu

Trên đây là danh sách tất cả những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hợp pháp được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ. Không biết doanh nghiệp bạn đang kinh doanh ngành nghề gì? Chúc bạn luôn thành công nhé.

Bạn đang xem bài viết “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Gồm những mặt hàng nào?tại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)

The post Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2Yq3oeH

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Thủ tục giải thể công ty TNHH

Giải thể công ty TNHH là một thủ tục được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của công ty TNHH đó theo quyết định của chủ sở hữu (công ty TNHH một thành viên) hoặc quyết định của hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên).

Khi nào công ty TNHH tiến hành giải thể?

Công ty TNHH sẽ phải tiến hành giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014, đó là:

– Khi thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ đã hết nhưng không tiến hành gia hạn;

– Theo quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc hội đòng thành viên

– Không tiến hành chuyển đổi loại hình trong thời hạn 06 tháng đối với công ty TNHH hai thành viên trong trường hợp không đủ số lượng thành viên;

– Bị cơ quan nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều kiện tiến hành giải thể công ty TNHH?

Để tiến hành thủ tục giải thể, công ty TNHH cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện sau:

– Một là công ty phải tiến hành thanh toán hết các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác;

– Hai là công ty không trong thời gian tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc trọng tài.

Các bước tiến hành giải thể công ty TNHH?

Từ các trường hợp tiến hành giải thể của công ty TNHH ta có thể thấy có hai trường hợp tiến hành giải thể công ty; hai trường hợp này được thực hiện theo các bước khác nhau:

Trường hợp giải thể tự nguyện

Khi công ty TNHH tiến hành giải thể tự nguyện công ty cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Công ty TNHH hai thành viên trở lên thông qua quyết định giải thể. Quyết định này được ký bởi chủ sở hữu công ty hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên công ty; quyết định phải đảm bảo có các nội dung sau:

– Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty

– Lý do công ty tiến hành giải thể;

– Thời hạn và các bước công ty tiến hành thanh toán khoản nợ

– Phương án thực hiện các nghĩa vụ từ hợp đồng lao động (như nợ bảo hiểm hoặc nợ lương của người lao động;

– Người đại diện theo pháp luật của công ty ký và ghi rõ họ tên

Quyết định giải thể của công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có sự nhất trí của các thành viên về các nội dung sau: thời hạn tiến hành thanh lý tài sản công ty và các khoản nợ của công ty; phương án tiến hành xử lý các nghĩa vụ về tài sản và nợ;…

Bước 2: Công ty tiến hành thanh lý tài sản. Việc thanh lý tài sản được thực hiện bởi chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên nếu công ty không có tổ thanh lý tài sản.

Bước 3: Thông báo quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ tiến hành thông báo quyết định giải thế đến cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm:

– Biên bản họp về việc giải thể công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);

– Thông báo về việc giải thể công ty theo quy định của pháp luật;

– Giấy ủy quyền tiến hành thực hiện thủ tục giải thể (trong trường hợp ủy quyền)

Thủ tục này được thực hiện trong 07 ngày kể từ ngày công ty thông qua quyết định giải thể.

Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp được nộp tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như sau:

– Thông báo giải thể công ty phù hợp với từng loại công ty theo quy định tại Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Báo cáo về việc tiến hành thanh lý tài sản của công ty và phương án thực hiện;

– Danh sách chủ nợ của công ty và số nợ công ty đã tiến hành thanh toán (gồm có nợ thanh toán hết và chưa thanh toán hết)

– Danh sách người lao động và phương án giải quyết quyền lợi sau khi có quyết định giải thể công ty;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty và con dấu công ty (trong trường hợp con dấu của công ty do cơ quan công an cấp thì công ty phải tiến hành trả con dấu và giấy chứng chứng nhận thu hồi con dấu)

Bước 4: Thanh toán khoản nợ của công ty theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đó là:

– Thanh toán các khỏan nợ của người lao động trước như: nợ lương; trợ cấp thôi việc; bảo hiểm xã hội;

– Nghĩa vụ thuế

– Các khoản nợ khác ngoài các khoản trên.

Trường hợp giải thể bắt buộc

Công ty TNHH có thể buộc phải tiến hành thủ tục giải thể khi bị Cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Tòa án ra quyết định giải thể. Thủ tục tiến hành giải thể công ty TNHH trong trường hợp này được tiến hành như sau:

Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành thông báo tình trạng công ty tiến hành giải thể

Bước 2: Công ty tiến hành ra quyết định giải thể trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty hoặc Quyết định của Tòa án.

Bước 3: Công ty TNHH thực hiện nghĩa vụ tài chính với chủ nợ, cơ quan nhà nước và người lao động theo thứ tự ưu tiên của quy định pháp luật.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của công ty trên hệ thống thông tin

Trên đây là thủ tục giải thể công ty TNHH, để được tư vấn và giải đáp những vấn đề liên quan đến giải thể công ty TNHH vui lòng liên hệ: 0967. 142. 988!

The post Thủ tục giải thể công ty TNHH appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2SsqD1R

Thủ tục giải thể công ty

Giải thể công ty là một thủ tục khó khăn và phức tạp hơn việc thành lập công ty. Để biết được những lưu ý trong quá trình tiến hành thủ tục giải thể công ty, hãy cùng tìm hiểu cùng Luật Thiên Mã qua bài viết sau đây!

Giải thể công ty là gì?

Giải thể công ty là một thủ tục nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của công ty, thủ tục này được thực hiện trên quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc hội đồng thành viên, hội đồng quản trị (tùy thuộc vào từng loại hình công ty).

Điều kiện giải thể công ty?

Khi tiến hành giải thể công ty, công ty phải đảm bảo đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản; không có tranh chấp tại Tòa án.

Khi nào công ty tiến hành giải thể?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 công ty sẽ tiến hành giải thể trong 4 trường hợp sau:

Một là, công ty giải thể theo quyết định của chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên); theo quyết định của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH áp ứng các điều kiện sau:

Hai là, công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu (công ty TNHH hai thành viên có tối thiểu 02 thành viên, công ty cổ phần có tối thiểu 03 cổ đông,…) trong thời hạn sáu tháng liên tục nhưng không tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Ví dụ từ công ty TNHH hai thành viên sang công ty TNHH một thành viên; từ công ty cổ phần sang công ty TNHH;…

Ba là, thời hạn hoạt động của công ty đã hết hạn theo quy định tại Điều lệ của công ty nhưng không tiến hành gia hạn.

Bốn là công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh

Việc giải thể công ty tiến hành như thế nào?

Để tiến hành giải thể công ty, các doanh nghiệp phải tiến hành các bước sau:

Bước 1: Công ty tiến hành xác nhận không nợ thuế với Tổng cục hải quan trong trường hợp doah nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Để tiến hành xác nhận không nợ thuế với Tổng cục hải quan, công ty cần chuẩn bị các giấy tờ sau để gửi về Tổng Cục hải quan như sau:

– Công văn xin xác nhận không nợ thuế

– Quyết định về giải thể công ty phù hợp với từng loại hình công ty

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);

Thời gian để giải quyết công việc ở bước này là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ Tổng Cục hải quan sẽ có văn bản trả lời về việc công ty có nợ thuế hoặc không nợ thuế để công ty tiến hành các bước tiếp theo trong giải thể công ty.

Bước 2: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của công ty (Chi cục thuế ) tiến hành xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của mã số thuế

Để thực hiện xác nhạn hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành chấm dứt hoạt động của mã số thuế, công ty tiến hành gửi hồ sơ cho cơ quan thuế với các giấy tờ sau:

– Biên bản họp của công ty về việc giải thể công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên; công ty cổ phần; công ty hợp danh)

– Quyết định giải thể của công ty phù hợp với từng loại hình công ty (doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH một thành viên là quyết định của chủ sở hữu; còn công ty TNHH hai thành viên là quyết định của Hội đồng thành viên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần)

– Đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định của Bộ Tài chính;

– Văn bản xác nhận không nợ thuế của Tổng Cục hải quan

Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở để thông báo giải thể và hoàn thiện thủ tục giải thể

Khi công ty thông qua quyết định giải thể công ty thì công ty cần thông báo lần 1 tới Phòng Đăng ký kinh doanh với hồ sơ gồm:

– Biên bản họp về việc giải thể công ty phù hợp với từng loại hình công ty;

– Thông báo về việc giải thể công ty theo quy định của pháp luật;

– Giấy ủy quyền tiến hành thực hiện thủ tục giải thể (trong trường hợp ủy quyền)

Thủ tục này được thực hiện trong 07 ngày kể từ ngày công ty thông qua quyết định giải thể.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp được nộp tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính được quy định tại Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014  như sau:

– Thông báo giải thể công ty phù hợp với từng loại công ty theo quy định tại Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Báo cáo việc thanh lý tài sản của công ty và phương án thực hiện;

– Danh sách chủ nợ của công ty và số nợ công ty đã tiến hành thanh toán (gồm có nợ thanh toán hết và chưa thanh toán hết)

– Danh sách người lao động sau khi quyết định giải thể công ty và việc giải quyết quyền lợi của người lao động;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty và con dấu công ty (trong trường hợp con dấu của công ty do cơ quan công an cấp thì công ty phải tiến hành trả con dấu và giấy chứng chứng nhận thu hồi con dấu)

Giải thể công ty là một thủ tục để chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh của công ty vì vậy cần thực hiện đầy đủ các bước trên để tiến hành giải thể công ty hợp pháp.

The post Thủ tục giải thể công ty appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/31BdmIj

Hướng dẫn giải thể công ty

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu công ty thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại Điều 201 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty sẽ phải tiến hành giải thể công ty. Giải thể công ty là một thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian trong các thủ tục pháp lý của công ty từ thành lập cho đến khi chấm dứt sự tồn tại của công ty. Bài viết sau của Luật Thiên Mã sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về thủ tục giải thể công ty!

Điều kiện giải thể công ty?

Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về điều kiện giải thể công ty như sau:

– Một là công ty bảo đảm sẽ tiến hành thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản của công ty mình

– Hai là  công ty không tham gia vào quá trình tranh chấp hoặc đang có tranh chấp tại cơ quan trọng tài thương mại cũng như tòa án nhân dân.

Thủ tục tiến hành để giải thể công ty?

Bước 1: Công ty tiến hành thủ tục xác nhận hoàn thuế với Tổng Cục hải quan

Công ty phải tiến hành thủ tục xin xác nhận hoàn thuế (không nợ thuế) với Tổng Cục hải quan trong trường hợp công ty có tiến hành hoạt đọng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT –BTC. Hồ sơ tiến hành xin xác nhận không nợ thuế bao gồm:

– Công văn xin xác nhận không nợ thuế

– Quyết định về giải thể công ty phù hợp với từng loại hình công ty

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);

Bước 2: Công ty tiến hành thủ tục xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế

Khi tiến hành thủ tục giải thể công ty phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế theo quy định của Thông tư 95/2016/TT – BTC. Hồ sơ bao gồm:

– Văn bản đề nghị chấm dứt mã số thuế của công ty theo mẫu pháp luật quy định

– Biên bản họp của công ty về việc giải thể công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên; công ty cổ phần; công ty hợp danh)

– Quyết định giải thể của công ty phù hợp với từng loại hình công ty (doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH một thành viên là quyết định của chủ sở hữu; còn công ty TNHH hai thành viên là quyết định của Hội đồng thành viên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần)

– Đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định của Bộ Tài chính;

– Văn bản xác nhận không nợ thuế của Tổng Cục hải quan

Bước 3: Tiến hành thủ tục giải thể công ty tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ giải thể là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 204 Luật doanh nghiệp như sau:

– Thông báo giải thể công ty phù hợp với từng loại công ty theo quy định tại Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Báo cáo về việc tiến hành thanh lý tài sản của công ty và phương án thực hiện;

– Danh sách chủ nợ của công ty và số nợ công ty đã tiến hành thanh toán (gồm có nợ thanh toán hết và chưa thanh toán hết)

– Danh sách người lao động của công ty và phương án giải quyết quyền lợi;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty tiến hành giải thể;

– Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (trong trường hợp công ty được Bộ Công An cấp mẫu dấu)

Đối với các thành phần hồ sơ trên: chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên; thành viên của Hội đồng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên; thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cũng như Giám đốc, Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và chính xác của hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Trong trường hợp hồ sơ bị giả mạo thì những người trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp cũng như quyền lợi của người lao động chư được công ty giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật trong thời hạn 05 năm.

Những hoạt động bị cấm khi có quyết định giải thể công ty?

Theo quy định tại Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì kể từ khi có quyết định giải thể công ty thì công ty không được thực hiện các hoạt động sau:

– Cất giấu hoặc tiến hành tẩu tán tài sản công ty;

– Từ bỏ hoặc giảm quyền đòi nợ hoặc tiến hành chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có tài sản bảo đảm;

– Tiến hành ký kết hợp đồng mới với các bên khác hoặc huy động vốn

– Tiến hành cấm cố, tặng cho, thế chấp hoặc cho thuê tài sản công ty hoặc chấm dứt việc thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực

Các vấn đề cần lưu ý khi tiến hành giải thể công ty?

Khi tiến hành giải thể công ty cần lưu ý các vấn đề sau:

– Nếu công ty tiến hành giải thể có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì cần tiến hành thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

– Khi công ty thông qua quyết định giải thể thì trong thời hạn 07 ngày công ty phải thông áo đến Phòng Đăng ký kinh doanh;

– Nếu công ty sử dụng dấu do cơ quan công an cấp thì công ty tiến hành trả con giấy cũng như Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu để cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận thu hồi dấu khi thực hiện thủ tục giải thể

Trên đây là những hướng dẫn và lưu ý của Luật Thiên Mã về các bước tiến hành giải thể công ty trên thực tế.

The post Hướng dẫn giải thể công ty appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/388of6V

Hướng dẫn công bố thực phẩm nhập khẩu chi tiết

Trên thị trường hiện nay không chỉ có những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mà bao gồm cả các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. Khi làm thủ tục với cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xuất trình bản công bố thực phẩm nhập khẩu nhưng bạn chưa biết lấy nó ở đâu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc khi tự công bố thực phẩm nhập khẩu và thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu khi tiến hành thực hiện.

Quy định pháp luật khi công bố thực phẩm nhập khẩu

Để thực hiện các hồ sơ, thủ tục, trước hết bạn cần tìm hiểu xem thế nào là công bố thực phẩm nhập khẩu.

công bố thực phẩm nhập khẩu
Công bố thực phẩm nhập khẩu có gì khác với công bố thực trong nước

Công bố thực phẩm nhập khẩu là việc doanh nghiệp làm thủ tục công bố về chất lượng thực phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn được nhập khẩu. Hay có thể hiểu là việc doanh nghiệp công bố với cơ quan hữu quan và người tiêu dùng về sản phẩm nhập khẩu này đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Việc công bố thực phẩm nhập khẩu có những mục đích sau:

  • Đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn.
  • Tạo niềm tin đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm.
  • Giữ an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm nhập khẩu.

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Ngoài ra, khi đăng ký công bố thực phẩm nhập khẩu, cơ sở kinh doanh đó còn phải đáp ứng các các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ, thủ tục tự công bố thực phẩm nhập khẩu

 Hồ sơ tự công bố thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;

Cá nhân, tổ chức tự công bố thực phẩm nhập khẩu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định.

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu

Khi tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm cần chuẩn bị hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu bao gồm :

– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;

–  Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;

–  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Tìm hiểu thêm: Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Về trình tự, thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ :

– Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

– Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật về công bố thực phẩm nhập khẩu, thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc. Khi thực hiện công bố thực phẩm nhập khẩu cần những hồ sơ, thủ tục khá phức tạp mà bạn cần lưu ý. Thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên có thể đã hết hiệu lực hoặc cần sửa đổi, bổ sung tại thời điểm mà bạn tham khảo bài viết này. Nếu có điều gì vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ Luật Thiên Mã để tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)

The post Hướng dẫn công bố thực phẩm nhập khẩu chi tiết appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2SsZmw3

Dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói

Thực phẩm là vấn đề đang được quan tâm lớn nhất hiện nay, những sản phẩm thực phẩm ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy khi muốn sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện gì trước khi đem ra thị trường tiêu thụ? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói và khi công bố thì chi phí công bố thực phẩm hết bao nhiêu?

Dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói

Công bố thực phẩm là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với mỗi tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần thực hiện trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Khi sử dụng công bố thực phẩm của chúng tôi quý khách sẽ được sử dụng các dịch vụ sau:

– Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến công bố chất lượng thực phẩm;

– Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, sau đó mang đi kiểm nghiệm cho khách hàng;

– Soạn thảo hồ sơ công bố hoàn chỉnh;

– Đại diện nộp hồ sơ cho khách hàng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

– Lấy kết quả công bố thực phẩm và giao cho khách hàng.

– Ngoài ra, trong quá trình hoạt động gặp vướng mắc về mặt pháp lý chúng tôi cam kết sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách.

Quy định pháp luật khi công bố thực phẩm sản xuất trong nước

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, chất phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm hay dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm:

+ Bản tự công bố sản phẩm theo quy định Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm công bố trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

(có nhiều khách hàng gọi điện đến Luật Thiên Mã và đặt ra câu hỏi kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu? Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này cho các bạn cùng câu hỏi như sau: theo quy định tại khoản 1 – Điều 46 Luật an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân kiểm nghiệm thực phẩm tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm)

+ Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (bản sao) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản sao đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có những công dụng, chức năng mới và phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được cho phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do quy định của Bộ Y tế .

Hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước bao gồm:

+ Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 – Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Đối với trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, còn đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 thì phải có Giấy GMP (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt).

Chi phí công bố thực phẩm trọn gói

Chi phí công bố thực phẩm và lệ phí công bố thực phẩm là vấn đề mà các cá nhân, tổ chức khi thực hiện công bố sản phẩm đang rất quan tâm. Sản phẩm vừa được đưa ra thị trường sớm nhất và tiết kiệm được chi phí ban đầu chắc chắn là sự mong muốn của tất cả doanh nghiệp.

Sản phẩm này được mang đi kiểm nghiệm tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm.

  • Chi phí lấy mẫu, chi phí kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.
  • Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và chi phí kiểm nghiệm.

Về mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp, chỉ cần sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện thì kết quả sẽ được công nhận. Đối với mỗi sản phẩm mang đi kiểm nghiệm thì sẽ có một mức giá khác nhau. Nếu Quý khách đang quan tâm bảng giá xét nghiệm thực phẩm có thể liên hệ Luật Thiên Mã để được cung cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói mà Luật Thiên Mã muốn cung cấp cho bạn đọc. Khi doanh nghiệp thực hiện công bố cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về công bố thực phẩm. Nhìn chung khi mới bắt đầu thực hiện, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều vướng mắc về thủ tục và hồ sơ khi làm việc với cơ quan nhà nước. Vậy để tiết kiệm tối đa về thời gian và chi phí, quý khách hãy sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói của chúng tôi đảm bảo nhanh và chính xác nhất.

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)

The post Dịch vụ công bố thực phẩm trọn gói appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2vPLGDN

Dịch vụ giải thể công ty giá rẻ tại Hà Nội

Bạn đang tìm kiếm một công ty dịch vụ để tiến hành thủ tục giải thể công ty giá rẻ. Bạn đang băn khoăn về phí dịch vụ giải thể công ty, lệ phí giải thể công ty. Bạn không biết giá giải thể công ty là bao nhiêu? Chi phí giải thể công ty có cao hay không? Và ở đâu cung cấp dịch vụ giải thể công ty giá rẻ? Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc các vấn đề về phí dịch vụ giải thể công ty.

Phí dịch vụ giải thể công ty rẻ nhất

Giải thể công ty là một quá trình dài, bao gồm nhiều bước tiến hành và mất khá nhiều thời gian cũng như tiền bạc của doanh nghiệp. Để hiểu rõ về những quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp cũng như những lệ phí giải thể công ty, chi phí giải thể công ty mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để tiến hành giải thể công ty, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Thiên Mã để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với phí dịch vụ giải thể công ty giá rẻ nhất.

Lệ phí giải thể công ty nộp cho Nhà nước

  • Để thực hiện thủ tục giải thể công ty thì trước hết doanh nghiệp phải nộp công văn xin xác nhận của Tổng cục hải quan về việc công ty không nợ thuế xuất nhập khẩu.
  • Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ công bố việc giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện.
  • Khi có kết quả trả lời của Tổng cục hải quan về vấn đề nêu trên, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ giải thể để tiến hành thủ tục giải thể tại cơ quan thuế. Kết quả doanh nghiệp nhận được là văn bản quyết định đóng mã số thuế của cơ quan thuế.
  • Bước tiếp theo, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh quận, huyện. Để nộp hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng điện tử (tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp). Phòng đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh (trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải thể công ty)

Khi tiến hành giải thể công ty, doanh nghiệp sẽ không mất lệ phí giải thể công ty nộp cho Nhà nước. Quy định này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được một khoản về chi phí giải thể công ty.

Thủ tục giải thể công ty giá rẻ

Hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ giải thể. Hiểu được những khó khăn tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải khi phải tiến hành thủ tục giải thể, Luật Thiên Mã luôn có những chính sách, ưu đãi về phí giải thể công ty. Chúng tôi luôn đưa ra những dịch vụ về giải thể công ty giá rẻ.

Khi tin tưởng sử dụng thủ tục giải thể công ty giá rẻ bên chúng tôi, bạn sẽ được:

  • Tư vấn về thủ tục hồ sơ giải thể công ty; phương án thanh lý tài sản công ty sau khi giải thể
  • Tư vấn về lệ phí giải thể công ty, chi phí giải thể công ty
  • Tư vấn giải thể công ty giá rẻ nhất
  • Soạn thảo các hồ sơ giải thể gửi Phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan công an
  • Đại diện cho khách hàng làm việc tại Phòng đăng ký kinh doanh quận, huyện, làm việc với cơ quan thuế….

Mức giá giải thể công ty của công ty Luật Thiên Mã

Để biết mức giá giải thể công ty cụ thể, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được báo giá chi tiết nhất. Giá giải thể công ty dao động tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi công ty giải thể. Các bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết, những việc còn lại chúng tôi sẽ giúp các bạn hoàn tất. Và đừng băn khoăn về mức giá giải thể công ty vì chúng tôi luôn phục vụ với mức phí dịch vụ giải thể công ty hợp lý nhất.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Thiên Mã về phí dịch vụ giải thể công ty. Nếu bạn đang muốn tiến hành thủ tục giải thể, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về lệ phí giải thể công ty, giá giải thể công ty cũng như trải nghiệm dịch vụ giải thể công ty giá rẻ nhất.

The post Dịch vụ giải thể công ty giá rẻ tại Hà Nội appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/370YLqQ

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2020

Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một thủ tục tương đối khó khăn và phức tạp. Thủ tục này cần rất nhiều thời gian để hoàn thành. Chính vì vậy, bạn đọc sẽ gặp nhiều vướng mắc khi tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Bạn không biết các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp bao gồm những gì? Đơn xin giải thể doanh nghiệp cần có những nội dung gì? Pháp luật có quy định về mẫu giải thể doanh nghiệp hay không? Và đặc biệt, thủ tục này đã là thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất hay chưa? (thủ tục giải thể doanh nghiệp 2018)

Các trường hợp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2020

Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tuy nhiên, thủ tục giải thể doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp.

  • Để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Trước hết, doanh nghiệp cần phải nộp công văn gửi Tổng cục Hải quan về việc công ty không nợ thuế xuất nhập khẩu.

Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ công bố giải thể. Các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp bao gồm:

  • Quyết định và bản sao biên bản họp hợp lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hồi đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có kết quả của Tổng cục Hải quan nói trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế.

Các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp bên thuế bao gồm:

  • Quyết định và bản sao biên bản họp hợp lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hồi đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
  • Thông báo giải thể doanh nghiệp
  • Văn bản chấm dứt hiệu lực mã số thuế
  • Cam kết chưa in hóa đớn, cam kết không nợ thuế

Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh quận, huyện. Các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
  • Quyết định và bản sao biên bản họp hợp lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hồi đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có).

Như vậy, chúng tôi đã liệt kê các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp ở từng bước khi tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất – Thủ tục giải thể doanh nghiệp 2020. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ trực tiếp để chúng tôi giải đáp thắc mắc.

Đơn xin giải thể doanh nghiệp

Đơn xin giải thể doanh nghiệp hay còn gọi là thông báo giải thể doanh nghiệp là một trong những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Đơn xin giải thể doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số doanh nghiệp
  • Lý do giải thể

Mẫu đơn xin giải thể doanh nghiệp (thông báo giải thể doanh nghiệp) được quy định tại phụ lục II-24 của Thông tư 20/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Thiên Mã về thủ tục giải thể doanh nghiệp – thủ tục giải thể doanh nghiệp 2018. Hi vọng bạn đọc đã nắm bắt được các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp, nội dung của đơn xin giải thể doanh nghiệp cũng như các mẫu giải thể doanh nghiệp. Nếu bạn đọc đang cần những mẫu giấy tờ này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

The post Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2020 appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/39gsvSe

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Tìm hiểu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Tìm hiểu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào đối với đơn vị kinh doanh? Cùng Luật Thiên Mã tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Giải đáp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Đây chính là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Với nạn thực phẩm bẩn nhức nhối, tràn lan khắp thị trường thì việc lựa chọn được đơn vị cung cấp thực phẩm sạch, an toàn là rất cần thiết. Do đó, những đơn vị được cấp giấy chứng nhận được xem như cam kết về việc cung cấp thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc tới tay người tiêu dùng.

Ý nghĩa của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Tại sao tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần xin cấp giấy loại giấy chứng nhận này? Tờ giấy này không chỉ quan trọng với cơ sở kinh doanh mà còn có ý nghĩa với người tiêu dùng.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng với đơn vị kinh doanh

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Khi được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP tức là trang thiết bị sản xuất, điều kiện vệ sinh của cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm đã đạt tiêu chuẩn.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy chứng nhận được cấp khi có sự kiểm duyệt về y tế, xác minh nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm không ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Một cơ sở được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giống như lời cam kết, sự đảm bảo của đơn vị kinh doanh, sản xuất về vấn đề vệ sinh, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy tờ rất quan trọng với các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

Đối với người tiêu dùng

Không chỉ giữ vai trò quan trọng với đơn vị kinh doanh, sản xuất, giấy chứng nhận này còn có ý nghĩa đặc biệt với người tiêu dùng. Nạn thực phẩm bẩn đang là một vấn đề nhức nhối, rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa thực phẩm bẩn và sạch. Chính vì vậy, giấy chứng nhận vệ sinh ATTP giống như một lời bảo đảm, cơ sở để người tiêu dùng có thể an tâm.

Với nạn thực phẩm bẩn tràn lan thì giấy chứng nhận VSATTP là rất cần thiết

Có thể nói rằng, đây là một loại giấy tờ cần thiết với các đơn vị kinh doanh, sản xuất cũng như người tiêu dùng. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò như cơ sở pháp lý, buộc các đơn vị kinh doanh, sản xuất phải minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc, vấn đề vệ sinh của thực phẩm. Từ đó sẽ đảm bảo quá trình kinh doanh, sản xuất đạt tiêu chuẩn, cung cấp mặt hàng sạch, chất lượng cho người tiêu dùng.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận VSATTP cần những gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Cơ sở muốn đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy này cần làm hồ sơ đề nghị có đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư, kinh doanh các ngành nghề liên quan tới thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
  • Bản thuyết minh rõ về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng mà đơn vị đang kinh doanh, sản xuất
  • Bản mô tả quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển cũng như cách bày bán đồ ăn, thức uống
  • Giấy xác nhận tập huấn, kiến thức của chủ đơn vị, người trực tiếp kinh doanh, sản xuất về an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Xác nhận tình trạng sức khỏe

Thời hạn sử dụng và cách gia hạn giấy chứng nhận VSATTP

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Đây không phải là loại giấy chứng nhận vô thời hạn. Theo quy định, thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm tính từ ngày được cấp. Trước khi giấy chứng nhận hết hạn, đơn vị kinh doanh cần phải xin giấy phép cấp lại. Nếu giấy chứng nhận đã hết hạn mà chưa được cấp phép thì đơn vị kinh doanh, sản xuất có thể bị phạt hành chính.

Cần làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hết hạn

Để cấp lại được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ như lần xin cấp phép đầu tiên.

Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh, sản xuất cũng cần lưu ý rằng, giấy chứng nhận này có thể bị thu hồi trong một số trường hợp như:

  • Được cấp giấy chứng nhận nhưng không kinh doanh, sản xuất thực phẩm
  • Chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, không còn hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm
  • Vi phạm tới các vấn đề an toàn thực phẩm

Thông qua bài viết trên chắc hẳn độc giả đã hiểu rõ giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Nếu muốn tư vấn chi tiết và rõ ràng hơn, bạn hãy liên hệ với Luật Thiên Mã qua hotline 0977 523 155 / 0967 142 988.

The post Tìm hiểu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/31oCySj

Những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Trong quá trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải một vài thông tin trong nội dung đăng ký. Vậy khi tiến hành thay đổi doanh nghiệp sẽ cần lưu ý gì? Hãy theo dõi bài viết về những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh dưới đây:

Khi nào cần thay đổi nội dung kinh đăng ký kinh doanh?

Trong các trường hợp nào thì doanh nghiệp được thay đổi nội dung kinh doanh? Đây là một trong những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được. Trong những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bạn sẽ phải quan tâm đến danh mục được phép sửa. Chúng bao gồm:

Tại sao phải thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh?

  • Một là, thay đổi tên ngành nghề kinh doanh
  • Hai là, thay đổi các cổ đông

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại cơ quan nào?

Theo quy luật kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký sẽ không xuất hiện nội dung ngành nghề và danh sách cổ đông. Vậy nên khi cần thay đổi các khoản mục này bạn cần phải đến “Sở Kế hoạch và Đầu tư”. Họ sẽ cấp thêm cho bạn một tờ giấy xác nhận đã thay đổi thông tin đăng ký. Ví dụ như:mã số kinh doanh, ngành nghề đăng ký, tên doanh nghiệp hay thông tin cổ đông.

Có nên giữ giấy tờ kinh doanh bản gốc không?

Tuy các cơ quan đăng ký kinh doanh không thu hồi các giấy chứng nhận gốc đã cấp trước đó. Nhưng bạn vẫn phải giữ chúng bởi đôi khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đối chứng.

Do vậy, sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bạn nên lưu giữ lại các giấy tờ trước kia. Đặc biệt là những bản gốc. Đây là một trong những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp cần lưu tâm.

Những lưu ý về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp cần biết bao gồm:

  • Phải tiến hành kinh doanh nghề mới
  • Báo cho các cơ quan đăng ký kinh doanh biết
  • Hoàn tất chứng chỉ hành nghề
  • Phải đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định mà luật pháp đã đề ra
  • Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của ngành nghề mới

    Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh diễn ra như thế nào?

    Với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì chỉ cần thực hiện 2 điều đầu tiên. Còn với những công ty có điều kiện kinh tế sẽ phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.

    Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị gì?

    Điều đầu tiên trong những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp nên lưu tâm là chứng minh thư nhân dân. Bạn cần phải thu thập đầy đủ chứng minh nhân dân của các cổ đông, thành viên. Nếu như chúng hết hạn thì phải đổi lại mới hoàn toàn để thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. 

    Thứ hai, khi chuyển nhượng vốn, đồng nghĩa với việc thay đổi cổ đông. Doanh nghiệp cần phải ưu tiên thực hiện việc chuyển khoản qua tài khoản số vốn đã được chuyển nhượng. Và phải kê khai lại toàn bộ. Hơn nữa, bên chuyển nhượng phải hoàn tất thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định của pháp luật, số thuế phải nộp tương đương với 0,1% giá trị chuyển nhượng.

    Các giấy tờ cần chuẩn bị

    Điều thứ ba trong những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là chỉ thay đổi 1 phần khoản mục, các thông tin khác phải giữ nguyên. Ví dụ khi doanh nghiệp đổi tên loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh thì mã số thuế vẫn phải được bảo toàn. Tránh các trường hợp ghi sai, cố ý đổi mã số thuế, nếu phát hiện sẽ bị phạt hành chính.

    Thủ tục sau khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

    Việc đầu tiên sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là phải update thông tin trên cổng điện tử doanh nghiệp quốc gia. Đây là nhiệm vụ đã được liệt kê trong danh sách những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

    Bạn phải cập nhật trong vòng 30 ngày tính từ ngày thay đổi. Nó là thủ tục bắt buộc, không có tính tự nguyện. Để thuận tiện cho việc thực hành, bạn có thể nhờ đến những công ty luật như Thiên Mã.  Chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí cho bạn.

    Hơn nữa, các bảng giá dịch vụ của chúng tôi so với mặt bằng chung là khá mềm. Chi phí hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mọi doanh nghiệp. Ngoài ra, các chuyên viên của chúng tôi luôn xử lý mọi thủ tục một cách nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp. Vì vậy bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào bên Luật Thiên Mã.

    Nếu muốn tham khảo về các loại hình dịch vụ, mời bạn theo dõi website: https://luatthienma.com.vn/. Hoặc liên hệ hotline: 0977523155 để được báo giá trực tiếp. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.

    Lựa chọn địa chỉ tư vấn uy tín

    Trên đây là những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp. Nếu như bạn cần sự hỗ trợ, tư vấn có thể liên lạc ngay với Luật Nhân Mã. 

The post Những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2Sbr9RM

Tổng hợp các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê

Tổng hợp các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê

Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê cần thực hiện đúng theo quy định. Để hiểu rõ hơn về các biện pháp cũng như giá dịch vụ đòi nợ thuê, mời bạn theo dõi bài viết mà Luật Thiên Mã chia sẻ dưới đây.

Tìm hiểu các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê

Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê theo được quy định tại Điều 7 trong nghị định 104/104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cụ thể như sau:

Áp dụng các biện pháp trong dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định

– Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ đòi nợ sẽ đại diện cho chủ nợ thực hiện các công việc sau:

+ Thực hiện biện pháp đòi nợ phù hợp để thu thập, phân tích, so sánh những thông tin liên quan và xác định chi tiết, rõ ràng các khoản nợ.

+ Thông báo cho bên nợ về việc đòi nợ, yêu cầu khách nợ cung cấp đầy đủ thông tin, phối hợp hoặc dùng biện pháp hợp pháp để khách nợ phải trả nợ theo đúng nghĩa vụ.

+ Nhận tài sản do bên nợ hoặc những đơn vị, cá nhân liên quan để thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo ủy quyền của bên chủ nợ.

– Những doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ đòi nợ được phép sử dụng biện pháp như đã nêu ở trên một cách phù hợp để đàm phán, thương thuyết về những nội dung khách nợ ủy quyền.

Tìm hiểu chi tiết về mức phí dịch vụ đòi nợ thuê

Đơn vị kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ áp dụng các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê đúng quy định. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Đối với dịch vụ đòi nợ thuê, nợ xấu, nợ khó đòi thì mức giá được tính theo 2 hình thức phổ biến. Đó là phí dịch vụ trọn gói và theo hoa hồng.

Chi phí của dịch vụ đòi nợ thuê có nhiều hình thức tính

Phí dịch vụ đòi nợ thuê trọn gói

Thông thường, mức phí dịch vụ đòi nợ xấu trọn gói này chủ yếu áp dụng với những khách hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê khởi kiện, tố cáo để có quyết định của tòa án hoặc chủ nợ muốn gây sức ép cho bên nợ chứ không quan tâm việc có thu được nợ hay không. Đối với mức phí này, doanh nghiệp đòi nợ thuê sẽ đề xuất các các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê, áp dụng cách tính giá khi có căn cứ bên nợ khó có khả năng thanh toán nhưng khách hàng vẫn yêu cầu đòi nợ.

Phí dịch vụ theo hoa hồng

Với cách tính chi phí này, khách hàng sẽ trả phí theo % số tiền thực tế mà con nợ thanh toán. Tính phí dịch vụ theo hoa hồng thì khách hàng không cần phải thanh toán trước một phần chi phí cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đòi nợ cho tới khi bên nợ thanh toán.

Theo giá phổ biến trên thị trường hiện nay thì đòi nợ theo cách tính phí này sẽ dao động trong khoảng 20 – 50% công nợ thu hồi được.

Những yếu tố ảnh hưởng tới giá dịch vụ đòi nợ thuê

Bên cạnh các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê thì bạn cũng nên nắm được một số yếu tố ảnh hưởng tới giá của dịch vụ này.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá của dịch vụ đòi nợ thuê

– Giá trị pháp lý hồ sơ công nợ: Là những chứng cứ, tài liệu hợp pháp làm căn cứ đòi nợ. Nếu không có căn cứ, việc đòi nợ sẽ khó khăn hơn. Do đó, nếu hồ sơ công nợ có giá trị pháp lý yếu thì mức giá dịch vụ sẽ cao hơn.

– Năng lực tài chính của bên nợ: Với những khách nợ nhiều tài sản, có thể chi trả thì giá dịch vụ sẽ thấp hơn và ngược lại.

– Giá trị công nợ: Công nợ lớn thì chi phí dịch vụ thấp hơn và ngược lại.

– Thời gian mượn nợ: Mức giá dịch vụ với công nợ lâu sẽ cao hơn và ngược lại.

– Một số yếu tố bên ngoài: Địa chỉ, thái độ,… của bên nợ.

Tại sao nên lựa chọn công ty đòi nợ thuê uy tín?

Hiện nay, không khó để tìm các công ty cung cấp dịch vụ đòi nợ xấu, nợ khó đòi. Thế nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín, thực hiện đúng các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định. Nếu như đặt niềm tin sai chỗ, khách hàng không những khó đòi nợ mà còn “tiền mất tật mang”, thậm chí còn rơi vào vòng lao lý. Chính vì vậy, hãy lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê uy tín trong ngành.

Dùng các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê theo đúng pháp luật

Công ty Luật Thiên Mã là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi. Dịch vụ đòi nợ xấu của chúng tôi luôn đảm bảo về mặt quy trình, tính hợp pháp cũng như hiệu quả. Luật Thiên Mã với đội ngũ nhân viên pháp lý có trình độ, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ sẽ là lựa chọn đáng tin cậy dành cho quý khách hàng.

Chúng tôi luôn hỗ trợ và tư vấn chi tiết để khách hàng có thể đòi được các khoản nợ, cung cấp thông tin điều tra thị trường hàng hóa, đối tác của khách nợ. Đặc biệt, chúng tôi là đơn vị cung cấp đòi nợ xấu hoạt động dựa trên luật pháp, có biện pháp xử lý linh hoạt và đúng quy định.

Để được tư vấn chi tiết về các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê cũng như phí dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Thiên Mã theo Hotline 0977 523 155 / 0967 142 988.

The post Tổng hợp các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2RSuIgQ

Mách bạn công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp

Mách bạn công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp

Bạn đang có những khoản nợ khó đòi. Bạn mong muốn tìm kiếm công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp. Tuy nhiên bạn vẫn chưa tìm thấy công ty đáng tin cậy để chọn mặt gửi vàng. Bạn đừng quá lo lắng bài viết sau chúng tôi sẽ mách bạn công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp.

 

Thiên Mã Lawfirm công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp

Thiên Mã Lawfirm một trong số rất ít các công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp trên toàn quốc. Thành công và uy tín, vị thế của công ty có được ngày hôm nay là do đội ngũ nhân viên lẫn tập thể lãnh đạo không ngừng cố gắng mỗi ngày. Công ty sở hữu lực lượng nhân sự hùng hậu chuyên đòi nợ thuê được đào tạo bài bản với sự hậu thuẫn của đội ngũ luật sư lão luyện, tinh thông. Do đó khách hàng an tâm hợp tác với công ty, Thiên Mã Lawfirm cam kết giúp khách hàng đòi được nợ với chi phí thấp nhất trong thời gian nhanh nhất.

Thiên Mã Lawfirm giúp bạn đòi nợ liền tay

Trong mỗi nhân viên của công ty đều chứa đầy nhiệt huyết và sự đam mê với công việc. Mong muốn lớn nhất của tập thể công ty là dốc toàn lực giúp khách hàng lấy được món nợ khó đòi. Chính vì vậy khách hàng có thể đặt trọn niềm tin vào năng lực và sự nhiệt tình của chúng tôi.

Thiên Mã Lawfirm tự hào là luôn thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả như mong muốn của khách hàng. Ngoài ra công ty chúng tôi còn luôn song hành và đứng về phía khách hàng. Trên cơ sở đó tính toán mức giá hợp lý có lợi nhất cho hai bên. Đó chính là giá trị nhân văn mà công ty chúng tôi muốn gửi đến khách hàng. Chúng tôi làm việc không chỉ vì lợi nhuận mà còn để thỏa niềm đam mê, lửa nhiệt huyết. Chúng tôi yêu nghề bằng cả tấm chân tình.

Lý do bạn chọn công ty Thiên Mã Lawfirm đòi nợ thuê

Thiên Mã Lawfirm đã chinh chiến nhiều năm trong lĩnh vực đòi nợ thuê nên chúng tôi rất giàu kinh nghiệm. Tuy chỉ mới thành lập nhưng công ty đã đạt được những thành tựu nhất định. Công ty đã từng bước ghi được dấu ấn, tạo lập niềm tin nơi khách hàng, từng bước khẳng định vị thế trên thương trường. Chính sự tin yêu, tín nhiệm của khách hàng là động lực để tập thể công ty phấn đấu không ngừng nghĩ càng tiến xa và hoàn thiện hơn. Sau đây là những lý do chính khiến khách hàng lựa chọn công ty Thiên Mã Lawfirm đòi nợ thuê.

Đội ngũ nhân viên đòi nợ thuê chuyên nghiệp

Với đội ngũ nhân viên đòi nợ thuê dày dặn kinh nghiệm, khôn khéo đã qua trường lớp đào tạo bài bản cùng sự hậu thuẫn của luật Sư, tiến sỹ, thạc sỹ hoạt động lâu năm trong lĩnh vực pháp luật xử lý nợ đảm bảo món nợ khó đòi đến mấy cũng được giải quyết nhanh gọn, lẹ. Tập thể công ty sẽ dốc toàn tâm, toàn lực đề ra các biện pháp thu hồi nợ linh hoạt hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật mang lại kết quả tốt đẹp nhất như khách hàng

Nhân viên đòi nợ được đào tạo bài bản

Công ty chúng tôi luôn sẵn lòng chia sẻ, tư vấn giúp khách hàng có phương án đòi các khoản nợ khó đòi. Bên cạnh đó công ty còn cung cấp những thông tin điều tra về thị trường hàng hóa, các đối tác kinh doanh, khách nợ. Quan trọng hơn hết công ty chúng tôi có đầy đủ pháp nhân, năng lực pháp lý, hoạt động công khai, minh bạch đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi hoàn toàn không hoạt động mờ ám, lén lút, bất hợp pháp như các công ty đòi nợ thuê kém uy tín trên thị trường.

Chính công ty đòi nợ sẽ thay thế chủ nợ

Chính vì pháp lý, năng lực rõ ràng nên khách hàng an tâm giao trọng trách thu hồi nợ cho chúng tôi. Công ty sẽ thay mặt khách hàng thu hồi công nợ, xử lý các vấn đề liên quan đến việc đòi nợ. Thậm chí các khoản nợ dai dẳng, khó đòi, nợ lâu năm chúng tôi cũng xử lý nhanh chóng, hiệu quả.

Cung cách phục vụ lịch sự, tử tế

Mỗi nhân viên trong công ty chúng tôi đều là người có học thức nên luôn biết cách xử sự với khách hàng một cách lịch sự, tử tế. Chúng tôi khác với các đàn anh, đàn chị đòi nợ thuê, do đó khách rất tin yêu hợp tác với chúng tôi. 

Thiên Mã Lawfirm công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp

Hiện công ty có trên dưới vài trăm đối tác lớn trên cả nước. Công ty luôn bố trí đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng sẵn sàng tư vấn khách hàng 24/24 một cách nhiệt tình, chu đáo.

Giá cả hợp lý

Chúng tôi làm việc trên tinh thần đề cao uy tín và hợp tác lâu dài nên luôn tìm cách mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng. Chi phí mà chúng tôi đưa ra luôn hợp lý và phần lợi nghiêng về phía khách hàng. Khách hàng hợp tác với Thiên Mã Lawfirm sẽ được ký hợp đồng rõ ràng, minh bạch. Mức giá chúng tôi đưa là là trọn gói đảm bảo không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác.

Bạn có nhu cầu tìm kiếm công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp luôn nhanh tay liên hệ Thiên Mã Lawfirm ngay hôm nay. Bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ đòi nợ thuê hiệu quả, nhanh chóng, hợp pháp với chi phí thấp.

 

The post Mách bạn công ty đòi nợ thuê uy tín chi phí thấp appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/3bfs6kO

Những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm thường mắc phải

Những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm thường mắc phải

Trong quá trình kinh doanh, những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm thường mắc phải xuất phát từ nhiều vấn đề. Có thể từ chính công ty hoặc do các thủ tục. Để giải quyết chúng, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm là do đâu?

Các vấn đề mà chúng tôi thường được hỏi nhiều nhất là những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm xuất phát từ đâu? Nhiều doanh nghiệp thường không đọc kỹ các quy định đã ban hành nên nhầm lẫn giữa việc tự công bố và phải đăng ký công bố.

Những khó khăn trong thủ tục công bố sản phẩm

Hơn nữa, những khó khăn này cũng bắt nguồn từ quy trình kiểm nghiệm chất lượng mặt hàng. Nhiều doanh nghiệp phân vân rằng: liệu phải kiểm nghiệm trước khi công bố hay sao? Trong bảng báo cáo kiểm nghiệm cần bao nhiêu chỉ tiêu? Thời gian diễn ra trong bao lâu? Chi phí có đắt không? 

Để khắc phục điều này bạn sẽ có 2 hướng giải quyết như sau:

  • Cách 1, tìm hiểu các văn bản liên quan đến công bố thực phẩm. Xem xét sản phẩm, mặt hàng mình đang kinh doanh thuộc mục nào? Là tự công bố hay phải đăng ký mới được công bố?
  • Cách 2, gọi điện đến Luật Thiên Mã để được tư vấn, giải đáp chi tiết hoàn toàn miễn phí.

Những lưu ý khi xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Doanh nghiệp sẽ hay vướng phải những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm đối với giấy phép an toàn vệ sinh. Bởi những lý do sau:

  • Doanh nghiệp không biết cách đăng ký xin giấy phép an toàn thực phẩm tại cơ quan nào? Tổ chức nào?
  • Các thủ tục, các bước tiến hành ra sao? Cần những loại giấy tờ gì?
  • Doanh nghiệp cũng không biết xuất trình cho đoàn những loại giấy tờ nào khi có quyết định thẩm định.

    Cách xin giấy phép an toàn thực phẩm

    • Đôi khi doanh nghiệp cũng mắc phải quy tắc một chiều tại các cơ sở có chức trách. 
    • Do thiếu hiểu biết nên không nắm được quy định về các điều kiện cần thiết như: cơ sở vật chất hoặc các trang thiết bị cần đáp ứng.

    Hồ sơ cấp phép an toàn thực phẩm gồm những gì?

    Các giấy tờ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để tránh những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

    • 2 bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ có các công ty hành nghề liên quan đến các mặt hàng thực phẩm) 
    • Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ doanh nghiệp. Đồng thời xác nhận cả những hiểu biết về thực phẩm của những người tham gia trực tiếp vào khâu sản xuất. 
    • Bản vẽ chi tiết về sơ đồ mặt bằng cơ sở. Kèm theo cả sơ đồ quy trình về sản xuất, kinh doanh.
    • Có thể nộp kèm bản vẽ mặt bằng khu vực xung quanh.  Bản vẽ này sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng thực phẩm. 
    • Giấy xác nhận về điều kiện sức khỏe của chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, trong hồ sơ còn kèm theo các giấy tờ khám sức khỏe của những người tham gia vào khâu sản xuất, chế biến. 

    Điều kiện để được cấp giấy phép

    Một trong những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm mà doanh nghiệp cần hay vướng phải là điều kiện an toàn thực phẩm. Để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ sở sản xuất cần đáp ứng các điều kiện sau:

    • Đảm bảo hợp vệ sinh với từng loại hình kinh doanh thực phẩm
    • Có đăng ký ngành nghề sản xuất, chế biến thực phẩm đặc biệt là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

      Những điều kiện mà doanh nghiệp cần đáp ứng

      • Có địa điểm sản xuất rõ ràng
      • Đảm bảo rằng môi trường xung quanh phải hợp vệ sinh. 
      • Khâu nhập nguyên vật liệu cũng phải được kiểm chứng là an toàn, không độc hại.

      Thời gian nhận giấy cấp phép

      Thông thường, doanh nghiệp sẽ phải mất đến 1 tháng để hoàn tất thủ tục đăng ký giấy cấp phép an toàn thực phẩm. Đây là một trong những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm.

      Tuy nhiên khi sở hữu giấy chứng nhận này, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được biết đến nhiều hơn. Mức độ uy tín được đảm bảo. Hơn nữa, hiệu lực của giấy chứng nhận là 3 năm – khoảng thời gian khá dài.

      Những khó khăn thường gặp phải khi tự công bố sản phẩm

      Tổ chức hoặc cá nhân hành nghề kinh doanh thực phẩm phải tự tổ chức công bố sản phẩm. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chịu mọi chi phí từ a đến z, nhưng phải thực hiện đúng quy trình đã được nhà nước ban hành trước đó.

      Chính điều này đã gây không ít trở ngại cho cơ sở sản xuất thực phẩm. Những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm thường bắt nguồn từ việc thiếu kiến thức. Hơn nữa khâu chuẩn bị cũng kém nên xảy ra rất nhiều vấn đề.

      Tự công bố đồng nghĩa với việc công khai quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra còn cả công thức chế biến. Vì vậy nhiều công ty sau khi thực hiện quy trình tự công bố đã bị đối thủ ăn cắp bản quyền.

      Cách giải quyết khó khăn trong quá trình công bố thực phẩm

      Chính vì những trở ngại này mà nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức đăng ký công bố. Tuy nhiên thủ tục thực hiện khá rườm rà, tốn thời gian. Do vậy bạn phải nhờ đến sự  trợ giúp của các công ty tư vấn như Luật Thiên Mã. 

      Chúng tôi là công ty luật lâu năm, có tiếng và rất uy tín. Chúng tôi hành nghề tư vấn, hỗ trợ công bố thực phẩm giá tốt, đảm bảo đúng quy trình. Với những hiểu biết sâu sắc mà các chuyên viên của Luật Thiên Mã có được, chắc chắn sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.

      Ngoài những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm, bạn sẽ còn phải đối mặt với nhiều tình huống khác. Để nhận được lời khuyên cũng như trải nghiệm các dịch vụ tư vấn tốt nhất, mời bạn liên hệ: 0977 523 155 hoặc 0948 855 355.

The post Những khó khăn gặp khi công bố thực phẩm thường mắc phải appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2Uiaui4

Cách chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài

Cách chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài là vấn đề phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp FDI. Để làm rõ hơn các bước thực hiện, cũng như các vấn đề nảy sinh mời bạn theo dõi bài viết bên dưới!

Quy định chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài 

Việc chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài được quy định trong các văn bản sau:

Việc chuyển nhượng quy định ở điều khoản nào?

  • Thứ nhất là theo điều lệ trong “Pháp lệnh ngoại hối 2005”
  • Thứ hai, điều khoản được dẫn dắt trong Nghị định 70/2014/NĐ-CP 
  • Thứ ba, việc chuyển lợi nhuận được quy định rõ trong “Thông tư 186/2010/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư do Bộ Tài chính ban hành”.
  • Thứ tư, “Thông tư 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành” có đề cập rõ đến nguyên tắc chuyển lợi nhuận dành cho các doanh nghiệp FDI.
  • Cuối cùng là dựa vào “Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”  

Như vậy việc chuyển lợi nhuận từ chi nhánh đến công ty mẹ bên nước ngoài đã được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Và đây là một hành vi hợp pháp.

Lưu ý khi chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài 

 

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ liên quan đến rất nhiều vấn đề. Vì thế trong quá trình thực hiện bạn nên chú ý những điều dưới đây:

Vấn đề liên quan đến quyền chuyển lợi nhuận

Theo quy định tại điều 19 trong luật thương mại 2005 có đề cập rõ là “chi nhánh chỉ có thể chuyển lợi nhuận hàng năm về công ty mẹ”. Tuy nhiên việc chuyển này phải được tiến hành đúng quy trình mà pháp luật đề ra.

Các nghĩa vụ tài chính là gì?

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ bao gồm các khoản lợi nhuận hàng năm và khoản đầu tư đã sinh lời. Tất cả số tiền này phải được đảm bảo đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam.

Hơn nữa, việc chuyển lợi nhuận phải thực hiện qua tài khoản ngoại tệ đã mở tại một tổ chức tín dụng, ngân hàng được cấp phép. Điều khoản này được quy định trong “Điều 11 Pháp lệnh ngoại hối 2005”.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ được đề cập tại “ Khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh ngoại hối 2005” : chi nhánh vẫn có thể chuyển về công ty bằng Việt Nam Đồng. Quy định này cũng được đề cập tại “Điều 9 Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi và Điều 9 Thông tư 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.

Liên quan đến thuế của chi nhánh

Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài liên quan đến đóng thuế đã được quy định sẵn trong Điều 12 trong Thông tư 156/2013/TT-BTC. Theo đó việc “khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố. 

Các lưu ý về điều khoản thuế

Nghĩa là tại “nơi mà trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.” 

Vì thế trong trường hợp chi nhánh hạch toán nộp thuế một cách độc lập hoặc chi nhánh phải hạch toán thuế phụ thuộc vào chính sách tại địa phương, thành phố thì vẫn phải nộp thuế đầy đủ. Nghĩa là kể dù lợi nhuận của chi nhánh được chuyển hết về công ty mẹ bên nước ngoài thì việc nộp thuế giá trị gia tăng hoặc thuế suất kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. 

Các thủ tục chuyển tiền tại ngân hàng

Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, việc chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ được diễn ra bằng cách sử dụng một ngân hàng trung gian. Bạn sẽ cần phải mở tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng đã được cấp phép, có uy tín.

Thủ tục chuyển ngoại tệ

Đây là cách nhà nước kiểm soát việc trốn thuế, rửa tiền của các công ty FDI. Trong trường hợp này, chi nhánh sẽ phải sử dụng tiền nội tệ để đổi lấy ngoại tệ sau đó dùng hình thức chuyển khoản. Các thủ tục cũng như thời gian tiến hành sẽ tùy thuộc vào ngân hàng mà chi nhánh chọn. 

Như vậy chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ phải tuân thủ nhiều bước và phải đảm bảo đúng quy định pháp luật. Nếu như bạn cảm thấy thắc mắc về các thủ tục, xin liên hệ hotline: 0977 523 155 hoặc  0948 855 355.

The post Cách chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2OCeMNN