Các thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm
Việc làm các thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm đối với các công ty kinh doanh, sản xuất thực phẩm là điều cần thiết. Công ty Thiên Mã sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm
Làm thủ tục, hồ sơ tư công bố sản phẩm thực phẩm là quy định bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam theo Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. Đây là việc làm rất quan trọng và nó đem đến nhiều giá trị lợi ích cho công ty, doanh nghiệp như:
+ Nâng cao sự uy tín về mặt chất lượng sản phẩm của công ty, cơ sở sản xuất do đã được cơ quan nhà nước, kiểm định chứng thực trước khi tiến hành phân phối ra thị trường tiêu dùng.
Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm rất quan trọng
+ Đảm bảo vấn đề Vệ sinh An toàn thực phẩm trong thời buổi vấn đề này luôn được người dùng quan tâm. Mặt hàng kiểm định bao gồm cả hàng nhập khẩu hay sản xuất nội địa nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
Đối tượng làm hồ sơ tư công bố sản phẩm thực phẩm
Hồ sơ tư công bố sản phẩm thực phẩm không phải áp dụng đối với tất cả các loại thực phẩm của cơ sở kinh doanh mà đối với từng loại mặt hàng. Theo khoản 1, điều 4, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm cần làm hồ sơ công bố các sản phẩm sau:
+ Các mặt hàng thực phẩm đã được chế biến và đóng gói sẵn;
Một số đối tượng cần phải làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm
+ Các phụ gia chế biến thực phẩm cùng chất hỗ trợ chế biến;
+ Những loại dụng cụ dùng để chứa đựng thực phẩm;
+ Các loại vật liệu, bao bì đóng gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thực phẩm;
Ngoài ra, các đối tượng kinh doanh, sản xuất không thuộc diện làm hồ sơ tự công bố sản phẩm, thực phẩm bao gồm:
+ Những sản phẩm và nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu về với mục đích chỉ dùng sản xuất, gia công mặt hàng nhập khẩu.
+ Các sản phẩm và nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu để sản xuất nội bộ, cá nhân và không phân phối, tiêu thụ ra ngoài thị trường ở trong nước.
Chi tiết về hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm
Vậy hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm bao gồm những giấy tờ, thủ tục gì? Dưới đây là những thông tin về vấn đề này mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc.
+ Bản hồ sơ tự công bố các sản phẩm theo mẫu quy định (Mẫu số 1, phụ lục 1 được ban hành theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
+ Giấy tờ liên quan đến kiểm định chất lượng mặt hàng thực phẩm của cơ sở của bạn trong thời gian 12 tháng tính đến thời gian bắt đầu nộp hồ sơ. Phiếu kết quả kiểm tra ATTP này phải được cấp từ phòng kiểm nghiệm đã được công nhận ISO 17025 hay phòng kiểm nghiệm chỉ định.
Thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm
+ Để nắm rõ về các loại giấy tờ trong hồ sơ tự công bố thực phẩm, sản phẩm chủ đầu tư, kinh doanh có thể liên hệ đến Công ty Tư vấn Thiên Mã – một trong những tổ
chức tư vấn về pháp luật chuyên biệt cho các nhóm đối tượng Doanh nhân – Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lưu ý trong hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm
Trong quá trình làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
Về ngôn ngữ trong hồ sơ
Tất cả các giấy tờ, tài liệu kèm trong hồ sơ đều cần phải được trình bày bằng tiếng Việt. Nếu các tài liệu ban đầu là tiếng nước ngoài thì đều phải dịch ra ngôn ngữ tiếng Việt và đã được công chứng đầy đủ. Ngoài ra, tài liệu cũng phải còn hiệu lực tại thời điểm được công bố.
Một số lưu ý về hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm
Sau khi đã công bố sản phẩm thực phẩm, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt hàng sản phẩm đó.
Trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất
Đối với những trường hợp công ty có hai cơ sở sản xuất, kinh doanh trở lên cùng sản xuất 1 sản phẩm nhất định. Các tổ chức, công ty chỉ cần nộp một bản hồ sơ nhất định tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi đặt địa điểm công ty.
Khi đã lựa chọn được cơ quan quản lý nhà nước nộp hồ sơ thì tất cả những lần nộp hồ sơ tiếp theo sẽ đến trực tiếp tại cơ quan này.
Trường hợp thay đổi thông tin sản phẩm
Khi có nhu cầu thay đổi tên, địa chỉ, nguồn gốc, thành phần của sản phẩm, các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất sẽ phải tự làm hồ sơ công bố lại sản phẩm này. Các tổ chức cá nhân, kinh doanh cần gửi văn bản thay đổi nội dung đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận.
Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm sẽ giúp các mặt hàng của bạn được kiểm định, quản lý, bảo vệ một cách bảo đảm từ cơ quan có thẩm quyền. Hi vọng các thông tin đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Xin cảm ơn!
The post Các thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.
Nguồn: http://bit.ly/3aX4VeS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét