Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Những thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm

Những thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm

Bạn đang tìm hiểu các thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm để xin giấy xác nhận kinh doanh mặt hàng của mình? Những thông tin này sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn ngay sau đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đối tượng cần làm thủ tục cấp giấy phép An toàn VSTP

Việc làm các thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm được coi là điều kiện bắt buộc để các cơ sở kinh doanh thực phẩm có thể đi vào hoạt động. Vậy những đối tượng nào bắt buộc và đối tượng nào không cần làm giấy cấp phép An toàn VSTP?

Cơ sở không cần xin giấy cấp phép ATVSTP

Tại khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không nằm trong danh sách phải làm Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

+ Những cơ sở sản xuất, buôn bán, sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ;

+ Các cửa hàng kinh doanh, sản xuất thực phẩm mà không có địa điểm cố định;

Thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm không quá khó

+ Kinh doanh mặt hàng thực phẩm đóng gói sẵn và nhỏ lẻ;

+ Kinh doanh, sản xuất các dụng cụ hay vật liệu đóng gói thực phẩm;

+ Kinh doanh nhà hàng trong hệ thống khách sạn, bán thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể;

+ Những cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận liên quan vấn đề ATTP như: Hệ thống quản lý ATTP ISO 22000, Thực hành sản xuất tốt (GMP), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP …

Cơ sở cần có giấy cấp phép ATVSTP

Những cơ sở cần làm thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm quy định tại Khoản 1, điều 11, Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm:

+ Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm không nằm trong danh sách các trường hợp được quy định ở khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã được nêu trên.

+ Ngoài ra, các cơ sở này cũng cần đáp ứng đủ điều kiện mới được cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.

Các thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm

Quy trình, thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm không quá khó khăn nếu như chúng ta nắm rõ về các bước thực hiện. Để giúp các bạn có thể nắm một cách chi tiết, chúng tôi – Công ty Tư vấn Thiên Mã xin cung cấp đến bạn đọc những bước trong quy trình bao gồm:

Có đầy đủ giấy tờ về sức khỏe, kiến thức ATVSTP

Đây là một trong những điều kiện đầu tiên mà chủ công ty, kinh doanh thực phẩm cần cung cấp để đăng ký cấp giấy phép.

Người đăng ký trực tiếp tham gia kinh doanh, buôn bán cần có đủ sức khỏe để tham gia ngành nghề này. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để khám và lấy giấy khám sức khỏe tại đây.

Cần tham gia tập huấn trong thủ tục cấp giấy phép ATVSTP

Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia các lớp tập huấn về An toàn thực phẩm và làm một bài test sau quá trình tập huấn. Nếu kết quả đạt >80% bạn mới qua được bước đầu tiên trong thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép An toàn VSTP

Bước tiếp theo, người kinh doanh sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Những giấy tờ cần phải có theo quy định như sau:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định ban hành;

+ Giấy đăng ký kinh doanh liên quan đến mặt hàng thực phẩm của bạn (bản sao);

Hồ sơ thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cần đầy đủ

+ Bản chi tiết về sơ đồ bảo quản, chế biến thực phẩm tại cơ sở của bạn;

+ Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở, bản kê khai cơ sở vật chất;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở, doanh nghiệp cùng các nhân viên làm việc tại đây (bản sao);

+ Giấy chứng nhận sản phẩm thực phẩm kinh doanh đều đã được kiểm tra về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ.

+ Bản cam kết về An toàn thực phẩm theo mẫu.

Quá trình kiểm tra, xác minh hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền

Quá trình xác minh, kiểm tra thông tin hồ sơ là bước không thể thiếu trong thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Việc này sẽ do cơ quan cơ thẩm quyền tiến hành bằng cách cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở.

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện, khớp với hồ sơ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Ngược lại nếu không đủ điều kiện sẽ bị phạt tùy mức độ nghiêm trọng.

Cấp giấy phép An toàn VSTP

Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ có giá trị 3 năm kể từ thời điểm được cấp. Sau khi cấp, cơ quan giám sát sẽ xuống kiểm tra lần nữa, nếu cơ sở vi phạm vấn đề gì sẽ thu hồi lại Giấy phép ATVSTP.

Hoàn thành thủ tục cấp giấy phép An toàn VSTP

Các thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh của bạn. Công ty Thiên Mã với nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hoàn tất các thủ tục trong thời gian sớm nhất.

The post Những thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/36IblLp

Tìm hiểu chi tiết về quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

Tìm hiểu chi tiết về quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

Quy trình dịch vụ đòi nợ xấu được biết đến là một trong những phương pháp lấy lại các khoản nợ xấu cho các công ty, doanh nghiệp. Sau đây, Công ty Thiên Mã xin cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề này.

Tầm quan trọng đối với quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

Hiện nay, quy trình dịch vụ đòi nợ xấu ra đời giúp cho các chủ công ty doanh nghiệp có thể lấy lại được các khoản nợ cho vay một cách hiệu quả nhất và an toàn. Chúng ta có hiểu các khoản nợ này được cho vay đã quá kỳ hạn trả (thời gian tính từ 3 tháng trở lên).

Việc sử dụng các dịch vụ đòi nợ xấu của các công ty uy tín, chuyên nghiệp sẽ giúp cho chủ nợ tránh được các rủi ro về vấn đề vi phạm pháp luật. Đặc biệt trong trường hợp các con nợ đã rơi vào tình trạng phá sản hay có dấu hiệu bỏ trốn.

Tìm hiểu chi tiết về quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

Quy trình dịch vụ đòi nợ xấu khá đơn giản

Nếu không nhanh chóng phát hiện và sử dụng quy trình dịch vụ đòi nợ xấu trong thời gian sớm, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng kéo dài ngày càng khó đòi và nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy tìm hiểu ngay lập tức quy trình đòi nợ xấu.

Chi tiết các bước của quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

Giống như các hoạt động của công ty khác, quy trình dịch vụ đòi nợ xấu cũng được triển khai với các bước đầy đủ. Đặc biệt, quy trình được thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đầy đủ tính chất pháp lý. Các bước trong quy trình đòi nợ xấu của Thiên Mã bao gồm:

Cung cấp đầy đủ giấy tờ về khoản nợ

Đối với mỗi trường hợp là chủ công ty, doanh nghiệp hay cá nhân sử dụng dịch vụ đòi nợ xấu sẽ cần cung cấp các thông tin liên quan theo từng trường hợp. Cụ thể như sau:

Đối với chủ nợ là công ty, doanh nghiệp

Các giấy tờ mà Công ty khách nợ sẽ cần cung cấp cho công ty dịch vụ đòi nợ xấu bao gồm:

+ Các bản hợp đồng cho vay, biên bản nghiệm thu công trình, thanh lý hợp đồng, chứng từ xác nhận vay nợ, biên bản cam kết trả nợ, thời hạn trả, biên bản đối chiếu công nợ … hay các chứng từ liên quan đến khoản nợ xấu này.

dịch vụ đòi nợ xấu

Công ty Thiên Mã – Quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

+ Hóa đơn Giá trị gia tăng (nếu có)

Đối với trường hợp là cá nhân

+ Chủ nợ sẽ tiến hành cung cấp đầy đủ những thông tin về người nợ như: Họ tên, địa chỉ thường trú, những mối quan hệ thân nhân, xã hội … cho công ty đòi nợ xấu để xác thực.

+ Các thông tin về giấy cho vay mượn tiền, cam kết vay tiền, biên lai nhận tiền, giấy cam kết trả nợ … Chú ý: tất cả không cần bản gốc, chỉ cần bản phô tô là được.

Ngoài ra, người cho vay cũng cần cung cấp một số thông tin khác theo yêu cầu của Công ty dịch vụ đòi nợ xấu.

Tiến hành quá trình điều tra, xác minh

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ của chủ nợ, bước tiếp theo của quy trình dịch vụ đòi nợ xấu là tiến hành điều tra về khách hàng (con nợ). Các yếu tố sẽ cần điều tra và chứng thực bao gồm:

+ Những tài liệu về công nợ và tính hợp pháp của hồ sơ;

+ Tìm hiểu rõ ràng về họ tên, địa chỉ của khách nợ;

Bước xác minh trong quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

+ Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh hay các mối quan hệ từ trước đến nay của khách nợ.

Trong thời gian sau 2-3 ngày tính từ thời điểm nhận được hồ sơ về khoản nợ cung cấp từ khách hàng. Phía Công ty Thiên Mã sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp chuyên nghiệp để nhanh chóng xác thực thông tin để phản hồi sớm nhất đến khách hàng.

Quá trình ký kết hợp đồng

Sau quá trình thẩm định, xác minh hồ sơ sẽ đến bước ký kết hợp đồng trong quy trình dịch vụ đòi nợ xấu. Nếu quá trình xác minh, thẩm định có bất kỳ một vấn đề trục trặc nào, phía công ty sẽ thông báo trực tiếp đến chủ nợ và tư vấn thêm các vấn đề liên quan.

Yếu tố ảnh hưởng đến quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

Trong quy trình dịch vụ đòi nợ xấu, có một vài yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ xử lý của những công ty, tổ chức bao gồm:

+ Các khoản nợ mà không có tải sản được bảo đảm;

+ Năng lực tài chính của người nợ: Điều này khá quan trọng bởi nếu khách bên nợ có khả năng chi trả thì sẽ dễ dàng hơn so với việc người này không có tài chính hoặc bị phá sản.

+ Thời gian mượn công nợ: Thời gian cho vay càng lâu thì quá trình đòi nợ xấu sẽ phức tạp hơn gây ảnh hưởng đến tiến độ dịch vụ.

dịch vụ thu hồi nợ

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình dịch vụ đòi nợ xấu

+ Các yếu tố khác như: thái độ con nợ, địa chỉ con nợ … cũng gây ảnh hưởng đến quy trình đòi nợ xấu hay mức giá thành bạn phải chi trả.

Đến với quy trình dịch vụ đòi nợ xấu của Công ty Tư vấn Thiên Mã. Khách hàng sẽ nhận được dịch vụ tư vấn, giải quyết thu nợ nhanh chóng, chuyên nghiệp và không phát sinh chi phí dịch vụ. Hotline liên hệ: 0967.142.988. Xin cảm ơn!

The post Tìm hiểu chi tiết về quy trình dịch vụ đòi nợ xấu appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2uL7wIi

Các thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

Các thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

Việc làm các thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm đối với các công ty kinh doanh, sản xuất thực phẩm là điều cần thiết. Công ty Thiên Mã sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

Làm thủ tục, hồ sơ tư công bố sản phẩm thực phẩm là quy định bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam theo Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. Đây là việc làm rất quan trọng và nó đem đến nhiều giá trị lợi ích cho công ty, doanh nghiệp như:

+ Nâng cao sự uy tín về mặt chất lượng sản phẩm của công ty, cơ sở sản xuất do đã được cơ quan nhà nước, kiểm định chứng thực trước khi tiến hành phân phối ra thị trường tiêu dùng.

Các thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm rất quan trọng

+ Đảm bảo vấn đề Vệ sinh An toàn thực phẩm trong thời buổi vấn đề này luôn được người dùng quan tâm. Mặt hàng kiểm định bao gồm cả hàng nhập khẩu hay sản xuất nội địa nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.

Đối tượng làm hồ sơ tư công bố sản phẩm thực phẩm

Hồ sơ tư công bố sản phẩm thực phẩm không phải áp dụng đối với tất cả các loại thực phẩm của cơ sở kinh doanh mà đối với từng loại mặt hàng. Theo khoản 1, điều 4, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm cần làm hồ sơ công bố các sản phẩm sau:

+ Các mặt hàng thực phẩm đã được chế biến và đóng gói sẵn;

Một số đối tượng cần phải làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

+ Các phụ gia chế biến thực phẩm cùng chất hỗ trợ chế biến;

+ Những loại dụng cụ dùng để chứa đựng thực phẩm;

+ Các loại vật liệu, bao bì đóng gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thực phẩm;

Ngoài ra, các đối tượng kinh doanh, sản xuất không thuộc diện làm hồ sơ tự công bố sản phẩm, thực phẩm bao gồm:

+ Những sản phẩm và nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu về với mục đích chỉ dùng sản xuất, gia công mặt hàng nhập khẩu.

+ Các sản phẩm và nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu để sản xuất nội bộ, cá nhân và không phân phối, tiêu thụ ra ngoài thị trường ở trong nước.

Chi tiết về hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

Vậy hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm bao gồm những giấy tờ, thủ tục gì? Dưới đây là những thông tin về vấn đề này mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc.

+ Bản hồ sơ tự công bố các sản phẩm theo mẫu quy định (Mẫu số 1, phụ lục 1 được ban hành theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

+ Giấy tờ liên quan đến kiểm định chất lượng mặt hàng thực phẩm của cơ sở của bạn trong thời gian 12 tháng tính đến thời gian bắt đầu nộp hồ sơ. Phiếu kết quả kiểm tra ATTP này phải được cấp từ phòng kiểm nghiệm đã được công nhận ISO 17025 hay phòng kiểm nghiệm chỉ định.

hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

Thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

+ Để nắm rõ về các loại giấy tờ trong hồ sơ tự công bố thực phẩm, sản phẩm chủ đầu tư, kinh doanh có thể liên hệ đến Công ty Tư vấn Thiên Mã – một trong những tổ

chức tư vấn về pháp luật chuyên biệt cho các nhóm đối tượng Doanh nhân  – Doanh nghiệp tại Việt Nam.

Lưu ý trong hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm

Trong quá trình làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau đây.

Về ngôn ngữ trong hồ sơ

Tất cả các giấy tờ, tài liệu kèm trong hồ sơ đều cần phải được trình bày bằng tiếng Việt. Nếu các tài liệu ban đầu là tiếng nước ngoài thì đều phải dịch ra ngôn ngữ tiếng Việt và đã được công chứng đầy đủ. Ngoài ra, tài liệu cũng phải còn hiệu lực tại thời điểm được công bố.

Một số lưu ý về hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm

Sau khi đã công bố sản phẩm thực phẩm, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt hàng sản phẩm đó.

Trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất

Đối với những trường hợp công ty có hai cơ sở sản xuất, kinh doanh trở lên cùng sản xuất 1 sản phẩm nhất định. Các tổ chức, công ty chỉ cần nộp một bản hồ sơ nhất định tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi đặt địa điểm công ty.

Khi đã lựa chọn được cơ quan quản lý nhà nước nộp hồ sơ thì tất cả những lần nộp hồ sơ tiếp theo sẽ đến trực tiếp tại cơ quan này.

Các thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm

Trường hợp thay đổi thông tin sản phẩm

Khi có nhu cầu thay đổi tên, địa chỉ, nguồn gốc, thành phần của sản phẩm, các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất sẽ phải tự làm hồ sơ công bố lại sản phẩm này. Các tổ chức cá nhân, kinh doanh cần gửi văn bản thay đổi nội dung đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận.

Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm sẽ giúp các mặt hàng của bạn được kiểm định, quản lý, bảo vệ một cách bảo đảm từ cơ quan có thẩm quyền. Hi vọng các thông tin đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Xin cảm ơn!

The post Các thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/3aX4VeS

Những thông tin thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

Những thông tin thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

Trong quá trình hoạt động, sản xuất vì một lý do nào đó cần thay đổi người đại diện chi nhánh công ty. Đây là việc làm cần phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Các trường hợp thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

Thay đổi người đại diện chi nhánh công ty thường được thực hiện khi xảy ra một vấn đề nào đó trong quá trình kinh doanh, sản xuất mà người ở vị trí cũ không đảm nhiệm được. Người đại diện chi nhánh công ty là người đại diện pháp luật cho công ty được quy định trong điều lệ.

Trường hợp thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

Người đại diện chi nhánh công ty sẽ có quyền điều khiển tất cả những hoạt động liên quan tới công ty, doanh nghiệp, bao gồm tất cả văn phòng đại diện và chi nhánh. Theo đó, các chi nhánh sẽ nằm trong sự kiểm soát của người đại diện pháp luật.

Trường hợp không thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

Có một số trường hợp thay đổi người đại diện chi nhánh công ty không được áp dụng làm thủ tục bao gồm:

+ Các cán bộ, lãnh đạo của công ty đang sở hữu số vốn 100% của nhà nước. Những trường hợp ngoại lệ như người đang được cử đi làm đại diện để ủy quyền quản lý vốn góp cho nhà nước ở công ty khác.

+ Những công chức, cán bộ theo như quy định của pháp luật.

Thay đổi người đại diện chi nhánh công ty không phải công chức

+ Những trường hợp người đang chấp hành các hình phạt của Tòa án hay cấm hành nghề sản xuất, kinh doanh.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hay thuộc các đơn vị trong quân đội nhân dân Việt Nam. Các công nhân quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp tại các cơ quan của CAND Việt Nam.

+ Những người bị hạn chế về các năng lực hành vi nhân sự, người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự …

+ Một số trường hợp khác theo như quy định của pháp luật.

Các thủ tục thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

Thủ tục thay đổi người đại diện chi nhánh công ty là quy định điều kiện bắt buộc khi bạn muốn thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này. Dưới đây là thông tin chi tiết về trình tự, thủ tục hồ sơ thay đổi người đại diện công ty mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.

Giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị

+ Thông báo về việc thay đổi người đại diện theo mẫu quy định – Mẫu 2- thông tư 02/2019/TT- BKHĐT.

+ Giấy tờ chứng thực liên quan cá nhân của người đại diện chi nhánh công ty (Bản sao).

Hồ sơ thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

+ Giấy quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên. Giấy quyết định cùng biên bản họp (bản sao) của Hội đồng thành viên cùng Công ty TNHH hai thành viên trở lên đối với việc thay đổi người đại diện chi nhánh công ty theo pháp luật.

+ Giấy quyết định cùng biên bản họp (bản sao) của Đại hội đồng cổ đông với công ty về việc thay đổi người đại diện công ty đối với pháp luật trong trường hợp vấn đề thay đổi người đại diện  làm thay đổi về Điều lệ của công ty.

+ Giấy quyết định và biên bản họp (bản sao) của Hội đồng quản trị đối với         công ty, doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi người đại diện sẽ không làm thay đổi về Điều lệ công ty ngoài: chữ ký, họ tên người đại diện của công ty (quy định trong Điều 25 Luật doanh nghiệp).

+ Bản sao giấy tờ người nộp hồ sơ cùng văn bản ủy quyền.

Các bước thay đổi người đại diện

Trình tự các bước thay đổi người đại diện chi nhánh công ty bao gồm các bước cơ bản như sau:

+ Nộp hồ sơ để thay đổi người đại diện tại văn phòng đăng ký kinh doanh (nơi đặt trụ sở công ty, doanh nghiệp).

+ Trong thời gian khoảng 3 ngày, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét, kiểm tra hồ sơ và chấp nhận hồ sơ này nếu như thủ tục hồ sơ hợp lệ. Nếu phát hiện lỗi nào không hợp lệ so với bản quy chuẩn thì phòng ĐKKD sẽ thông báo đến công ty để sửa đổi bổ sung lại hồ sơ.

+ Công ty, doanh nghiệp sẽ tiến hành sửa đổi bổ sung và nhận kết quả đăng ký kinh doanh mới.

Vấn đề trong thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

+ Luật doanh nghiệp 2014 không hạn chế về số người đại diện trước pháp luật. Chính bởi vậy, một công ty hay doanh nghiệp có thể có nhiều người đảm nhiệm chức vụ này.

+ Một người có thể đảm nhiệm vị trí đại diện cho nhiều công ty khác nhau.

Các vấn đề thay đổi người đại diện chi nhánh công ty

+  Thay đổi người đại diện công ty vẫn tiến hành theo thủ tục bình thường nếu xảy ra trường hợp người đại diện này bị chết. Nếu người đại diện là thành viên hay cổ đông thì cần làm thủ tục kế thừa trước.

Thay đổi người đại diện chi nhánh công ty là việc làm cần tuân theo các thủ tục, quy định của pháp luật. Công ty Thiên Mã với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Xin cảm ơn!

The post Những thông tin thay đổi người đại diện chi nhánh công ty appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2GGkIAU

Tìm hiểu các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp hiện nay theo quy định của nhà nước cần chuẩn bị những gì? Thông tin liên quan đến vấn đề này sẽ được chúng tôi cung cấp đến bạn đọc qua bài viết sau đây.

Ý nghĩa các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Ngày nay, các công ty doanh nghiệp khi không có khả năng phát triển, hoạt động được nữa sẽ cần tiến hành các thủ tục nhằm giải thể công ty. Việc tìm hiểu các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp đem đến những ý nghĩa, lợi ích như:

+ Bạn sẽ nắm được quy trình về thủ tục giải thể doanh nghiệp, cần chuẩn bị những gì: hồ sơ, giấy tờ … liên quan đến vấn đề này.

Tìm hiểu các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Tìm hiểu các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp rất tốt

+ Thực hiện quá trình giải thể công ty nhanh chóng, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh hay trục trặc trong quá trình giải thể công ty, doanh nghiệp.

Chi tiết các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Trong mỗi trường hợp khác nhau, các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp cũng có trình tự không giống nhau. Chính bởi vậy, các chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ quy trình này trước khi bắt tay vào làm hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

Trong trường hợp giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Đối với trường hợp này, các bước thực hiện quy trình giải thể công ty bao gồm 4 bước cơ bản. Chi tiết các bước cần tiến hành như sau:

Tìm hiểu quyết định giải thể công ty

Đây là việc làm đầu tiên đối với các thủ tục giải thể doanh nghiệp, các thành viên sẽ cần ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định giải thể chính thức. Sau đó, văn bản cuộc họp sẽ được thông qua chủ doanh nghiệp và thành phần cổ đông.

thủ tục giải thể doanh nghiệp

Các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Cụ thể, văn bản cần thông qua chủ sở hữu với công ty TNHH một thành viên, bởi hội đồng thành viên với công ty TNHH hai thành viên trở lên và bởi Đại hội đồng cổ đông với những công ty cổ phần được hợp danh từ những thành viên hợp danh.

Quyết định giải thể thường sẽ bao gồm những nội dung như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, lý do dẫn đến giải thể, thời hạn thanh toán thủ tục nơ cùng những phương án xử lý phát sinh căn cứ theo hợp đồng lao động.

Đưa ra thông báo công khai về việc giải thể

Đây là một trong các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mang tính tự nguyện. Thông báo chính thức giải thể cần được công bố công khai đến toàn thể những thành viên liên quan biết về vấn đề này.

Đối với trường hợp vẫn chưa xử lý hết các khoản nợ với cá nhân, doanh nghiệp. Chủ công ty sẽ cần gửi bản phương án giải quyết tới các chủ nợ. Các thông tin về chủ nợ, thời điểm trả và số khoản nợ cần rõ ràng, minh bạch.

giải thể doanh nghiệp
Tìm hiểu các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thanh lý tài sản, khoản nợ của công ty

Các khoản nợ của công ty sẽ cần được thanh toán bao gồm:

+ Khoản nợ thôi việc, trừ lương, bảo hiểm xã hội theo quy định;

+ Các khoản nợ thuế và khoản nợ khác;

Thanh lý tài sản thuộc các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Khoản tài sản còn lại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ sẽ thuộc về chủ công ty và các thành viên, cổ đông liên quan.

Tiến hành nộp hồ sơ giải thể

Người đại diện công ty theo pháp luật sẽ tiến hành nộp hồ sơ giải thể tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền tính từ ngày thanh toán hết các khoản nợ tồn đọng (5 ngày, theo khoản 4, điều 203, Luật doanh nghiệp 2014).

Theo dõi sát tình hình pháp lý của công ty, doanh nghiệp

Sau 2 ngày nhận hồ sơ, bên cơ quan thuế sẽ gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh. Trong 05 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp giải thể doanh nghiệp bắt buộc

thủ tục giải thể doanh nghiệp

Các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mang tính chất bắt buộc cũng bao gồm 5 bước cơ bản bao gồm:

+ Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trực tiếp thông báo đến các công ty, doanh nghiệp đang trong quá trình làm thủ tục giải thể. Quá trình này thực hiện qua Cổng thông tin quốc gia liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

+ Bước 2: Gửi quyết định công khai và chính thức đến cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, người lao động.

Các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp bắt buộc

+ Bước 3: Tiến hành tổ chức thực hiện thanh lý tài sản cùng các khoản nợ giống thủ tục giải thể tự nguyện.

+ Bước 4: Gửi yêu cầu về giải thể công ty, doanh nghiệp

+ Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật về tình trạng pháp lý doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Những thông tin về các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp hy vọng đã giúp bạn hiểu sâu hơn về vấn đề này. Công ty Tư vấn Thiên Mã rất vui lòng được phục vụ khách hàng. Hotline liên hệ: 0977.523.155 hoặc 0967.142.988. Xin cảm ơn!

The post Tìm hiểu các bước thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2S2HO9X

Tìm hiểu về các điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp

Tìm hiểu về các điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp

Điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp là gì?Việc giải thể công ty là sự chấm dứt hoạt động của công ty thông qua các thủ tục của pháp luật. Công ty Tư vấn Thiên Mã sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về vấn đề này.

Các trường hợp thuộc điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp

Trước khi đến với các điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là giải thể công ty và một số trường hợp giải thể công ty, doanh nghiệp hiện nay.

Giải thể công ty, doanh nghiệp là gì?

Giải thể công ty được coi là việc các chủ doanh nghiệp, công ty thực hiện các thủ tục để chấm dứt hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Điều này dựa trên các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều kiện giải thể hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ còn liên quan tới công ty, doanh nghiệp này.

Một số trường hợp giải thể công ty, doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay, có khá nhiều công ty hay doanh nghiệp đứng trước nguy cơ giải thể và gặp phải nhiều trường hợp khác nhau. Những trường hợp phổ biến xảy ra bao gồm:

điều kiện giải thể công ty

Giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Do kết thúc thời gian hoạt động đăng ký mà không có sự gia hạn trong Điều lệ của công ty. Nếu các công ty muốn hoạt động tiếp sẽ cần phải tiến hành làm các thủ tục gia hạn. Bạn cũng cần lưu ý rằng, thời gian hoạt động của công ty sẽ được thỏa thuận bởi các thành viên, các cổ đông sáng lập hoặc quá trình cấp phép của cơ quan nhà nước đều được.

Điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp là gì?

Mặt khác, do quá trình kinh doanh thua lỗ, chủ công ty lựa chọn giải thể thu hồi vốn và chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.

Trường hợp giải thể bắt buộc

Điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp mang tính bắt buộc chủ yếu là do các doanh nghiệp không có đủ lượng công nhân, thành viên tối thiểu theo quy định Luật doanh nghiệp. Ngoài ra, một số công ty cũng phải giải thể do hoạt động sai trái và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một số trường hợp khác.

+ Hồ sơ kê khai đăng ký giả mạo, các thông tin như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu, đăng ký kinh doanh, con dấu hồ sơ bị làm giả không thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Doanh nghiệp có thời gian ngừng hoạt động 1 năm mà không báo với cơ quan thuế và đăng ký kinh doanh;

+ Công ty, doanh nghiệp không gửi báo cáo theo điều C khoản 1 điều 209 của Luật doanh nghiệp;

thu tục giải thể công ty

Một số điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp

+ Các trường hợp khác theo quy định của Tòa án

Tất cả các trường hợp này công ty, doanh nghiệp sẽ đều bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký công ty và là bắt buộc.

Điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp bạn nên tìm hiểu

Hầu hết, các công ty doanh nghiệp sau một thời gian dài hoạt động đã gặp nhiều khó khăn. Chính bởi vậy, khi không thể hoạt động kinh doanh được nữa, các công ty nên tìm hiểu và tiến hành các thủ tục để giải thể doanh nghiệp. Những điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp cơ bản bao gồm:

Thanh toán hết các khoản còn nợ trong quá trình hoạt động

Đây là một trong những yếu tố đầu tiên trong điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp bạn cần nắm rõ. Chủ doanh nghiệp sẽ cần phải thanh toán tất cả những khoản nợ liên quan trong quá trình hoạt động như:

+ Các khoản nợ liên quan đến tài sản và nghĩa vụ của doanh nghiệp;

+ Khoản nợ lương người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế và các khoản nợ đối với đối tác khách hàng, đối tác làm ăn …

Giải quyết tồn nợ thuộc điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết các khoản nợ như: lương, khoản nợ cá nhân, tổ chức thường đều đã được giải quyết. Phần nghĩa vụ chi trả khoản nợ đối với cơ quan nhà nước sẽ chỉ được thông báo khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ kế toán khi công ty, doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể đối với cơ quan thuế.

thủ tục giải thể doanh nghiệp

Công ty doanh nghiệp không bị tranh chấp

Điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp còn quy định các công ty này không trong quá trình đang giải quyết các tranh chấp tại Tòa án hay cơ quan trọng tài. 

Mặt khác, người quản lý trực tiếp có liên quan cùng doanh nghiệp (quy định tại điểm d, khoản 1, điều 201, Luật doanh nghiệp 2014) sẽ cùng phải chịu trách nhiệm liên đới với các khoản còn nợ của công ty, doanh nghiệp.

Điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp là không bị tranh chấp

Trong trường hợp các công ty, doanh nghiệp không còn đủ sức chi trả các khoản nợ hay còn trong giai đoạn tranh chấp thì sẽ được xét theo trường hợp bị phá sản (mất khả năng thanh toán) theo quy định Luật phá sản năm 2014.

Qua những thông tin trên bạn có thể thấy điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp không quá phức tạp. Hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Thiên Mã để được tư vấn hỗ trợ thắc mắc về vấn đề này nhé. Xin cảm ơn!

The post Tìm hiểu về các điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/38UwuU6

Các trường hợp giải thể công ty và dịch vụ hỗ trợ

Các trường hợp giải thể công ty và dịch vụ hỗ trợ

Các trường hợp giải thể công ty phổ biến mà các doanh nghiệp hay gặp phải hiện nay là gì? Thực tế, giải thể công ty đối với mỗi doanh nghiệp thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sâu xa khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Định nghĩa về các trường hợp giải thể công ty, doanh nghiệp

Chắc hẳn mỗi chúng ta đã từng được nghe một công ty sắp giải thể, sắp đóng cửa hoặc phá sản. Vậy thế nào là doanh nghiệp giải thể?

các trường hợp giải thể công ty LTM

Các trường hợp giải thể công ty hiện nay ngày càng phổ biến

Các trường hợp giải thể công ty, doanh nghiệp chính là việc các chủ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của công ty. Cùng với đó các quyền hay nghĩa vụ tư pháp của doanh nghiệp liên quan cũng được hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp giải thể công ty phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, các trường hợp giải thể công ty thường do điều kiện bắt buộc hay tự nguyện. Theo quy định của Bộ Luật doanh nghiệp 2014 tại khoản 1 điều 201, các trường hợp giải thể công ty, doanh nghiệp được quy định như sau:

Các trường hợp công ty có quyền tự quyết định giải thể

Đây là những trường hợp mà chủ doanh nghiệp cảm thấy khả năng hoạt động kinh doanh gặp khó khăn và không phát triển được nữa. Các công ty sẽ tự tiến hành làm hồ sơ xin giải thể nhằm thu hồi vốn hay chuyển lĩnh vực kinh doanh khác.

Thời gian hoạt động kết thúc trong điều lệ

Trong Điều lệ khi bắt đầu thành lập công ty, các doanh nghiệp sẽ đều có một bản kế hoạch nhất định để có thể hoàn thành các mục tiêu mà mình đặt ra trong tương lai. Thời gian hoàn thành này sẽ được ghi lại trong bản Điều lệ doanh nghiệp.

Các trường hợp giải thể công ty

Gọi ngay: [Hà Nội] 0977 523 155 – [Hồ Chí Minh] 0948 855 355

 

CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ CÔNG TY

Các trường hợp giải thể công ty gồm bắt buộc và không bắt buộc

Thời gian hoạch định này sẽ được đưa ra bởi các cổ đông sáng lập, sự thỏa thuận của những thành viên trong công ty, do sự cấp phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đều tuân thủ các quy định của pháp luật đưa ra.

Sau thời gian quy định được ghi trong Điều lệ doanh nghiệp này, nếu công ty không hoàn thành hoặc không xin gia hạn sẽ phải giải thể. Một số trường hợp chủ doanh nghiệp xin gia hạn nhưng cơ quan có thẩm quyền không đồng ý thì công ty cung sẽ phải giải thể.

Theo quyết định của chủ doanh nghiệp với đối tác

Các trường hợp giải thể công ty tự quyết đối với doanh nghiệp tư nhân, tất cả những thành viên đối với công ty, hội đồng thành viên hay chủ sở hữu công ty đối với Công ty TNHH của Đại hội đồng cổ đông.

Theo như Luật doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra, các chủ sở hữu doanh nghiệp nếu trong quá trình kinh doanh gặp phải các vấn đề như: Thua lỗ kéo dài, không phù hợp mục tiêu kinh doanh đề ra ban đầu, mâu thuẫn nội bộ, không bán được sản phẩm … sẽ đều hoàn toàn có thể tự quyết định việc giải thể công ty cho mình.

Các trường hợp giải thể công ty bắt buộc

Trái ngược với các trường hợp giải thể công ty mang tính tự nguyện, những trường hợp giải thể bắt buộc này hầu hết do các công ty, doanh nghiệp vi phạm Điều lệ hay quy định của pháp luật.

 

 

gọi luôn

HOẶC

gọi ngay phòng doanh nghiệp

Công ty không đủ số lượng thành viên theo quy định
Trong vòng 6 tháng liên tục, nếu công ty doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên ở mức tối thiểu mà không tiến hành các thủ tục chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh sẽ phải tiến hành giải thể.
Các trường hợp giải thể công ty
Các trường hợp giải thể công ty khi không đủ thành viên
Các chủ cần doanh nghiệp cần nắm rõ được để công ty có thể tồn tại và phát triển thì cần có tổng số lượng thành viên đạt mức tối thiểu. Cụ thể như sau:
+ Theo điểm B, khoản 1, điều 110, Luật doanh nghiệp 2014; công ty cổ phần bắt buộc có 3 cổ đông.
+ Theo điểm A, khoản 1 điều 172, Luật doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh sẽ cần phải có tối thiểu 2 thành viên hợp danh.
+ Đối với các trường hợp công ty, doanh nghiệp thiếu thành viên do nghỉ việc thì công ty sẽ được gia hạn thời gian khoảng 6 tháng để tuyển người mới hay đổi loại hình công ty. Sau thời gian này nếu công ty không đáp ứng được điều kiện trên sẽ phải giải thể theo quy định pháp luật.
Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Các trường hợp giải thể công ty và dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vai trò trong việc ghi nhận sự thành lập, công nhận về mặt pháp lý đối với công ty, doanh nghiệp trên thị trường. Trong trường hợp không may doanh nghiệp bị vi phạm những quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận này.

Các trường hợp giải thể công ty

Các trường hợp giải thể công ty bao gồm thu hồi giấy phép doanh nghiệp

Những trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: Giấy tờ hồ sơ giả mạo, không gửi báo cáo đầy đủ theo điểm C khoản 1 điều 209 Luật doanh  nghiệp; ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không có báo cáo với cơ quan nhà nước …

Trên đây là các trường hợp giải thể công ty theo quy định mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Khách hàng có thể liên hệ qua Thiên Mã Law Firm để được tư vấn về các chính sách giải thể doanh nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

The post Các trường hợp giải thể công ty và dịch vụ hỗ trợ appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2RJqgRa

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín

Có phải bạn đang muốn tìm dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói? Bạn muốn thành lập doanh nghiệp nhưng không biết các thủ tục pháp lý hay không có thời gian. Hãy để luật Thiên Mã giúp bạn nhé!

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên khi khởi nghiệp. Để doanh nghiệp của bạn được thành lập, bạn cần phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật cũng như thực hiện đúng trình tự các bước trong đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc này không hề đơn giản, bởi không phải ai cũng am hiểu pháp luật.

Công ty luật Thiên Mã chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín, nhanh gọn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay nếu bạn đang có nhu cầu này. Còn sau đây là những chia sẻ của luật Thiên Mã về vấn đề thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện cần để thành lập doanh nghiệp mà bạn nên biết

Tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều có thể đứng ra thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một vài trường hợp sau đây:

  • Cơ quan/ đơn vị nhà nước thành lập doanh nghiệp để kinh doanh, thu lợi nhuận riêng nhưng lại dùng tài sản công để thành lập.
  • Các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật
  • Người dưới 18 tuổi; người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng không được thành lập doanh nghiệp.

Tìm hiểu kỹ điều kiện thành lập doanh nghiệp trước khi start up

  1. Vốn: Muốn thành lập doanh nghiệp bạn cần phải có vốn pháp định. Đó là mức vốn tối thiểu ban đầu khi thành lập. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng cần có vốn pháp định, mà chỉ một số lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
  2. Trụ sở: Theo quy định của pháp luật, trụ sở của doanh nghiệp phải được đặt ở Việt Nam và có địa chỉ cụ thể, chính xác; có số điện thoại, fax, email.

Trình tự các bước thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp

Để thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải tuân thủ theo đúng trình tự các bước như sau:

  • B1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị đầy đủ tất cả hồ sơ và giấy tờ cần thiết
  • B2:Tiếp theo, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Bạn sẽ nhận được một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • B3: Sau đó bạn sẽ được đăng bố cáo, được khắc con dấu riêng của công ty
  • B4: Bạn phải mua chữ ký số để khai thuế điện tử

Trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp <ảnh>

  • B5: Tiếp theo bạn mở tài khoản ngân hàng – điều không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
  • B6: Đến cơ quan quản lý thuế và làm các thủ tục cần thiết để khai thuế ban đầu
  • B7: Cuối cùng là thông báo phát hành hóa đơn, hoàn thiện quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trên đây là toàn bộ quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nếu bạn không có thời gian để tự đăng ký, thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ tại luật Thiên Mã

Khi đến với luật Thiên Mã, bạn sẽ được phục vụ, hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy trình như sau:

  1. Tư vấn nhiệt tình, tỉ mỉ cho khách mọi vấn đề về mặt pháp lý liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  2. Tư vấn cho khách hàng các gói của dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Thiên Mã. Giúp quý khách đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
  3. Gửi bảng báo giá cho khách hàng qua email. Trao đổi, phản hồi thông tin của khách.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại luật Thiên Mã

  1. Sau khi khách đã lựa chọn được gói dịch vụ phù hợp, Thiên Mã thực hiện ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách và thu phí theo như đã báo giá.
  2. Nhận hồ sơ, giấy tờ của khách. Tham khảo các thông tin liên quan từ khách phục vụ cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  3. Lập hồ sơ, thủ tục đầy đủ theo quy định của pháp luật, gửi khách hàng ký.
  4. Thay mặt khách đi nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
  5. Trả kết quả cho khách và thực hiện thanh lý hợp đồng, kết thúc dịch vụ

Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu ngày

Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp là điều mà khách hàng nào cũng quan tâm. Đến với Thiên Mã bạn không phải bận tâm nhiều về vấn đề này. Bởi chúng tôi làm việc rất khẩn trương, nhanh gọn.

=> Bắt đầu từ khi ký kết hợp đồng với khách hàng đến ngày giao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho khách chỉ dao động từ 7 đến 10 ngày làm việc (tức là không bao gồm các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết)

Trong đó:

  • Thời gian chuẩn bị hồ sơ dao động từ 1 đến 2 ngày làm việc
  • Thời gian xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dao động từ 3 đến 5 ngày làm việc. Tất nhiên thời gian này phải được tính bắt đầu từ khi nộp đầy đủ và hợp lệ hồ sơ, giấy tờ. Nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ hoặc thiếu giấy tờ thì bạn sẽ phải mất thêm thời gian để làm lại và bổ sung.
  • Thời gian đăng bố cáo, đăng ký mẫu dấu và khắc con dấu sẽ mất từ 01-02 ngày làm việc.

Bạn có quan tâm thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp?

Theo kinh nghiệm mà Thiên Mã đã làm cho nhiều khách hàng thì thời gian thực tế (tính cả thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ tết) sẽ dao động từ 15-25 ngày.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói mà Thiên Mã muốn gửi tới bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhé. Chúc các bạn thành công!

The post dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2Ta24bW

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Giải đáp việc thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Trước khi thành lập doanh nghiệp có rất nhiều người thắc mắc liệu thành lập công ty có cần bằng cấp không? Nếu cần thì nhà nước đòi hỏi những loại bằng cấp gì? Bạn đừng quá lo lắng, bài viết sau chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp các thắc mắc của bạn.

Cùng tìm hiểu thành lập công ty có cần bằng cấp không?

thành lập công ty có cần bằng cấp không
Không có bằng cấp có thành lập công ty được không? Có bị tạm dừng kinh doanh không?

Tại Việt Nam pháp luật chia ra 02 nhóm ngành nghề kinh doanh để điều chỉnh và quản lý. Đó là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện và có điều kiện.Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi thành lập sẽ phải tuân thủ một vài điều kiện bắt buộc như vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, ký quỹ ngân hàng,…

Đối với nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện chỉ cần đáp ứng đúng hồ sơ, thủ tục là đã có thể thành lập, nhà nước không đòi hỏi, bắt buộc tuân thủ các điều kiện kèm theo.

Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Tùy ngành nghề mà công ty muốn hoạt động Thiên Mã Lawfirm sẽ tư vấn hồ sơ, trình tự, thủ tục để khách hàng dễ dàng, thuận lợi thành lập doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty kiểm toán, kế toán khi thành lập cần có chứng chỉ hành nghề. Công ty du lịch lữ hành khi hoạt động cũng cần có chứng chỉ,..Kinh doanh bất động sản pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định là 60 tỷ, Giám đốc công ty phải tốt nghiệp Đại học trở lên.

Nói tóm lại thành lập công ty có cần bằng cấp không phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà bạn muốn kinh doanh. Nếu quy định pháp luật có ràng buộc thì bạn phải đáp ứng các yêu cầu đó mới có thể thành lập doanh nghiệp và đi vào hoạt động.

Một số ngành nghề khi thành lập phải đòi hỏi bằng cấp

Để giúp cho bạn có thêm thông tin tham khảo Thiên Mã Lawfirm giới thiệu một số ngành nghề đòi hỏi bằng cấp trước khi thành lập doanh nghiệp.

Ngành dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

  • Căn cứ pháp lý: Luật số 36/2009/QH12 của Quốc hội tại Khoản 3 Điều 154; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ được ban hành vào ngày 19/06/2009.
  • Yêu cầu: người đứng đầu công ty là Giám đốc, Tổng Giám đốc, chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân làm việc tại doanh nghiệp (cá nhân này được người đứng đầu doanh nghiệp ủy quyền) phải có chứng chỉ hành nghề. Trong doanh nghiệp phải có ít nhất 1 người có 01 chứng chỉ hành nghề.

Ngành nghề dịch vụ kiểm toán

  • Căn cứ pháp lý: Luật Kiểm toán độc lập 67/2011/QH12 được ban hành vào ngày 29/03/2011 tại Điều 21, Điều 31.
  • Yêu cầu: Pháp luật quy định những người sau: người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng Giám đốc, người góp vốn, kiểm toán viên đều phải có chứng chỉ hành nghề. Doanh nghiệp phải đáp ứng tối thiểu 5 người có chứng chỉ hành nghề mới được thành lập.

Đối với thành lập chi nhánh công ty kiểm toán thì tối thiểu phải có 02 người có chứng chỉ hành nghề mới được thành lập. Đồng thời 02 kiểm toán viên hành nghề không được là kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề tại công ty mẹ hoặc tại bất kỳ chi nhánh nào của doanh nghiệp kiểm toán.

Dịch vụ kế toán

Căn cứ pháp lý:

• Nghị định 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31/05/2004. Tại Điều 41 của Nghị định này quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.

• Thông tư 72/2007/TT-BTC ban hành ngày 27/06/2007. Tại Điều 2 của Thông tư này hướng dẫn chi tiết việc đăng ký và quản lý ngành nghề dịch vụ kế toán.

Yêu cầu: Pháp luật chuyên ngành quy định rất rõ công ty hành nghề dịch vụ kế toán phải có tối thiểu 02 người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp. Riêng Giám đốc doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán do Bộ Tài chính cấp từ 2 năm trở lên.

Dịch vụ thẩm định giá

  • Căn cứ pháp lý: Luật Giá 11/2012/QH13 ban hành ngày 20/06/2012 tại Điều 38, 39 Luật Giá 11/2012/QH13
  • Yêu cầu: người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng Giám đốc, người góp vốn, kiểm toán viên phải là thẩm định viên về giá và có đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp có ít nhất 03 người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá, trong đó có tối thiểu 02 thành viên góp vốn có chứng chỉ hành nghề. Vốn góp của mỗi thành viên trong doanh nghiệp không được vượt mức quy định của pháp luật.

Dịch vụ môi giới bất động sản

  • Căn cứ pháp lý: Luật Kinh doanh bất động sản ban hành ngày 29/06/2006 tại Khoản 2 Điều 8.
    Thành lập công ty dịch vụ môi giới bất động sản bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề
  • Yêu cầu: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản tối thiểu phải có 01 người có chứng chỉ môi giới bất động sản. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản tối thiểu phải 02 có chứng chỉ định giá bất động sản. Doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch bất động sản tối thiểu phải 02 người có chứng chỉ môi giới bất động sản, nếu doanh nghiệp có kinh doanh thêm dịch vụ định giá bất động sản thì phải tối thiểu 02 người có chứng chỉ định giá bất động sản.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giải thích rõ câu hỏi việc thành lập công ty có cần bằng cấp không? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về việc thành lập công ty đừng ngần ngại liên hệ Thiên Mã Lawfirm. Mọi câu hỏi của bạn sẽ được trả lời chính xác, nhiệt tình. Mọi nhu cầu của bạn sẽ được chúng tôi đáp ứng trọn vẹn.

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)

The post Giải đáp việc thành lập công ty có cần bằng cấp không? appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2s6ETEo

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY ĐÚNG LUẬT

Thành lập công ty là hiện thực hóa ước mơ và kế hoạch của bản thân. Ngày nay, các starup khởi nghiệp đang được cộng đồng xã hội khích lệ và đặc biệt quan tâm tạo điều kiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những điều cần biết để thành lập công ty đúng luật.

CÁC YẾU TỐ CẦN XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

những điều cần biết để thành lập công ty
Cần chuẩn bị gì trước khi thành lập công ty.
  1. Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty
  2. Có CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân.
  3. Có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự.
  4. Không thuộc đối tượng không được thành lập công ty (công chức, viên chức,…)
  5. Xác định tài chính: tự đầu tư hay các thành viên/cổ đông góp vốn

Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng cần xác định sớm khi thành lập công ty. Bạn phải xác định rõ tự đầu tư hay có các thành viên/cổ đông góp vốn. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hợp tác với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vì họ là người có thể quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hãy hợp tác với những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm và ý tưởng.

Xác định loại hình công ty

Hiện nay Việt Nam có 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất để doanh nghiệp có thể lựa chọn:

  • Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao).
  • Công ty TNHH một thành viên:  là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
  • Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

Đặt tên công ty

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm các chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Để tránh trùng lặp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động, các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp theo xu hướng hiện nay như dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh).

Địa chỉ công ty

Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm: Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Người đại diện theo pháp luật

“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.

Thành lập công ty đúng luật là một điều vô cùng quan trọng cho kế hoạch kinh doanh của bạn. Hy vọng thông tin trong bài viết trên giải đáp được những thắc mắc của bạn  liên quan đến các thủ tục pháp lý khi đăng ký kinh doanh. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy gọi cho chúng tôi…hoặc liên hệ web…

The post NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY ĐÚNG LUẬT appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/2SPlz9C

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Thành lập công ty, tạo dựng một “đế chế” cho riêng mình là khát vọng, ước mơ của vô số người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững các loại hình doanh nghiệp và ưu nhược điểm của nó. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của các loại hình doanh nhiệp trước khi bạn đăng kí thành lập.

The post Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: http://bit.ly/35kxKxz