Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Luật thừa kế không có di chúc 2018 để lại di chúc & không có di chúc

Luật thừa kế không có di chúc 2018 quy định rõ các trường hợp được hưởng quyền thừa kế cũng như thủ tục chi tiết. Bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về vấn đề thừa kế không di chúc.

Phân chia tài sản thừa kế khi không có di chúc

Luật thừa kế không có di chúc 2018 quy định thế nào về đối tượng được hưởng quyền thừa kế? Theo Bộ luật Dân Sự 2015, trong trường hợp người để lại di sản thừa kế chết mà không có di chúc thì di sản sẽ được chia theo thứ tự các hàng. Cụ thể như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Gồm có vợ, chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất.
  • Hàng thừa kế thứ 2: Gồm ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột cưa người mất; cháu ruột gọi người mất là ông/bà nội, ông/bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội/ngoại của người mất, bác/chú ruột, cậu/cô/dì ruột, cháu ruột gọi người mất là bác/chú ruột, cậu/cô/dì ruột; chắt ruột gọi người chết là cụ nội/ngoại.

Di sản thừa kế được chia như thế nào?

  • Đối với những người thừa kế cùng hàng thì đều được hưởng phần di sản bằng nhau. Người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng quyền thừa kế nếu hàng trước không còn ai do các trường hợp sau: Đã chết, không có quyền hưởng, từ chối nhận, bị truất quyền hưởng.
  • Theo Luật thừa kế không có di chúc 2018, di sản thừa kế chỉ chia cho 1 hàng và thực hiện đúng theo thứ tự ưu tiên, hàng 1, 2, 3. Túc là những người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng quyền thừa kế di sản khi những người ở hàng trước đó không còn do các trường hợp như đã nêu ở trên.
  • Người được hưởng quyền di sản thừa kế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài sản nằm trong phạm vi di sản mà người đã chết để lại, chỉ trừ trường hợp có một thỏa thuận khác. Trên thực tế, có không ít trường hợp người chết để lại quá nhiều nghĩa vụ trong khi đó di sản thừa kế không có khả năng thanh toán.

Điều 683 trong Bộ Luật Dân Sự quy định rõ về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

    1. Khoản chi phí hợp lý theo tập quán đối với việc mai táng
    2. Số tiền cấp dưỡng còn thiếu
    3. Khoản tiền trợ cấp cho những người sống nương nhờ
    4. Số tiền công lao động
    5. Tiền bồi thường thiệt hại
    6. Tiền thuế và những khoản nợ với Nhà nước
    7. Tiền phạt
    8. Khoản nợ cá nhân, chủ thể, pháp nhân
    9. Chi phí bảo quản di sản
    10. Các loại chi phí khác

Cách chia thừa kế khi không có di chúc

Thủ tục chia di sản thừa kế không di chúc được thực hiện theo đúng luật định. Trước hết, việc phân chia sẽ tiến hành bằng cuộc họp gia đình để công bố cách chia di sản thừa kế theo luật định. Khi đã đạt được sự thống nhất về việc phân chia sẽ tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản tại các đơn vị công chứng có giấy phép hành nghề, hoạt động đúng theo Điều 58 Luật Công Chứng năm 2014.

Đối tượng hưởng thừa kế

Theo Bộ Luật Dân Sự năm 2015 quy định, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp thì di chúc này sẽ là căn cứ để phân chia tài sản. Trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng không hợp lệ thì di sản sẽ được chia theo luật định.

Mặc dù vậy, Điều 644 cũng quy định rõ với 06 nhóm đối tượng có quyền được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc của người chết. Cụ thể như sau:

  • Người con chưa thành niên của người chết
  • Bố của người chết
  • Mẹ của người chết
  • Vợ của người chết
  • Chồng của người chết
  • Người con thành niên nhưng không có khả năng lao động và nuôi sống bản thân của người chết

Với 6 nhóm đối tượng trên, dù trong di chúc họ không có tên nhưng vẫn được hưởng quyền thừa kế bởi họ có quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng với người chết mà pháp luật đã quy định rằng họ vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Quyền thừa kế đất đai không di chúc quy định thế nào?

Luật thừa kế không có di chúc 2018 đối với vấn đề đất đai cũng được quy định rõ ràng. Đất đai là một tài sản giá trị, vì vậy, trên thực tế có rất nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra do tranh quyền thừa kế đất đai. Thừa kế đất đai theo pháp luật được áp dụng đối với một số trường hợp. Cụ thể như sau:

  • Người chết không để lại di chúc
  • Người chết để lại di chúc nhưng không hợp pháp
  • Người thừa kế theo di chúc không còn ai (chết trước, chết cùng thời điểm với người lập di chúc)
  • Người được người chết chỉ định làm người thừa kế trong di chúc nhưng từ chối nhận hoặc không có quyền hưởng.

Ngoài ra, thừa kế theo luật pháp còn được áp dụng với những phần di sản cụ thể:

  • Di sản không được định đoạt trong di chúc
  • Di sản có liên quan tới di chúc không có hiệu lực về mặt luật pháp
  • Di sản liên quan tới người thừa kế theo di chúc nhưng họ từ chối, không có quyền, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; có liên quan tới các tổ chức, cơ quan được hưởng di sản nhưng tới thời điểm mở thừa kế thì không còn.

Như vậy, đất đai vẫn là một loại di sản nằm trong diện chia theo pháp luật. Tuy nhiên, chia di sản thừa kế là đất đai còn phải chịu sự điều chỉnh theo luật đất đai.

Trên đây là một số kiến thức bạn nên nắm rõ về luật thừa kế không có di chúc 2018. Để được tư vấn chi tiết, cụ thể về vấn đề thừa kế không di chúc, mời bạn liên hệ với Luật Thiên Mã theo Hotline 0977 523 155/0967 142 988.

Bạn đang xem bài viết “điều cần biết về luật thừa kế không có di chúc 2018tại chuyên mụcluật thừa kế

The post Luật thừa kế không có di chúc 2018 để lại di chúc & không có di chúc appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3gI9Z9T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét