Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Quy trình Công bố sản phẩm

Công bố sản phẩm được coi là một trong các thủ tục pháp lý bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh cần chú trọng thực hiện khi đưa sản phẩm của mình lưu hành trên thị trường. Đặc biệt “Quy trình Công bố sản phẩm” là một trong những vấn đề được nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm và tìm hiểu, cụ thể là Trình tự, thủ tục Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm.

Thủ tục công bố sản phẩm

Quy trình Công bố sản phẩm giá rẻ

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm

Hồ sơ này bao gồm:

+ Bản đăng ký tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm

+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;

+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực phiếu kiểm nghiệm mức độ an toàn thực phẩm của sản phẩm);

+ Các giấy tờ khác (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm lên cơ quan có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thông qua các hình thức sau: dịch vụ công trực tuyến, đường bưu điện, nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Địa chỉ doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì tiến hành nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân và thực hiện thẩm định hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm trong thời hạn cụ thể.

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung và phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa hợp lý, Cơ quan có thẩm quyền chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Tiếp đó, trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ sẽ không còn giá trị.

Cơ quan có thẩm quyền thông báo tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Mẫu hồ sơ công bố sản phẩm

III. Mẫu nhãn sản phẩm 

IV. Yêu cầu về an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân thực hiện kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo:

– Quy chuẩn về kỹ thuật Quốc gia số ……;

– Thông tư của các cơ quan Bộ, Ngành;

– Những quy chuẩn kỹ thuật của địa phương;

– Tiêu chuẩn của Quốc gia;

– Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex); Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Thông tư của các bộ ngành; Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; Tiêu chuẩn quốc gia);

– Tiêu chuẩn của nhà sản xuất được đính kèm.

Chúng tôi cam kết thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính pháp lý của hồ sơ công bố và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố và chỉ đưa sản phẩm vào sản xuất, kinh doanh khi đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Bản công bố sản phẩm có thời hạn trong bao lâu

– Thời hạn 05 năm: đối với sản phẩm có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến : HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;

– Thời hạn 03 năm:  đối với sản phẩm của của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có chứng chỉ nêu trên.

– Theo pháp luật hiện hành, Nghị định 15/2018/NĐ- CP có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ- CP. Theo đó, các Giấy xác nhận công bố sản phẩm trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ- CP vẫn được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy.

– Như vậy, theo Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời và có hiệu lực tuy nhiên chưa có quy định về thời hạn sử dụng của bản công bố. Như vậy, khi doanh nghiệp có thể sử dụng bản tự công bố cho đến khi có các quy định của mới từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công bố chất lượng sản phẩm ở đâu

– Bộ Y tế: Đối với thực phẩm để bảo vệ sức khỏe, chất phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y;

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định:  Đối với thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

Quy trình Công bố sản phẩm trọn gói

Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm.

Bước 1: Tự công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân ttiến hành đăng ký công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của.

Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải thông tin công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

* Về việc tra cứu kết quả tự công bố sản phẩm:

Đối với việc công bố này, doanh nghiệp tự công bố sản phẩm lên website của công ty, tiếp đó nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. 

Theo đó, các doanh nghiệp tra cứu giấy công bố sản phẩm sẽ lên website của cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký. Tuy nhiên, tra cứu công bố sản phẩm sẽ khác nhau giữa mỗi tỉnh thành. 

Để việc công bố sản phẩm diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, quý khách hàng cần nắm rõ những quy định cơ bản của pháp luật. Với những tư vấn trên, quý khách hàng có vướng mắc hay cần được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất.

The post Quy trình Công bố sản phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2QVMejc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét