Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn – nguyên tắc chia theo bộ luật hôn nhân gia đình năm 2020?

Vợ chồng có yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn cần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Vậy cần làm gì trước khi yêu cầu? Khi nào nên yêu cầu chia tài sản? Dưới đây là giải đáp chi tiết.

Luật chia tài sản khi ly hôn 2020

Trước khi gửi yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn thì bạn cần hiểu rõ những việc mình cần phải làm. Khi giải quyết thủ tục tại tòa, người yêu cầu phân chia tài sản sau ly hôn sẽ là người phải đóng án phí. Nếu phân chia tài sản gắn với định giá tài sản thì bạn cần đóng thêm một khoản phí. Đó chính là phí định giá tài sản yêu cầu phân chia.

Lấy một ví dụ cụ thể, nếu căn nhà có giá trị 2 tỷ thì bạn sẽ phải nộp mức án phí gần 100 triệu đồng. Do đó, trước khi đưa ra yêu cầu phân chia tài sản thì bạn cần thực hiện những tác vụ sau:

  • Trích lục thông tin quyền sở hữu tài sản. Đây là tác vụ cần thiết để xác định tài sản này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Bạn chỉ yêu cầu Tòa án phân chia khi đó là tài sản chung của cả 2 vợ chồng. Đồng thời đây không phải là tài sản mà bạn quản lý.
  • Tìm hiểu xem đâu là phương pháp chia tài sản sau ly hôn có lợi cho bạn. Nếu như không thể phân chia được về mặt cơ học thì bạn nên lường trước tới những yếu tố người hiện đang quản lý tài sản cũng như vai trò của tài sản với thu nhập của những thành viên trong gia đình để đưa ra một yêu cầu hợp lý.

Điều kiện được yêu cầu chia tài sản chung khi ly hôn?

Yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn vào thời điểm nào là đúng theo quy định? Khi vợ chồng làm thủ tục ly hôn sẽ gắn liền với thỏa thuận phân chia tài sản chung. Đây là điều đương nhiên bởi sau khi Tòa giải quyết cho cả 2 ly hôn thì quyền tài sản, nhân thân của cả vợ và chồng đều độc lập.

Với trường hợp vẫn trong thời kỳ hôn nhân mà cả 2 thỏa thuận hay yêu cầu tòa quyết định chia tài sản chung thì cần thực hiện đúng nguyên tắc cũng như điều kiện được quy định tại Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014 + Nghị Định 126/2014 của Chính Phủ. Mục đích là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả 2 người đối với tài sản chung.

Hình thức chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân, người vợ và người chồng có quyền chia tài sản chung theo thỏa thuận. Trường hợp 2 người không thể thỏa thuận được thì được quyền yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn.

Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu này của vợ hoặc chồng theo đúng quy định của pháp luật. Hình thức của việc thỏa thuận này sẽ chính là văn bản. Văn bản này sẽ được công chứng theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu cụ thể của 2 người.

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận về mọi vấn đề. Nếu không đi tới thỏa thuận thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định áp dụng chế độ phân chia theo luật định hoặc thoả thuận. Nếu không có văn bản thỏa thuận hoặc văn bản bị tuyên bố vô hiệu thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có văn bản thỏa thuận không bị vô hiệu hóa thì các nội dung trong văn bản đó sẽ được áp dụng để chia tài sản của 2 người khi ly hôn. Những vấn đề không được thỏa thuận, không thỏa thuận rõ hoặc bị vô hiệu sẽ đáp dụng theo quy định.

  • Khi giải quyết vợ chồng ly hôn, nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về tài sản bị vô hiệu hóa thì tòa sẽ giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản sau ly hôn
  • Khi chia tài sản chung, tòa sẽ xác định người vợ, chồng có quyền lợi và nghĩa vụ về tài sản với bên thứ 3 hay không để đưa bên thứ 3 vào tham gia tố tụng. Nếu cả 2 vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ 3 mà người này không yêu cầu giải quyết thì Tòa sẽ hướng dẫn họ chi tiết để giải quyết bằng một vụ án khác.
  • Nếu chia tài sản sau ly hôn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật thì về nguyên tắc, cả 2 sẽ được chia đôi. Tuy nhiên việc phân chia này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để có thể xác định tỷ lệ tài sản mà 2 người được chia.
  • Giá trị tài sản chung, tài sản riêng của 2 người sẽ được xác định theo giá thị trường vào thời điểm vụ việc đang được giải quyết sơ thẩm.
  • Khi giải quyết chia tài sản sau ly hôn, để bảo vệ quyền lợi của người vợ, con chưa đủ 18 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự, không thể tự nuôi sống bản thân, không có khả năng lao động thì Tòa sẽ xem xét để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Trình tự thủ tục khởi kiện chia tài sản sau ly hôn

Chuẩn bị hồ sơ: Khi thực hiện yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn bạn cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ sau:

  1. Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung
  2. Tài liệu và chứng cứ đi kèm
  3. CMND, căn cước hoặc giấy tờ tùy thân khác
  4. Sổ hộ khẩu
  5. Quyết định của Tòa về việc đã ly hôn
  6. Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng và sở hữu tài sản chung

Sau khi nộp hồ sơ, Tòa án cấp huyện sẽ giải quyết khởi kiện yêu cầu. Thủ tục giải quyết phân chia tài sản chung sau khi ly hôn như sau:

  • Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Tòa án nhận đơn sẽ tiếp nhận đơn và thực hiện những thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án
  • Tòa án xét xử sơ thẩm giải quyết
  • Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có)

Như vậy, Luật Thiên Mã đã cung cấp thông tin cần thiết về yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn. Để được tư vấn chi tiết, độc giả hãy liên hệ với chúng tôi theo SĐT 0977 523 155 hoặc 0967 142 988.

Bạn đang xem bài viếtyêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn – Luật hôn nhân gia đình 2020tại chuyên mụcluật hôn nhân gi đình

The post Yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn – nguyên tắc chia theo bộ luật hôn nhân gia đình năm 2020? appeared first on Luật Thiên Mã.

Nguồn: https://bit.ly/2XttGdq

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét