Hiện nay, đối với các cơ sở thwujc hiện kinh doanh các ngành nghề liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn những quy định của pháp luật đối với thủ tục này, chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề quan trọng và cần thiết để thực hiện “Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được Ủy ban nhân dân quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
– Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
Muốn biết thêm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 2020 có thay đổi gì? thì VÀO ĐÂY
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm.
– Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh và khu vực xung quanh.
– Sơ đồ quy trình thực hiện bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
– Bản khai về cơ sở vật chất tại cơ sở.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
– Giấy chứng nhận đào tạo kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
– Giấy chứng nhận về nguồn gốc của nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
– Bản cam kết đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ đó và thông báo bằng văn bản đến cơ sở trong trường hợp nếu như hồ sơ không hợp lệ.
– Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận thông báo hồ sơ không hợp lệ, hồ sơ này sẽ bị cơ quan tiếp nhận hủy bỏ nếu cơ sở không phản hồi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định cơ sở
– Sau khi xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định cơ sở.
– Thành lập đoàn thẩm định cơ sở:
+ Đây là đoàn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hay cơ quản được ủy quyền thẩm định cơ sở ra quyết định thành lập
+ Đoàn thẩm định cơ sở bao gồm từ 5-9 thẩm định viên. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thì chỉ cần 3-5 thẩm định viên.
– Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ theo đúng quy định. Tiếp đó sẽ thẩm định điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở đó.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
– Trường hợp cơ sở đã có đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép.
– Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lười yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, trong vòng 60 ngày, Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành tổ chức thẩm định lại sau khi cơ sở đã sửa đổi, bổ sung;
– Tiếp đó, nếu cơ sở không đạt yêu cầu điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở đó không được hoạt động kinh doanh cho đến khi nhận được giấy phép. Cơ sở đó phải nộp lại hồ sơ chính xác để được cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Gọi ngay: [Hà Nội] 0977 523 155 – [Hồ Chí Minh] 0948 855 355
Các ngành nghề đối tượng trong thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống
– Cơ sở dịch vụ ăn uống.
– Cơ sở bán thực phẩm.
– Cửa hàng ăn.
– Nhà hàng ăn uống.
– Căng tin.
– Chợ.
– Nhà ăn tập thể, bếp ăn tập thể.
– Siêu thị.
– Hội chợ.
Muốn biết thêm Giấy tờ cần thiết xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì VÀO ĐÂY
Mức phạt đối với kinh doanh nhà hàng nhưng không có giấy chứng nhận VSATTP
Mức xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh và bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm các quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý cấp huyện theo các mức sau đây: từ cảnh cáo đến 10.000.000đ tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của trường hợp.
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên, đối tượng bị xử phạt buộc phải khắc phục hậu quả và gửi thông báo tới chính quyền địa phương nơi đặt cơ sở, buộc đóng cửa nhà hàng cho tới khi xin được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong quá trình thực hiện “Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm” bạn đang cảm thấy phiền hà và rắc rối thì hãy liên hệ với chúng để được tư vấn và hỗ trợ từ trọn gói thủ tục một cách nhanh nhất. Các chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm và tận tâm của Luật Thiên Mã sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng.
Bạn đang xem bài viết “Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm” tại chuyên mục “Dịch vụ giấy phép”
The post Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.
Nguồn: https://bit.ly/2JvkCxv
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét