Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Luật lao động về nghỉ việc đối với NSDLD và NLD mới nhất 2020

Bộ luật lao động về nghỉ việc quy định như thế nào hiện nay là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong đó vấn đề về nghỉ việc, thủ tục nghỉ việc cũng như các chế độ quốc lộ trình việc đều được quy định khá chi tiết.

Thủ tục xin nghỉ việc của luật lao động về nghỉ việc

Theo đó, điều 36 của Bộ luật Lao động 2012 đã quy định 10 trường hợp nghỉ việc. Cụ thể:

  • Người lao động nghỉ việc khi hết thời hạn hợp đồng đã cam kết từ trước với doanh nghiệp, công ty.
  • Nghỉ việc khi đã hoàn thành nhiệm vụ của hợp đồng, hoặc đúng thời hạn như đã ghi rõ trong hợp đồng đã cam kết. Trường hợp muốn gia hạn hợp đồng phải có sự đồng ý của hai bên.
  • Nghỉ việc khi cả người lao động và bên phía doanh nghiệp có sự thỏa thuận muốn chấm dứt hợp đồng.
  • Người lao động được nghỉ việc khi đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm và tuổi hưởng lương hưu theo quy định về việc nghỉ hưu của pháp luật.
  • Người lao động vi phạm pháp luật và chịu các hình thức chế tài như tù giam hoặc tử vong cũng như cấm hành nghề.
  • Người sử dụng lao động bị chết, hoặc mất năng lực hành vi dân sự có dấu hiệu bị mất tích nếu là cá nhân hoặc pháp nhân chấm dứt sự hoạt động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Vấn đề trách nhiệm của người sử dụng lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bên phía người lao động sẽ có những trách nhiệm riêng được quy định rất rõ ở Điều 47 Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể:

Báo trước về vấn đề nghỉ việc

Người sử dụng lao động phải báo trước đối với người lao động về thời gian nghỉ việc nếu sự nghỉ việc do khiến người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc cả hai bên cùng thỏa thuận việc nghỉ việc. Thời gian thông báo được quy định cụ thể trong từng trường hợp.

  • Đối với hợp đồng lao động dưới 12 tháng hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ trên, người sử dụng lao động cần báo trước ít nhất là ba ngày khi tiến hành chấm dứt hợp đồng.
  • Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, người lao động bắt buộc cần báo trước ít nhất là 30 ngày cho chủ doanh nghiệp sắp xếp.
  • Riêng đối với hợp đồng không xác định thời hạn cần báo trước ít nhất 45 ngày, trường hợp này đặc biệt cần phải chú ý đối với các doanh nghiệp, công ty.

Thanh toán đầy đủ các vấn đề phúc lợi cho người lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán lương, bảo hiểm cũng như trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong trường hợp bên chủ doanh nghiệp không thanh toán đủ các phúc lợi theo đúng quy định, người lao động hoàn toàn có quyền kiện ngược lại.

Vấn đề về trợ cấp thôi việc cho người lao động

Luật lao đông về nghỉ việc còn quy định một vấn đề cực kỳ quan trọng nữa chính là trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trong một số trường hợp quy định ở khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 bộ luật lao động thì người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho những người này. 

Theo đó nếu người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên thì tiền trợ cấp thôi việc sẽ được tính trong mỗi năm là một nửa tháng lương. Để có thể tính được thời gian cho trợ cấp thôi việc người sử dụng lao động cần lấy tổng thời gian người lao động làm việc thực tế – thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.  

Vấn đề tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Tính theo tiền lương trung bình hợp đồng lao động ở 6 tháng gần nhất trước khi cho người lao động thôi việc. Công thức tính cụ thể là: trợ cấp thôi việc = 1/2 x tháng lương bình quân x số năm làm việc x hệ số lương.

Đặc biệt người lao động cần lưu ý về vấn đề thời gian người lao động làm việc thực tế và hệ số lương. trong đó:

  • Thời gian người lao động làm việc thực tế được hiểu là thời gian mà người lao động thực hiện công việc cho người sử dụng lao động.
  • Hệ số lương để tính trợ cấp thôi việc không bắt buộc trong tất cả mọi công thức tính. Hệ số lương này chỉ áp dụng với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp nhà nước.

Trên đây là một số thông tin về luật lao động về nghỉ việc cũng như những vấn đề liên quan đến thủ tục nghỉ việc và trợ cấp thôi việc. Người lao động cũng như người sử dụng lao động cần làm rõ vấn đề này để có thể luôn đảm bảo quyền lợi của mình một cách tối ưu khi nghỉ việc cũng như tham gia vào các quan hệ lao động.

Bạn đang xem bài viết “luật lao động về nghỉ việc và những điều người lao động cần biếttại chuyên mụcluật lao động

The post Luật lao động về nghỉ việc đối với NSDLD và NLD mới nhất 2020 appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2MrM3cV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét