Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Tìm hiểu nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã, cấp phường

Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã được quy định rõ tại Điều 7 Thông tư số 06/2012 của Bộ Nội Vụ. Dưới đây những thông tin chi tiết về nhiệm vụ công chức Tài chính – Kế toán mà Luật Thiên Mã chia sẻ với bạn đọc.

Nhiệm vụ của công chức Tài chính – Kế toán cấp xã

Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã là tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện hệ thống nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trong phạm vi địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Xây dựng dự toán thu/chi ngân sách trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện thu/chi ngân sách cũng như các biện pháp khai thác những nguồn thu trên địa bàn xã
  • Kiểm tra, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới tài chính, ngân sách theo đúng hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách, thực hiện báo cáo ngân sách, tài chính theo quy định.
  • Thực hiện mọi công tác kế toán, ngân sách như thu, chi, quỹ công, hoạt động tài chính, tiền mặt, kế toán vật tư, thanh toán,…theo đúng định của pháp luật.
  • Chủ trì và phối hợp với các công chức cấp xã quản lý tài sản công; kiểm tra các dự đầu tư  xây dựng trong phạm vi thẩm quyền của UBND xã theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác theo quy định luật chuyên ngành và do chủ tịch UBND cấp xã giao.

Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã – Công việc chi tiết

Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã là một hệ thống các công việc liên quan tới việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý,… Dưới đây là công việc chi tiết trong hệ thống nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã.

Lập dự toán ngân sách xã

Lập dự toán khoản thu/chi đầu năm theo mục lục của ngân sách và nội dung kinh tế. Quy trình như sau:

– Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND huyện sẽ hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho từng xã

– UBND xã sẽ tổ chức hội nghị nhằm triển khai xây dựng dự toán ngân sách. Đồng thời giao số kiểm tra cho từng ban ngành, đoàn thể thuộc xã.

– Các ban ngành, đoàn thể xã sẽ lập dự toán của chính đơn vị mình; kế toán của xã sẽ lập dự toán ngân sách xã

– UBND xã làm việc với những đơn vị này; kế toán tổng hợp sau đó hoàn chỉnh dự toán ngân sách của xã.

– UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét và đưa ra ý kiến

– Sau khi nhận được ý kiến từ HĐND xã, UBND xã sẽ hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách sau đó gửi tới Phòng TC-KH của huyện.

– Phòng TC-KH huyện trình dự toán ngân sách huyện với những cơ quan có liên quan.

– UBND huyện giao dự toán ngân sách cho xã sau khi đã dự toán ngân sách huyện đã được duyệt.

Nhận dự toán đầu năm

– Căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt

– UBND xã trình lại dự toán hoàn chỉnh gửi cho HĐND cấp xã trước khi diễn ra phiên họp của HĐND về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và đưa ra quyết định về phương án giao dự toán cho từng ban ngành, đoàn thể của xã.

– UBND xã giao dự toán cho đoàn thể, các ban ngành và gửi tới các đơn vị: Phòng TC-KH, Kho bạc huyện, công khai dự toán xã.

– Kế toán của UBND xã căn cứ vào quyết định giao dự toán của cấp huyện để ghi vào sổ sách.

Dự toán bổ sung có mục tiêu

Dự toán bổ sung có mục tiêu cũng nằm trong nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã. Đối với cấp địa phương, khi có nhiệm vụ phát sinh hoặc cần ngân sách xã hỗ trợ mà chưa được ghi rõ trong dự toán đầu năm thì UBND xã phải xin dự toán bổ sung cho những khoản này. Sau khi được duyệt sẽ phát sinh một số nghiệp vụ như:

– Căn cứ vào hồ sơ văn bản đề nghị được duyệt; UBND huyện ra quyết định bổ sung và chuyển cho xã dùng ngân sách và kho bạc huyện.

– Kho bạc huyện sẽ được nhận thông báo chi tiết về số dự toán bổ sung. Những thông tin này sẽ được nhập vào hệ thống kho bạc để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý.

– Kế toán xã nhận quyết định dự toán từ huyện, dựa vào số dự toán được giao ghi chi tiết, đầy đủ vào sổ sách kế toán.

Công chức tài chính kế toán xã lập đề nghị ghi thu chi

Theo quý hoặc định kỳ, công chức tài chính – kế toán cấp xã sẽ thực hiện một số công việc. Cụ thể như sau:

– Lập bảng kê chứng từ thanh toán theo mẫu

– Được phép lập Lệnh ghi thu/chi gửi tới Kho bạc

– Lấy Lệnh ghi thu/chi ngân sách để ghi thông tin cần thiết vào sổ kế toán.

Nghiệp vụ kế toán chi tiền mặt

  • Chi tạm ứng cho các cán bộ và nhân viên
  • Chi tiền mặt cho hoạt động sự nghiệp
  • Chuyển số tiền thu hộ được cho cấp trên
  • Chi quỹ công chuyên dùng tại xã hoặc vào tài khoản
  • Chi tiền mặt để mua sắm tài sản cố định
  • Chi tiền trả lương cho cán bộ
  • Nộp tiền mặt vào kho bạc
  • Thanh toán một số khoản cần chi trả bằng tiền mặt

Kế toán thu tiền gửi, chi tiền gửi

Kế toán thu tiền gửi

  • Nhận tiền bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên
  • Nhận tiền bổ sung có mục tiêu ngân sách cấp trên
  • Nhận tiền tài trợ của các chương trình, dự án
  • Nhận các khoản thu điều tiết cho xã
  • Nhận kinh phí nhờ thu hộ, chi hộ
  • Thu khác
  • Thu hoạt động sự nghiệp

Kế toán chi tiền gửi

  • Rút tiền gửi cho vào quỹ tiền mặt
  • Chi lương tháng cũng như phụ cấp cho cán, bộ nhân viên
  • Chi nộp bảo hiểm
  • Chi tiền mua các tài sản cố định
  • Thanh toán những khoản cần phải trả bằng tiền gửi
  • Chi quỹ công, tiền hoạt động sự nghiệp
  • Chi tiền gửi kho bằng để thoái thu ngân sách

Ngoài ra, nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã còn thể hiện ở những công việc sau:

  • Chuyển tiền nội bộ
  • Xử lý nghiệp vụ về dụng cụ, vật liệu có liên quan
  • Xử lý nghiệp vụ về tài sản cố định, đầu tư xây dựng, tiền lương, bảo hiểm
  • Rút kinh phí từ kho bạc

Trên đây là các nhiệm vụ công chức tài chính kế toán xã chi tiết mà Luật Thiên Mã giải đáp cho độc giả. Để được tư vấn các vấn đề liên quan tới pháp luật, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0977 523 155/0967 142 988.

Bạn đang xem bài viếtnhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã, cấp huyện, cấp phườngtại chuyên mụcpháp luật hành chính

The post Tìm hiểu nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã, cấp phường appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/30wtWZK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét