Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Công bố chất lượng của sản phẩm.

Công bố chất lượng sản phẩm” được thực hiện để đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Vậy cần lưu ý những vấn đề gì khi Công bố chất lượng sản phẩm.

 Luật công bố chất lượng sản phẩm

–  Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm

–  Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thủ tục công bố chất lượng của sản phẩm.

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

–        Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài:

+ Bản sao có chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với công ty nước ngoài thì cung cấp giấy phép đăng kí kinh doanh bản sao công chức đã được dịch thuật ).

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm tại nước sở tại (Bản sao)

+ Giấy phân tích thành phần sản phẩm (Bản sao)

+ Bản sao Giấy chứng nhận HACC hoặc ISO của nhà máy sản xuất sản phẩm tại nước sở tại (Nếu có).

+ Nhãn sản phẩm và mẫu sản phẩm (03 mẫu/01 sản phẩm)

+ Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả kiểm nghiệm về chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh và chỉ tiêu liên quan. Kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm tại trung tâm kiểm nghiệm và yêu cầu đạt chuẩn ISO 17025

–  Công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm sản xuất trong nước.

+ Bản sao Giấy nhận đăng ký kinh doanh 

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm về chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh

+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm (theo mẫu BM01/TĐC/05; nhãn sản phẩm và hướng dẫn sử dụng);

+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá  (theo mẫu BM01/TĐC/05; nhãn sản phẩm và hướng dẫn sử dụng)

Bước 2: Nộp hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm

–  Lập chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm phù hợp quy định. Chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ tài liệu

Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức sau: dịch vụ công trực tuyến, đường bưu điện, nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Địa chỉ doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì tiến hành nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.

–  Đóng phí và lệ phí đầy đủ

Bước 3: Cơ quan nhà nước tiếp nhận và thẩm định hồ sơ về tính hợp lệ và hợp pháp của mỗi tài liệu

–  Tổ chức, cá nhân theo dõi quá trình thẩm định, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm định

–  Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung và phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa hợp lý, Cơ quan có thẩm quyền chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần. Tiếp đó, trong 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ sẽ không còn giá trị.

–  Trường hợp hồ sơ hợp lệ, tổ chức, cá nhân nhận giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm từ cơ quan nhà nước. Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm đó.

Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa

* Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để làm gì

– Đối với cá nhân, tổ chức đăng ký: công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa giúp cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, khẳng định chất lượng sản phẩm bằng những thông tin được kiểm định an toàn, theo đó khẳng định thương hiệu, mức độ an toàn và vị trí kinh doanh trên thị trường.

– Đối với người tiêu dùng: công bố chất lượng sản phẩm đã được kiểm định về an toàn, từ đó người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng. Tù đó, giảm thiểu việc sử dụng hàng lậu, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc công khai công bố tiêu chất lượng sản phẩm còn giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn chính xác hàng hóa đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nhận biết nhanh chóng thông qua gắn dấu hợp quy. Đảm bảo an toàn đối với mọi người dân và cộng đồng

– Đối với cơ quan quản lý: giúp nhà nước tạo dựng nên những yêu cầu kỹ thuật thương mại, đồng thời hạn chế hàng hóa kém chất lượng, yếu kém vào thị trường Việt nam. Công bố chất lượng sản phẩm cùng là yếu tố để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển cạnh tranh chất lượng đối với các sản phẩm cùng loại. Qua đó giúp cho quá trình quản lý của nhà nước trong quá trình phát triển thị trường, hàng hóa cạnh tranh và hợp tác quốc tế diễn ra thuận lợi và chính xác.

* Xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa 

– Xử phạt từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng: đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật trong sản xuất và nhập khẩu. 

–      Xử phạt từ 20.000.000 đồng – 40.000.000 đồng: đối với các hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu những sản phẩm, hàng hóa không đạt chất lượng, hàng hóa đã được công bố chất lượng; nội dung của tiêu chuẩn công bố không phù hợp với quy định của tiêu chuẩn kĩ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 

–      Xử phạt từ một đến hai lần tổng giá trị của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố chất lượng.

Những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm luôn khiến các doanh nghiệp vướng mắc bởi khâu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm cũng như trình tự thủ tục. Quý khách hàng có thắc mắc hãy liên hệ với Luật Thiên Mã để việc công bố chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách nhanh nhất và đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

The post Công bố chất lượng của sản phẩm. appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2R0LAB6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét