Hiện nay, việc trao đổi hàng hóa đang được diễn ra phổ biến dưới mọi hình thức. Vì vậy việc nắm được đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại khiến chúng ta không bị nhầm lẫn với các hoạt động tương tự khác trong lĩnh vực dân sự. Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Khái niệm về mua bán hàng hóa
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 hàng hóa được định nghĩa là tất cả các loại động sản( Những tài sản không phải là bất động sản) kể cả động sản được hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất.
Mua bán hàng hóa được định nghĩa là một hoạt động thương mại giữa các chủ thể với nhau. Trong đó, bên bán sẽ có nghĩa vụ phải giao hàng, và quyền sở hữu hàng hóa đó cho bên mua và nhận thanh toán theo giá thỏa thuận. Còn bên mua phải thanh toán cho bên bán số tiền thỏa thuận và nhận hàng cũng như quyền sở hữu hàng hóa đó.
Lưu ý: Việc trao đổi, mua bán hàng hóa phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Không mua bán, trao đổi những hàng hóa bị cấm lưu hành trong quy định của luật pháp. Không tăng giá, đội giá đối nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Những đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại
Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại được quy định như sau:
- Chủ thể là thương nhân và những người có nhu cầu về hàng hóa
- Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương mại thì đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa.
- Hoạt động được diễn ra dưới hình thức: Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản, lời nói hoặc được xác định bằng những hành vi cụ thể. Đặc biệt những loại hàng hóa được pháp luật quy định phải có hợp đồng mua bán tuân thủ theo các quy định cụ thể của pháp luật.
Quá trình thực hiện hành vi mua bán phải được gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó từ người bán sang người mua.
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại được diễn ra dưới hình thức hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của hai bên.
Hiểu đúng về hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa. Theo luật thương mại, hợp đồng mua bán được chia thành 2 loại là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng hàng hóa trong nước.
Căn cứ tại điều 758 BLDS 2005, hợp động mua bán hàng hóa quốc tế có những yếu tố sau:
- Chủ thế: Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập với các bên không cùng quốc tịch.
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa.
- Nơi xác lập và thực hiện hợp đồng có thể ở nước ngoài( nước mà bên chủ thể giao kết hợp đồng không có quốc tịch) hoặc có thể được thực hiện ở tại nước của mình, cũng có thể được thực hiện ở nước thứ ba bất kì.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể gặp nhiều rủi ro khi tham gia giao kết hợp đồng. Bởi tính đặc thù của pháp luật giữa các nước, quá trình vận chuyển và thực thi các cam kết có trong hợp đồng. Vì thế, để tránh những rủi ro đáng tiếc các bên cần soạn thảo một bản hợp đồng thật chi tiết và rõ ràng.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có những đặc điểm sau đây:
- Đây là hợp đồng mang tính chất ưng thuận: tức là hợp đồng này được coi là đã giao kết thành công tại thời điểm các bên tham gia thỏa thuận đã đồng ý các điều khoản có trong hợp đồng. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực không phụ thuộc vào thời điểm giao hàng hóa. Việc bàn giao hàng hóa là nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán khi hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
- Hợp đồng có tính đền bù: Theo thỏa thuận chung thì bên bán sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ giao hàng cho bên mua. Lúc này bên bán sẽ nhận được một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa từ bên mua theo hợp đồng. Nếu vi phạm sẽ phải chịu đền bù theo thỏa thuận có trong hợp đồng.
- Hợp đồng song vụ: Mỗi bên tham gia mua bán hàng hóa đều sẽ bị ràng buộc với bên kia bởi hợp đồng. Các bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng tồn tại hai nghĩa vụ chính có qua lại và liên quan mật thiết với nhau là bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua theo đúng thời gian có ghi trong hợp đồng và bên mua phải thanh toán đủ số tiền thỏa thuận.
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung trong bản hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ gồm các điều khoản do hai bên thỏa thuận, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Tùy thuộc vào quy định của pháp luật ở mỗi quốc gia mà hợp động buộc phải bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định.
Trên đây là những đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại và những quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu có vấn đề liên quan đến pháp luật cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé!
Bạn đang xem bài viết “khái niệm, đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại” tại chuyên mục “luật thương mại”
The post Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại theo pháp luật VN appeared first on Luật Thiên Mã.
Nguồn: https://bit.ly/371QxQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét