Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Thu hồi nợ xấu

Ngày nay tài chính nắm một phần rất quan trọng với cá nhân cũng như những doanh nghiệp vì vậy tham vọng làm giàu bằng mọi giá. Không ít các cá nhân và doanh nghiệp đã lợi dụng. Chiếm đoạt tiền của, tài chính của người khác bằng cách vay tiền mặt hoặc mua bán mà không thanh toán đã làm gia tăng các khoản nợ khó thu hồi của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp làm ăn chân chính. Hôm nay Luật Thiên Mã sẽ chỉ bạn thu hồi nợ xấu nợ khó đòi sao cho hiệu quả và đúng luật.

Thu hồi nợ xấu như thế nào cho hiệu quả và đúng luậtThời gian gần đây có vô số công ty được thành lập lấy tên “ thu hồi nợ xấu nợ khó đòi với chi phí thấp” nhưng đứng đằng sau nó là một nhóm người hoạt động ngoài vòng pháp luật họ vừa cho vay lãi cao vừa thu hồi nợ nếu bạn cần.

Dùng mọi thủ đoạn để ép con nợ phải thanh toán, uy hiếp đến tính mạng gia đình của người nợ. Khi người nợ trình báo cơ quan công an, khi bị uy hiếp làm ảnh hưởng đến người thân cũng như gây thương tích thì ngay cả chủ nợ cũng vướng phải vòng lao lý.

Thu hồi nợ xấu – Nợ khó đòi

Để tiến hàng uỷ quyền cho Luật sư hoặc một công ty Luật bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Nếu là cá nhân: bạn cần chẩn bị, chứng minh thư nhân dân, giấy tờ vay nợ, bản tường trình và đơn mời luật sư ( uỷ quyền toàn bộ cho luật sư )
  • Nếu bạn là doanh nghiệp: cần chẩn bị, đăng ký kinh doanh, hợp đồng và toàn bộ giấy tờ hoá đơn (vd: biên bản nhiệm thu hoặc phiếu xuất kho, biên bản bàn giao vvv ) sau khi tiếp nhận phía công ty sẽ tiến hàng kiểm tra và phân tích đưa ra các giải quyết tốt nhất.

Quy trình thu hồi nợ tại luật Thiên Mã

Sau khi tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, giấy tờ và chứng từ liên quan từ khách hàng cung cấp. Luật Thiên Mã sẽ thực hiện theo các bước sau.

Xác minh toàn bộ hồ sơ

  • Xác minh tính pháp lý, đối chiếu lại toàn bộ các giấy tờ chứng từ có liên quan của khách hàng cung cấp, đưa ra những cơ sở pháp lý có đủ căn cứ hay không.
  • Xác minh cá nhân nợ còn sống hay đã chết, còn ở địa phương hay đã đi nơ khác sinh sống, nếu là doang nghiệp thì doanh nghiệp thì còn hoạt động hay đã đóng cửa.
  • Xác minh khả năng thanh toán của người nợ, có khả năng trả được không hoặc trả được bao nhiêu.
  • Nếu qua 3 bước xác minh trên mà vẫn không đủ giấy tờ, hay người nợ đã chết, doanh nghiệp đã giải thể, hoặc không còn khả năng tài chính để thanh toán thì phía công ty Luật Thiên Mã sẽ trả lại hồ sơ cho khách hàng ( kèm theo văn bản )
  • Thời hạn xác minh 10 ngày ( tính từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ liên quan ) trong thời gian xác minh phía Cty Luật Thiên Mã cử Luật sư đến gặp trực tiếp cá nhân, doanh nghiệp hoặc các các cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian đó nếu người nợ có thanh toán, thu được nợ thì phía khách hàng vẫn phải thanh toán tiền thù lao cho Luật Thiên Mã

Xác minh giấy tờ thu hồi nợ xấu

Nhận thấy giấy tờ hợp lệ người nợ cũng như doanh nghiệp còn khả năng thanh toán Luật Thiên Mã sẽ thông báo tới khách hàng và thoả thuận ký kết hợp đồng.

  • Gặp gỡ thương lượng thu hồi nợ, trong thời gian này chúng tôi sẽ liên hệ tác động tới người nợ. Nếu người nợ thiện trí chúng tôi sẽ thoả thuận phương thức thanh toán, hỗ trợ người nợ trả góp nếu không có khả năng thanh toán hết.
  • Ngược lại nếu người nợ không hợp tác, người nợ tỏ thái độ không thiện trí trả nợ hay thách thức thì chúng tối sẽ làm đúng theo thủ tục pháp luật, khởi kiện tại toà án để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng.

Tiến hàng khởi kiện thu hồi nợ xấu

Hoàn thiện hồ sơ thủ tục cần thiết sau khi tiến hàng thương lượng không thành công:

  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện, cùng các chứng cứ hợp pháp
  • Nộp đơn khởi kiện, đóng án phí, lệ phí tại toà
  • Tham gia tranh tụng khi có giấy triệu tập của toà.
  • Tiến hành làm đơn thi hành án.
  • Tiến hành các thủ tục khá liên quan về khởi kiện thu hồi nợ về cho khách hàng và hoàn thành thủ tục kiện đòi nợ.

Thu hồi nợ xấu và phát sinh nợ xấu

Với nhiều năm kinh nghiệm về thu hồi, giải quyết nợ chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân cơ bản:

  • Các khoản nợ sạch không để ý, nâu ngày không có động thái đòi nợ thành ra người nợ lại được dà và 1 phần nghĩ mình không trả cũng không sao.
  • Một trong các bên vi phạm hợp đồng, vi phạm thời gian giao hàng, bàn giao công việc.
  • Tranh chấp, thắc mắc về chất lượng, số lượng hàng hoá.
  • Đăng gặp khó khăn về tài chính, thu lỗ trong hoạt động kinh doanh.
  • Và có một phần nhỏ còn có ý định chiếm dụng vốn ngay từ khi nhận được tiền hoặc vừa ký hợp đồng.
  • Hoặc vẫn trả, có ý định trả nhưng không dứt khoát ( trây ỳ không trả để dùng số tiền ấy vào việc khác ) tương tự có những trường hợp trả nhỏ giọt.
  • Số còn lại là lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.

Thực trạng thu hồi nợ xấu của các doanh nghiệp

  • Gửi công văn yêu cầu thanh toán, tạo áp lực.
  • Cử nhân viên gọi điện, gặp trực tiếp năn nỉ đòi.
  • Treo nợ, giãn nợ vì chư có phương án giải quyết
  • Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ( nhìn chung kết quả không khả quan, mất nhiều thời gian và chi phí )
  • Các các bộ xử lý chưa đúng và không chuyên nghiệp.
  • Không có các kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm giao tiếp trong xử lý nợ.
  • Nhiều khi do thiếu hiểu biết pháp luật hạn chế dẫn đến hết thời hiện yêu cầu pháp luật bảo vệ và không khởi kiện được nữa.

Vậy phương pháp để thu hồi được nợ xấu một cách hiệu quả và đúng luật thì các cá nhân tổ chức cần tâu thủ theo đúng pháp luật. Hiện nay có rất nhiều cách khi bạn không thể tự mình xử lý, bạn có thể uỷ quyền cho công ty luật uy tín và có kinh nghiệm thu hồi nợ. Với những kinh nghiệm và các biện pháp hiệu quả chắc chắn các đơn vị thu hồi nợ uy tín sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng.

Chú ý: Với các hợp đồng thu hồi nợ xấu sẽ có cách xử lý khác nhau. Để  được các luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Luật Thiên Mã theo số điện thoại 0977 523 155 để được tư vấn miễn phí!

Bạn đang xem bài viết “ Thu hồi nợ xấu như thế nào cho HIỆU QUẢ và ĐÚNG LUẬTtại chuyên mụcTin tức

The post Thu hồi nợ xấu appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3gY77pc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét