Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2019 có những đổi mới nào?

Quan hệ hôn nhân gia đình hiện nay là một trong những quan hệ cực kỳ phức tạp. Chính vì thế các nhà làm luật đã xây dựng nên những quy định riêng về Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2019. Vậy bộ luật này quy định những gì?

Luật hôn nhân và gia đình mới nhất 2019

Luật hôn nhân gia đình được áp dụng trong năm 2019 là luật nào đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. Hiện nay, luật hôn nhân và gia đình đang có hiệu lực tại Việt Nam là luật hôn nhân và gia đình 2014 và được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được Quốc hội ban hành vào ngày 19/6/2014. Và thời hiệu luật chính thức có hiệu lực là ngày 1/1/2015.

Luật hôn nhân gia đình 2019 quy định những vấn đề gì?

Luật hôn nhân gia đình hiện nay quy định rất nhiều vấn đề xung quanh các quan hệ hôn nhân gia đình như kết hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con,… Cụ thể:

Vấn đề kết hôn

Luật Hôn nhân gia đình quy định khá chi tiết và đầy đủ về các vấn đề xoay quanh việc kết hôn của các cá nhân. Bao gồm quy định về điều kiện kết hôn, thẩm quyền đăng ký kết hôn, những trường hợp cấm kết hôn hay hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật như thế nào,… 

Đồng thời, trong quy định cũng sẽ nếu rõ các điều khoản nếu vi phạm các điều luật hôn nhân và gia đình trên. Trong trường hợp vi phạm các quy định sẽ bị xử phạt theo đúng luật pháp đã quy định rõ.

Vấn đề quan hệ giữa vợ và chồng

Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2019 hiện nay cũng quy định khá chi tiết về mối quan hệ giữa vợ và chồng. Trong đó điển hình là các quy định về quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên khi kết hôn cũng như ly hôn.

Nội dung những quyền và nghĩa vụ này xoay quanh các vấn đề về tài sản và nhân thân. Bên cạnh đó là các quy định về quyền sở hữu tài sản vợ và chồng cũng như vấn đề thừa kế và cấp dưỡng liên quan trong và sau quan hệ hôn nhân.

Quan hệ giữa cha, mẹ, con

Một mối quan hệ tiếp theo tiếp theo là mối quan hệ “phái sinh” từ quan hệ vợ chồng là quan hệ giữa cha mẹ và con. Mối quan hệ này có thể phát sinh từ quan hệ sinh đẻ, nhận nuôi con nuôi hoặc sống chung (theo kiểu bố dượng, mẹ kế).

Theo đó, luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cơ sở để phát sinh mối quan hệ này. Cùng với đó, trong bộ luật này cũng nêu rõ những vấn đề liên quan đến quyền nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nếu cha mẹ dẫn tới ly hôn rõ ràng.

Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2019 cũng quy định một vấn đề nữa thuộc phạm trù của Luật hôn nhân và gia đình chính là vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Cụ thể là:

  • Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con cái.
  • Quyền và nghĩa vụ về quyền tài sản giữa cha mẹ và con cái.
  • Những quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình với nhau.
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con và ngược lại.
  • Đồng thời Luật cũng quy định cụ thể về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng, các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên.

Vấn đề chấm dứt quan hệ hôn nhân 

Trong quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng dành khá nhiều điều luật quy định cụ thể về trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo đó, 2 trường hợp chấm dứt mối quan hệ này là:

  • Sự kiện 1 trong 2 người chết sẽ chấm dứt quan hệ vợ/ chồng.
  • Ly hôn chấm dứt quan hệ vợ/ chồng.

Riêng trường hợp ly hôn, pháp luật quy định chi tiết căn cứ ly hôn và các hình thức ly hôn phổ biến hiện nay. Đồng thời cũng có những mức xử phạt nếu hai bên làm trái điều khoản trong luật lệ đã đưa ra.

Hậu quả pháp lý của việc ly hôn

Hậu quả pháp lý của việc ly hôn như thế nào cũng được Luật hôn nhân và gia đình mới nhất 2019 quy định cụ thể. Trong đó, các quan hệ bị ảnh hưởng từ sự kiện này là quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản và quyền nuôi con sau ly hôn.

Vấn đề quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng được Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định rất chi tiết. Trong đó, vấn đề này được quy định cụ thể về các vấn đề như thẩm quyền giải quyết các mối quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng như nguyên tắc áp dụng pháp luật.

Vi phạm luật hôn nhân gia đình 2019

Trong trường hợp một trong hai vi phạm luật hôn nhân gia đình 2019 quy định sẽ có những quy định xử phạt riêng đối với mỗi trường hợp như sau:

  • Xử phạt hành chính: Tảo hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng, cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ,… sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 20 triệu đồng.
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự: Bằng cách hành hạ, đánh đập, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác tới vợ/chồng, trong trường hợp đã phạt hành chính mà còn vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Với những thông tin trên đây, chắc chắn mọi người đã biết Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2019 quy định những gì rồi đúng không nào? Hy vọng đây sẽ là những thông tin chia sẻ hữu ích để mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm các quy định của pháp luật khi cần thiết.

Bạn đang xem bài viết “luật hôn nhân gia đình mới nhất 2019 có những đổi mới nào?tại chuyên mụcpháp luật đời sống

The post Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2019 có những đổi mới nào? appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/3g0yFtR

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét