Pháp luật hiện nay không quy định số vốn điều lệ cho từng loại hình doanh nghiệp là bao nhiêu. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có mong muốn điều chỉnh lại vốn điều lệ theo hướng tăng hay giảm vẫn cần tuân thủ quy định và phải thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan có thẩm quyền. Luật Thiên Mã xin lưu ý các doanh nghiệp một số quy định về việc thay đổi vốn điều lệ công ty.
Vốn điều lệ là gì?
Căn cứ tại khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Mức vốn điều lệ đã đóng góp có thể tăng hoặc giảm, trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Việc thay đổi vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Các trường hợp tăng vốn điều lệ
Tăng vốn điều lệ đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Tăng vốn góp của thành viên;
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Tăng vốn Công ty TNHH một thành viên:
- Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm vốn;
- Chủ sở hữu huy động thêm vốn.
Tăng vốn với Công ty cổ phần:
- Chào bán cổ phần của công ty cho các cổ đông hiện hữu;
- Chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Tăng vốn điều lệ khi công ty chào bán cổ phần ra công chúng.
Tăng vốn điều lệ Công ty hợp danh:
- Các thành viên công ty góp thêm vốn;
- Tiếp nhận thêm thành viên mới.
Các trường hợp giảm vốn điều lệ công ty
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Với điều kiện: Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định;
- Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Vốn điều lệ của công ty TNHH Một Thành Viên được quy định như thế nào?
Giảm vốn điều lệ Công ty TNHH một thành viên:
- Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty theo quy định;
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn..
Giảm vốn điều lệ Công ty cổ phần:
- Giảm vốn do cổ đông của công ty đăng ký mua không góp đủ trong thời hạn;
- Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông;
- Mua lại cổ phần theo Quyết định của công ty;
- Giảm vốn điều lệ do hoàn trả vốn góp cho cổ đông công ty.
Giảm vốn điều lệ Công ty hợp danh
Công ty có thể giảm vốn khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh do không góp đủ số vốn.
Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Quy chế về vốn trong công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2014
Thời hạn góp vốn điều lệ theo quy định hiện hành
Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản Điều 48).
Công ty TNHH một thành viên
Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 74).
Công ty Cổ phần
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. (khoản 1 Điều 112)
Công ty Hợp danh
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Luật hiện chưa có quy định thời hạn góp vốn của Công ty hợp danh, nhưng phải cam kết góp và cam kết đó là căn cứ xác định thời gian góp vốn của các thành viên. (khoản 1 Điều 173)
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 181 có quy định thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty
- Thông báo thông đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định tăng/ giảm vốn điều lệ công ty
- Biên bản họp
- Danh sách thành viên mới/ cổ đông mới (trường hợp tiếp nhận thêm thành viên mới)
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên mới
- Văn bản ủy quyền (nếu có)
- Một số, giấy tờ liệu tùy trường hợp của từng loại hình doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện
Sau khi hoàn tất hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, công ty nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở công ty.
Trong vòng thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà Quý vị cần nắm bắt khi thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty. Hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã để được tư vấn thêm.
Bạn đang xem bài viết “thay đổi vốn điều lệ công ty từ năm 2020 nhà nước nắm giữ 50% vốn” tại chuyên mục“kiến thức chung”
The post Thay đổi và tăng giảm vốn điều lệ công ty appeared first on Luật Thiên Mã.
Nguồn: https://bit.ly/3fVqHRJ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét