Tiếp tục seri những loại hình doanh nghiệp 2019, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu công ty hợp danh là gì? Về cơ cấu, tổ chức của loại hình này như thế nào?
Trong xu thế phát triển và hội nhập thị trường kinh tế hiện nay, việc các cá nhân, tổ chức thành lập công ty theo mô hình doanh nghiệp để kinh doanh hết sức phổ biến. Các loại hình mà doanh nghiệp thường lựa chọn là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Bên cạnh đó mô hình công ty hợp danh chiếm một số lượng không nhỏ. Vậy mô hình công ty hợp danh là gì?
Thế nào là công ty hợp danh
Công ty hợp danh được quy định tại Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
“Điều 172. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”
Vậy về cơ bản, công ty hợp danh là một doanh nghiệp mà trong bộ phận nhân sự phải có ít nhất hai thành viên chủ sở hữu chung của công ty, hai thành viên đó cùng nhau hợp tác kinh doanh dưới một hình thức được gọi chung là thành viên hợp danh. Bên cạnh đó, các thành viên hợp danh có thể bao gồm thành viên góp vốn nhưng không cần sự tham gia và quản lý của công ty, cũng không cần quản lý các hoạt động kinh doanh nhân danh của công ty đó.
Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh
Thành viên hợp danh
- Những thành viên hợp danh của công ty đều có yêu cầu phải đạt từ hai cá nhân trở lên mới được chấp nhận.
- Theo pháp luật yêu cầu, thành viên của công ty hợp danh phải là cá nhân chứ không được là tổ chức, do các chế độ về lĩnh vực chịu trách nhiệm về quyền tài sản và nghĩa vụ của công ty hợp danh là do người quản lý đứng đầu chịu trách nhiệm khi có bất cứ phát sinh gì xảy ra.
- Công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty.
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Những thành viên hợp danh của công ty đều được trực tiếp tham gia vào việc quản lý công ty, có quyền đại diện cho công ty hợp danh thực hiện các hoạt động kinh doanh và các điều đó sẽ tạo được điều kiện có được sự chủ động trong hợp tác của công ty hợp danh.
Thành viên góp vốn
- Đối với thành viên góp vốn có chế độ không yêu cầu phải là một cá nhân như ở thành viên hợp danh.Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là tổ chức thì tổ chức này phải có tư cách pháp nhân.
- Thành viên góp vốn của công ty hợp danh chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp hoặc đã cam kết góp vào công ty.
- Thành viên góp vốn không được tham gia vào việc quản lý công ty hoặc hoặc các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty hợp danh
Mỗi loại hình sẽ có những hình thức góp vốn khác nhau. Bạn đã biết cách thức góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên chưa? Hãy tham khảo nhé.
Tư cách pháp lý
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác đồng thời tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Công ty hợp danh có sự độc lập giữa tài sản của công ty và tài sản các thành viên công ty. Các thành viên công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp sang công ty và tài sản hình thành trong quá trình công ty hoạt động là tài sản của công ty. Do đó có thể thấy công ty hợp danh đủ điều kiện trở thành pháp nhân. Vậy đối với loại hình công ty cổ phần thì sao? Tư cách pháp lý có gì khác?
Cách thức huy động vốn
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014 thì khả năng huy động vốn của công ty hợp danh còn nhiều hạn chế bởi công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (cổ phiếu và trái phiếu) để huy động vốn.
Vốn luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển của doanh nghiệp đối với tất cả các loại hình: công ty tnhh 1 thành viên, 2 thành viên, cổ phần, hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình sẽ đều có những ưu nhược điểm riêng của nó.
Ưu điểm và nhược điểm công ty hợp danh.
Ưu điểm
- Các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về phần vốn đã góp
- Tạo độ uy tín cao về chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh đối với công ty
- Hệ điều hành và bộ phận quản lý của các công ty hợp danh ở Việt Nam không quá phức tạp
Nhược điểm
- Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh nên mức độ gặp rủi ro rất cao
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác nếu không được sự nhất trí của các thành viên còn lại.
Trên đây là những kiến thức về loại hình doanh nghiệp hợp danh. Hi vọng rằng sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục update những thông tin hữu ích đến bạn về loại hình này. Xin cảm ơn.
The post Công Ty Hợp Danh Là Gì? Cơ Cấu Tổ Chức Và Các Huy Động Vốn appeared first on Luật Thiên Mã.
Nguồn: http://bit.ly/2YDacRu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét