Mặc dù việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa không bắt buộc nhưng được khuyến khích thực hiện với mục đích giúp cho chủ sở hữu của nhãn hiệu, thương hiệu được độc quyền sử dụng và ngăn chặn hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu, thương hiệu của mình. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhắm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể với nhãn hiệu, vì nhãn hiệu được xem như là một tài sản trí tuệ tuyệt đối. Vậy việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được thực hiện như thế nào? Luật Thiên Mã sẽ giải đáp cho bạn
Nhãn hiệu hàng hóa : là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
1. Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu.
2. Hình vẽ, ảnh chụp.
3. Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
Yêu cầu:
– Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.
– Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại cục sở hữu công nghiệp hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
– Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng
Nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào?
Nhãn hiệu được đăng ký tức là có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ khi có người khác sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của quý vị đã được bảo hộ cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị kinh doanh, quý vị sẽ phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp có thể bằng nhiều cách khác nhau:
1. Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp (cục sở hữu trí tuệ, bộ khoa học và công nghệ,công an kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, hải quan,…), cụ thể là áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp – đình chỉ việc sản xuất, phân phối lưu thông, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm,… và xử phạt vi phạm hành chính.
2. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại cơ quan toà án.
3. Uỷ quyền cho công ty sở hữu trí tuệ đại diện cho mình trước các cơ quan thực thi quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý vị.
Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vui lòng liên hệ số hotline 0977 523 155 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.
The post Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa appeared first on Luật Thiên Mã.
Nguồn: http://bit.ly/2Ox1UZi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét