Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Luật sư hướng dẫn tố cáo lừa đảo khi vay tiền mà không trả

Luật sư hướng dẫn tố cáo lừa đảo khi vay tiền mà không trả

Hiện nay trong xã hội, nhiều cá nhân và tổ chức lợi dụng lòng tin để vay tiền, huy động vốn trái pháp luật. Khi bị phát giác thì lẩn tránh nghĩa vụ, bùng tiền và có thái độ không hợp tác, thách thức buộc luật sư phải tố cáo, đề nghị cơ quan công an vào cuộc.

Nếu bạn là người cho vay ở trường hợp trên, bạn cần có kiến thức pháp luật để không thực hiện các công việc để đảm bảo quyền và lợi chính đáng của mình. Trường hợp bạn chưa có thời gian tìm hiểu hoặc muốn biết rõ hơn về hành vi trên, hãy liên hệ với chúng tôi sẵn sàng giải đáp cho bạn cụ thể như sau:

– Hậu quả pháp lý của việc chậm thanh toán tiền theo thỏa thuận;

– Các trường hợp không thanh toán khoản vay nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Cần thực hiện những hành vi, thủ tục gì khi đến hạn mà chưa có khả năng trả nợ;

– Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự cũng như hình sự.

Theo quy định của pháp luật thì lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Về chủ thể thực hiện tội phạm:

Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Khách thể của tội phạm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được chủ thể thực hiện tội phạm sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu tài sản và sự gian dối thể hiện trước khi chiếm đoạt được tài sản.

 Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, với trường hợp của bạn mặc dù hành vi của người mua tranh là trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người đó thì cần phải có căn cứ chứng minh được mục đích ngay từ đầu của người đó nhằm để chiếm đoạt tài sản của bạn cụ thể là phần cọc mà bạn đã gửi và sau khi có được tiền sản thì tìm cách trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nếu bạn nhận thấy họ có những dấu hiệu gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền của mình thì bạn có thể làm đơn tố giác gửi tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua số máy Tại Hà Nội 0977 523 155 Tại TPHCM 0948 855 355 hoặc qua Zalo tại 02 số điện thoại trên. Trường hợp cần chuyển tiếp hồ sơ cho Luật sư bạn vui lòng gửi qua email: luatthienma@gmail.com

The post Luật sư hướng dẫn tố cáo lừa đảo khi vay tiền mà không trả appeared first on Luật Thiên Mã - Dịch vụ luật sư chuyên nghiệp.

Nguồn: https://bit.ly/2HK1ePF

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét